Chính sách thu hút vốn FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH hà NAM (Trang 38 - 42)

6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2.2. Chính sách thu hút vốn FDI vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Tỉnh Hà Nam cam kết thực hiện đầy đủ những chính sách, chế độ ưu đãi chung của Nhà nước đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Hà Nam nói chung, các KCN của Hà Nam nói riêng. UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi

đầu tư vào tỉnh và bổ sung, điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế, thực trạng:

a) Chính sách đảm bảo đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Căn cứ theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 15/09/1996, tỉnh Hà Nam đã ban hành quyết định số 27/2020/QĐ-UBND ngày 18/12/2020 về việc ban hành quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp với các dự án có vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Quyết định này đã nêu cụ thể hóa trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tỉnh đối với việc thực hiện đảm bảo các dự án có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức cá nhân tài trợ hoặc đầu tư vào tỉnh. Đồng thời quản lý có hiệu quả các nguồn vốn tài trợ và đầu tư, giữ vững được an ninh chính trị và mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước theo quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Những quy định về đảm bảo đầu tư của Việt Nam cũng như của tỉnh Hà Nam nói chung vẫn được giữ vững và phát triển cho tới nay, chính điều này đã đem lại cho các nhà ĐTNN sự yên tâm, tin tưởng vào việc quyền lợi của mình được bào vệ khi đầu tư vào Việt Nam nói chung hay đặc biệt tỉnh Hà Nam nói riêng.

b) Chính sách quy hoạch và xúc tiến đầu tư.

Hà Nam xác định cụ thể những nhóm ngành công nghiệp ưu tiên thu hút cho từng khu vực và từng KCN để thuận tiện và kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh mỗi KCN Hà Nam cũng quy hoạch các khu tái định cư, nhà ở tập thể đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho người dân địa phương, người lao động sống là làm việc trong tỉnh (đặc biệt là cho người lao động nước ngoài). Song song với việc hoàn thiện công tác quy hoạch các KCN, tỉnh rất chú trọng công tác xúc tiến đầu tư. Để tăng sức cạnh tranh, sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh đã chủ động thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư. Thuờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư và tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tư ở các địa phương trong nước (như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh), các đoàn xúc tiến đầu tư ở nước ngoài (như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc...) Hà Nam còn phối hợp với nhiều tổ chức nước ngoài tổ chức các cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư cả trong và ngoài nước: JICA (Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản – The Japan International Cooperation Agency), JETRO (Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản – Japan External Trade Oganization) ...

c) Các chính sách ưu đãi tài chính

Ngoài thực hiện các ưu đãi thuế theo chính sách ưu đãi tài chính do Nhà nước ban hành, tỉnh Hà Nam còn có những ưu đãi riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài như sau:

- Mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm áp dụng đối với: Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: Công nghệ cao; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Đầu tƣ phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Sản xuất sản phẩm phần mềm.

- Mức thuế suất ưu đãi có thể kéo dài nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm đối với: Các dự án ĐTNN Công nghệ cao; Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư.

- Mức thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với: Phần thu nhập của doanh nghiệp ĐTNN hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường (gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa do Thủ tướng Chính phủ quy định).

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với: Doanh nghiệp ĐTNN thành lập mới từ dự án đầu tư tại KCN; Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc danh mục, ngành nghề Công nghệ cao, Sản xuất sản phẩm phần mềm, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;

- Đuợc miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong thời gian 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất. Được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để thực hiện dự án BOT, BTO, BT; giống cây trồng, vật nuôi. Được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, bộ phận rời, phụ tùng và vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp danh bán sản phẩm của mình sản xuất ra cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu tương ứng với số sản phẩm này. Thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh không phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với: Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cung cấp cho các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu.

d) Chính sách cải thiện môi trường đầu tư:

- Chính sách cải cách hành chính trong thẩm định và cấp giấy phép đầu tư. Thực hiện chính sách “một cửa” trong việc thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư. Thực hiện giảm dần thời gian thẩm định và cấp giấy phép.

- Chính sách phòng chống tham nhũng

Để làm minh bạch và trong sạch môi trường đầu tư, gần đây tỉnh Phú Thọ đã đưa ra các quy định và biện pháp để từng bước loại trừ tình trạng tham nhũng như: thành lập ban chỉ đạo chống tham nhũng, quy định các Sở, Ban ngành phải có báo cáo định kỳ về việc điều tra phát hiện và xử lý tham nhũng tại cơ quan đó, công khai các thông tin tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

e) Chính sách về cơ cấu đầu tư. - Mở rộng lĩnh vực đầu tư.

Các lĩnh vực đầu tư được khuyến khích đầu tư vào các KCN tại Hà Nam gồm: Sản xuất hàng xuất khẩu; công nghiệp chế biến, gia công phần mềm, các dự án sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, đầu tư nghiên cứu phát triển; Sử dụng nhiều lao động và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; Xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng. Những lĩnh vực đầu tư có điều kiện kèm theo bao gồm: các ngành nghề liên quan đến an ninh quốc phòng, trật tự xã hội; tài chính ngân hàng, bảo hiểm; ngành nghề ảnh hưởng đến sức khỏe người dân; Văn hóa thông tin báo chí xuất bản; Dịch vụ giải trí… Đồng thời xây dựng danh mục các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, khuyến khích đầu tư và đầu tư có điều kiện vào KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Bên cạnh đó, danh mục này cũng được bổ sung, mở rộng dần đối với các ngành bị hạn chế đầu tư từng năm. Theo cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, lộ trình mở cửa nhiều ngành trước đây bị hạn chế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thực hiện dần.

- Đa dạng hóa các chủ đầu tư:

Với chính sách khuyến khích tất cả các nhà đầu tư từ tất cả các quốc gia và khu vực trên thế giới đầu tư vào các KCN Hà Nam.

f) Chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư.

Nhà đầu tư được quyền lựa chọn địa điểm, diện tích đất phù hợp với quy mô dự án và quy hoạch được duyệt; được quyền lựa chọn hình thức xin giao đất có thu tiền sử dụng hoặc thuê đất theo quy định hiện hành.

Được miễn toàn bộ tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được phê duyệt (tối đa không quá 3 năm). Được miễn tiền thuê đất (sau thời gian xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động sản xuất) từ 3 đến 15 năm (tùy theo loại dự án và địa bàn

đầu tư). Được giảm tiền thuê sử dụng đất từ 20% đến 50% tùy theo loại dự án và địa bàn đầu tư. UBND tỉnh bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án tỉnh khuyến khích thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Chủ dự án ứng trước tiền để bồi thường, giải phóng mặt bằng và được khấu trừ vào tiền thuê đất hoặc tiền sử dụng đất phải nộp.

Ngoài ra, quy hoạch mở rộng các KCN thì việc đền bù và hỗ trợ tái định cư cho

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI vào KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH hà NAM (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w