đối với khu vực kinh tế tư nhân trong tương quan với kinh tế nhà nước và khu vực FDI
Dù đã trãi qua một thời gian rất dài để thay đổi nhận thức về KTTN trong mối quan hệ với các khu vực kinh tế khác nhưng hiện nay, các DN nhà nước vẫn là khu vực kinh tế vẫn còn được hưởng rất nhiều các ưu đãi trong kinh doanh Các ưu đãi này đã làm méo mó thị trường và đôi khi dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả Các ưu đãi cho DN nhà nước có thể kể đến là: ưu thế được cấp vốn từ ngân sách; được tạo điều kiện hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng; ưu thế trong tiếp cận đất đai, mặt bằng SXKD; các ưu đãi khác về thuế quan hay các DN nhà nước trong các lĩnh vực độc quyền không minh bạch trong cơ chế định giá đã tạo nên sự bất bình đẳng giữa DN khu vực tư nhân với DN nhà nước
Bên c ạnh đó, trong giai đoạ n h ội nh ậ p hi ệ n nay, các DN khu v ự c KTTN l ạ i chịu áp l ự c c ạ nh tranh r ấ t l ớn t ừ phía các DN nước ngoài Các DN khu v ự c KTTN trong nước ch ủ yế u ho ạt động trong thị trườ ng n ội địa, năng lự c c ạ nh tranh th ấ p, khả năng tiế p c ậ n các ngu ồn l ự c để hoạt động kinh doanh ch ủ yế u t ừ sự vận động chính bản thân DN, trong khi đó các DN nước ngoài luôn được m ời g ọi đầu tư và nhậ n được các ưu đãi đặ c bi ệt mà các ưu đãi thuế hay ưu đãi trong tiế p c ậ n các yế u tố đất đai, mặ t b ằ ng kinh doanh là r ấ t rõ ràng, điều đó làm tăng thêm các thuậ n l ợi cho DN nước ngoài nhưng lại tăng thêm khó khăn cho các DN khu vự c KTTN (Ban kinh tế Trung ương, 2017)
2 3 4 Các yếu tố liên quan đến nội lực và văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp
Các DN ở Việ t Nam h ầ u h ết có “quy mô nhỏ và v ừ a, ngu ồn l ự c tài chính, trình độ năng lự c c ạ nh tranh th ấp kém…chưa có tầ m nhìn, chi ến lược kinh doanh dài h ạ n; ý th ứ c t ự giác ch ấ p hành pháp lu ậ t c ủ a nhà nowsc còn h ạ n ch ế” (Ban kinh tế Trung ương, 2017, tr 258) Các doanh nhân chưa được đào tạo cơ bả n v ề sả n xu ấ t kinh doanh, còn thi ế u trách nhi ệ m v ới xã h ộ i; ho ạt động c ủa các hi ệ p h ội doanh nghiệp chưa hiệ u qu ả và h ầ u h ết các DN chưa tham gia vào hiệ p h ộ i DN – khoả ng 70% các DN (VCCI, 2018), điề u đó cũng là mộ t trong nh ữ ng yế u t ố ảnh hưởng đế n sự phát tri ể n c ủ a các DN khu v ực KTTN vùng ĐNB
2 3 5 Các yếu tố thuộc về môi trường đầu tư và kinh doanh
Trong những năm qua nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam đã phát huy tác dụng của nó, điều đó đã làm cho nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh và luôn ở mức cao KTTN là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự thành công đó, đã đóng góp chung vào sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên toàn quốc Báo cáo chỉ số cạnh tranh năng lực cấp tỉnh (PCI) qua các năm cho thấy sự tác động về tác động của môi trường kinh doanh đối với sự phát triển của KTTN Việc hiểu biết về MTKD là vấn đề thực sự cần thiết để qua đó thúc đẩy hơn nữa sự tăng trưởng và phát triển của KTTN
2 3 5 1 Khái quát chung về môi trường kinh doanh
Theo cách hiểu rộng nhất, MTKD là tập hợp những điều kiện bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đây cũng là quan điểm của Jauch và Glueck (1988), theo đó có những tầng mức MTKD khác nhau Tầng mức môi trường nội tại bao gồm một số yếu tố bên trong mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được như vốn, lao động, thông tin, ý tưởng, đất đai, thiết bị, và quyết định sản lượng Tầng mức môi trường bên ngoài liên quan đến các yếu tố ngành (điều kiện chung cho tất cả các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành), quốc gia (hệ thống các yếu tố rộng và bao quát những ngành hoạt động khác nhau của nền kinh tế như ngân hàng, giáo dục, thương mại, công nghiệp), khu vực và thế giới (các điều kiện ảnh hưởng đến quốc gia), địa phương (chính sách ưu đãi, chính sách phát triển của địa phương) Đây là tầng mức môi trường mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được mà chỉ có thể phản hồi hoặc tương tác lại Các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh những thành tố môi trường nội tại để nắm bắt những cơ hội cũng như để đối mặt với những thách thức từ môi trường bên ngoài
Phần lớn các nghiên cứu hiện tại định nghĩa MTKD chỉ bao gồm những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, Robin Wood (2000) cho rằng MTKD là một tập hợp các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ và được gọi là phân tích PEST (Political, Economic, Socio-cultural, Technology) hoặc STEP (Social, Technological,
Political, Economic) Những yếu tố này nằm ngoài tầm kiểm soát và có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động doanh nghiệp Mở rộng thêm khái niệm của Robin Wood (2000), một số tác giả khác phân chia thành tố môi trường theo các yếu tố xã hội, công nghệ, kinh tế, môi trường và chính trị (STEEP: Social, Technological, Economic, Environmental, Political) hoặc văn hóa-xã hội, chính trị - pháp luật, kinh tế, điều kiện tự nhiên và công nghệ (SPENT: Socio-cultural, Political-legal, Economic, Natural, Technological)
Thậm chí, một số nghiên cứu tại Việt Nam còn thu hẹp khái niệm MTKD hơn nữa khi cho rằng MTKD chủ yếu là các chính sách và quy định mà chính phủ áp dụng để điều tiết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kể cả những hoạt động sắp xếp về mặt tổ chức xung quanh doanh nghiệp
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về MTKD, những điểm chính của MTKD như thủ tục hành chính và quản lý, hoạt động và chi phí không chính thức, các chính sách hỗ trợ, can thiệp của Nhà nước, khả năng tiếp cận nguồn nhân lực, vẫn luôn là trung tâm của phần lớn những thảo luận và nghiên cứu về MTKD của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng Những điểm chính này đã bao hàm những tầng lớp môi trường chính có tác động đến hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi một quốc gia, cũng như có sự gắn bó mật thiết với thể chế cũng như pháp luật, quy định của Chính phủ đối với khu vực doanh nghiệp
2 3 5 2 Các chỉ số thành phần của môi trường kinh doanh ở Việt Nam
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (tên viết tắt tiếng Anh là PCI - Provincial Competitiveness Index) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam (VNCI) hợp tác xây dựng công bố đầu tiên vào năm 2005 và trở thành hoạt động thường niên từ đó đến nay
PCI là chỉ số nhằm đánh giá và xếp hạng MTKD và chính sách phát triển tư nhân của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước sau khi loại trừ những điều kiện khác biệt về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, quy mô thị trường Chỉ số PCI gồm 10 chỉ số thành phần, phản ánh các lĩnh vực điều hành kinh tế có tác động đến sự phát triển của khu vực KTTN Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có: (1) chi phí gia nhập thị trường thấp; (2) tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; (3)
MTKD minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; (4) chi phí không chính thức thấp; (5) thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; (6) môi trường cạnh tranh bình đẳng; (7) lãnh đạo tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; (8) dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; (9) chính sách đào tạo lao động tốt; và (10) thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả
Bằng việc điều tra, khảo sát trên số lượng lớn và mang tính đại diện các DNTN trên cả nước, PCI chính là công cụ góp phần phản ánh được tỉnh, thành nào có chất lượng điều hành tốt và được các doanh nghiệp hài lòng Qua đó giúp các tỉnh, thành nhận rõ những điểm mạnh, điểm yếu trong MTKD hiện tại cần phải khắc phục để trở nên cạnh tranh hơn so với các tỉnh, thành khác ở Việt Nam
PCI cũng là chỉ số cung cấp thông tin tham khảo cho các nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; cho chính quyền Trung ương trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách cũng như là công cụ tham khảo cho các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các nhà tài trợ Những năm vừa qua, PCI cũng đã nhận được sự ủng hộ và hợp tác chặt chẽ từ các cơ quan báo chí, truyền thông, các nhà nghiên cứu, là kinh nghiệm tốt được một số nước tham khảo Sử dụng dữ liệu ĐTDN là đánh giá và cảm nhận của doanh nghiệp đối với MTKD địa phương, kết hợp các dữ liệu tin cậy và có thể so sánh được thu thập từ các nguồn chính thức và các nguồn khác ở địa phương Chỉ số PCI xếp hạng năng lực cạnh tranh các tỉnh trên thang điểm 100 Chỉ số PCI là chỉ số tổng hợp bao gồm 10 chỉ số thành phần phản ánh những khía cạnh quan trọng khác nhau của MTKD cấp tỉnh, những khía cạnh này chịu tác động trực tiếp từ thái độ và hành động của cơ quan chính quyền địa phương
2 4 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tƣ nhân ở các quốc gia và bài học kinh nghiệm cho kinh tế tƣ nhân vùng Đông Nam Bộ
2 4 1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở các quốc gia
2 4 1 1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của Singapore
Là quốc gia trong khối ASEAN và là quốc gia đầu tiên của khối NICs (Newly Industrial Counntries), đảo quốc này được xem là điển hình cho các nước khác trong khu vực về phát triển kinh tế
Singapore đã thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu sau khi trở thành quốc gia tự trị vào năm 1959 Singapore một mặt thực thi chính sách phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, bảo hộ kinh tế trong nước, hạn chế nhập khẩu, mặt khác chú ý đến vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài và có nhiều chính sách kêu gọi tư bản nước ngoài đầu tư vào nước mình Singapore luôn chú trọng khu vực KTTN và xem đây là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sau thời gian gần 10 năm, khi thấy được những thành công của chiến lược này, Singapore đã thực hiện chiến lược mới, đó là chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu và tiếp tục các chính sách để khuyến khích tư nhân trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy xuất khẩu như:
- Miễn thuế 5 năm cho các doanh nghiệp kinh doanh ở những ngành mũi nhọn - Chính phủ hỗ trợ vốn cho các DNTN đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng yếu - Miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp khi có nhiều hàng xuất khẩu
- Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Singapore được chuyển lợi nhuận về nước không hạn chế số lượng và quy mô đầu tư của doanh nghiệp là không hạn chế
- Giảm 40% thuế lợi tức trong 10 năm cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất theo hướng hiện đại hóa
Theo mô hình của một số nước phát triển đi trước, Singapore cũng rất coi trọng phát triển hệ thống xúc tiến thương mại; cơ quan xúc tiến thương mại cung cấp thông tin cho doanh nghiệp với giá rẻ - nhằm giúp các doanh nghiệp có đủ thông tin để điều chỉnh và mở rộng sản xuất Các hiệp hội ngành nghề, Phòng thương mại và Công nghiệp người Hoa, Phòng thương mại và Công nghiệp người Malaysia đều tiến hành xúc tiến thương mại
Ngoài ra Singapore cũng chú trọng phát triển cơ sở dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của khu vực KTTN như: xây dựng và vận hành hệ thống Tradenet để làm thủ tục xuất-nhập khẩu hàng hóa vào năm 1989 Đây là hệ thống máy tính nối liền các cơ quan xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp có liên quan đến vấn đề kê khai xuất nhập khẩu hàng hóa mà không nhất thiết phải đến đăng ký trực tiếp, điều này tạo rất nhiều thuận lợi và tiết kiệm được thời gian cũng như giảm thiểu các chi
phí thủ tục về hành chính Mỗi năm, mạng Tradenet tiết kiệm cho Singapore
khoảng 1 tỷ USD Singapore chi phí thủ tục hành chính và các lợi ích khác khi tham gia vào mạng này
Về vấn đề quản lý nhà nước đối với khu vực KTTN, Singapore rất coi trọng việc quản lý chất lượng sản phẩm xuất-nhập khẩu thông qua việc bắt buộc thực hiện chế độ áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia và khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế Để hàng hóa xuất-nhập khẩu đảm bảo chất lượng, ngoài các cơ quan giám sát có thẩm quyền còn có nhiều công ty giám định chất lượng quốc tế
Để hỗ trợ cho KTTN phát triển, Chính phủ Singapore tiến hành xây dựng nhiều xí nghiệp Nhà nước và sẵn sàng chuyển sang khu vực KTTN khi có điều kiện bằng những chương trình TNH khu vực quốc doanh bằng cách rút khỏi những hoạt động kinh doanh ở những nơi không cần sự có mặt của kinh tế quốc doanh, tăng thêm phạm vi hoạt động của thị trường chứng khoán, phân phối lại các cổ phần mà Chính phủ nắm giữ, giảm bớt các ưu đãi cho DNNN so với DNTN
2 4 1 2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của Trung Quốc
Bước vào đột phá Trung Quốc hướng vào kinh doanh hộ gia đình quy mô nhỏ và đặc biệt trong nông nghiệp Tầm quan trọng của các hộ kinh doanh qui mô ngoài nông nghiệp cũng đã tăng lên rất đáng kể (Bảng 2 1)
Bảng 2 1: Sự phát triển khu vƣc tƣ nhân phi nông nghiệp Trung Quốc
Nguồn: Beijing Review, 27-2-1989 và Peoples Daily 11-3-1989
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu được thừa nhận thấy trong hình thức này là sửa chữa và bảo dưỡng, vận chuyển hành khách và hàng hóa, xây dựng, thương nghiệp bán lẻ, ăn uống, và các dịch vụ khác
Trung Quốc có rất nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, trước đây Trung Quốc đã xây dựng nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và sự kém phát triển, trì trệ là không tránh khỏi Sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, vai trò KTTN trong nền KTTT đã làm cho Trung Quốc “thay da đổi thịt” nền kinh tế Có thể nói
Năm 1981 (nghìn) 1988 (nghìn) 1988/1981 (%)
Số các xí nghiệp tư nhân 1829 14527 794
Số lao động trong xí nghiệp tư nhân
thay đổi quan trọng nhất trong nền kinh tế Trung Quốc những năm 90 là việc tư nhân hóa Theo thống kê, 80% doanh nghiệp do nhà nước sở hữu từ cấp huyện trở xuống đã được TNH Các chương trình tư nhân hóa đều do chính quyền địa phương khởi xướng với lý do quan trọng nhất là số nợ của khu vực nhà nước đang dần lớn lên
Năm 1995, chính quyền Trung ương sau nhiều lần khảo sát điều tra đã đưa ra chính sách “nắm lớn, thả nhỏ” theo đó nhà nước chỉ chú trọng vào từ 500-1000 doanh nghiệp lớn và cho thuê hoặc bán các doanh nghiệp nhỏ hơn Đến năm 1997, 500 DNNN lớn nhất đã nắm giữ 37% tổng số của các doanh nghiệp công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, nộp 46% tổng số thuế các DNNN phải nộp và chiếm 63% tổng số lợi nhuận trong khu vực nhà nước Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ hơn do các chính quyền địa phương nắm giữ lại rất thấp Năm 1995, chỉ có 24,3% DNTN là đội mũ đỏ trong khi có tới 72,5% doanh nghiệp địa phương đội mũ đỏ
Từ chính sách “thả nhỏ” đã xuất hiện thuật ngữ “thay đổi sở hữu” Kể từ năm 1994, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến trên toàn đất nước Nội dung của “thay đổi sở hữu” bao hàm cả khoán và cho thuê, hai biện pháp được sử dụng trước đây và các biện pháp như bán, chuyển thành công ty do người lao động nắm giữ hay chuyển thành hợp tác xã Chính sách này đã có tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp đội mũ đỏ