Các yếu tố chủquan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 42 - 45)

1.4.2.1. Sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và vai trò của người đứng đầu

Vai trò của cấp ủy, chính quyền và ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng, hiệu quả công tác QLNN về TĐKT. Thực tế cho thấy, thủ trƣởng nào thì phong trào ấy, có nghĩa là là nếu ngƣời đứng đầu đơn vị cùng với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể quan tâm đến các PTTĐ, thƣờng xuyên có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời thì các PTTĐ của đơn vị sẽ phát triển mạnh mẽ và thu đƣợc kết quả tích cực và ngƣợc lại.

Từ nhận thức của ngƣời đứng đầu, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền mọi ngƣời thấy đƣợc vai trò, vị trí tầm quan trọng của công tác TĐKT đối việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đơn vị cũng nhƣ của ngành, làm cho thi đua trở thành ý thức tự giác của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi ngƣời, mỗi đơn vị và cá nhân.

Thi đua là hoạt động có tổ chức, cần có sự quản lý tốt mới đạt hiệu quả do vậy trong công tác thi đua, khen thƣởng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất và sự phối hợp thƣờng xuyên giữa cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tổ chức thực hiện công tác TĐKT tại địa phƣơng, đơn vị.

Thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh trong suốt chặng đƣờng đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng nhƣ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam và Bác Hồ đã vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin về thi đua trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nƣớc ta, nâng công tác thi đua trở thành một nghệ thuật, thi đua gắn liền với chủ nghĩa yêu nƣớc, thi đua yêu nƣớc là một đặc sắc của Việt Nam. Chính điều đó đã có tác động to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ.

1.4.2.2. Cơ chế, chính sách của chính quyền địa phương

Ngoài việc đƣợc tôn vinh khen thƣởng bằng hiện vật và tiền thƣởng thì các chính sách kèm theo nhƣ xem xét bổ nhiệm, cử đi đào tạo, nâng bậc lƣơng trƣớc thời hạn, ... sẽ là đòn bẩy thúc đẩy các PTTĐ, tạo động lực mạnh mẽ để ngƣời lao động hăng hái thi đua lao động, sản xuất, công tác và học tập.

Ngƣợc lại, nếu chính quyền địa phƣơng không quan tâm đến việc xây dựng cơ chế, chính sách trong TĐKT thì không tạo đƣợc bƣớc đột phá trong công tác này.

1.4.2.3. Tổ chức bộ máy và trình độ của cán bộ làm công tácTĐKT:

Bộ máy và trình độ của cán bộ làm công tác TĐKT có tác động không nhỏ tới hiệu quả QLNN về TĐKT. Bộ máy làm công tác TĐKTđƣợc tổ chức tinh gọn với trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ phụ trách công tác TĐKT cao là yếu tố để thúc đẩy hoạt động QLNNvề TĐKT. và ngƣợc lại sẽ là yếu tố kìm hãm hoạt động QLNNvề TĐKT.

Tiểu kết chƣơng 1

Chƣơng 1 của luận văn đã phân tích những vấn đề chung nhất về TĐKT và QLNN về TĐKT. Có thể nói rằng TĐKT ngày càng có vai trò và tác dụng to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc. Là công cụ quan trọng trong QLNN. Đồng thời, QLNN về công tác TĐKT phải dựa trên quan điểm của Đảng, tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phải phù hợp với yêu cầu của thời kỳ đổi mới, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền của dân, do dân, vì dân, phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong thời gian tới, trƣớc yêu cầu, nhiệm vụ mới của đất nƣớc, trƣớc yêu cầu của hội nhập ngày càng sâu rộng trong khu vực và thế giới và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo ra cả cơ hội và thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.

Thấm nhuần tƣ tƣởng thi đua yêu nƣớc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện lời dạy của Ngƣời: “Càng khó khăn càng phải thi đua”, “Thi đua, khen thƣởng là động lực phát triển và biện pháp quan trọng để xây dựng con ngƣời mới, thi đua yêu nƣớc phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục hàng ngày”, từ đó đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới các phong trào thi đua yêu nƣớc và công tác TĐKT, tạo sự đồng bộ, nhịp nhàng trong việc tổ chức thực hiện để thi đua thật sự trở thành động lực to lớn của toàn dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã đề ra.

Các nội dung QLNN về TĐKT có quan hệ chặt chẽ với nhau và cần phải tiến hành đồng thời để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.

Tổ chức bộ máy làm công tác TĐKT cần phải đồng bộ từ trung ƣơng tới địa phƣơng để đảm bảo thực hiện tốt chức năng tham mƣu giúp cho QLNN về công tác TĐKT ngày càng đạt hiệu quả cao hơn nữa.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THI ĐUA,KHEN THƢỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

2.1. Tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thƣởng của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2015 - 2018

Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc vùng Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía nam, có diện tích khoảng 4.041,25 km2, có 09 đơn vị hành chính gồm: 08 huyện, 01 thành phố trực thuộc tỉnh; 95 xã, phƣờng, thị trấn với đƣờng biên giới dài 240 km và giáp với Vƣơng quốc Campuchia.

Với điều kiện tự nhiên về địa hình, đất đai khí hậu, sông ngòi và các nguồn tài nguyên khác của tỉnh, Tây Ninh có một tiềm năng to lớn về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Cũng nhƣ thấm nhuần lời dạy của Ngƣời, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh tây Ninh đã đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp để vƣợt qua khó khăn, giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng nhƣ trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc góp phần đƣa quê hƣơng Tây Ninh đƣợc mệnh danh Trung dũng, kiên cƣờng trong thời kỳ đấu tranh giữa nƣớc đồng thời ngày càng vững bƣớc trên con đƣờng hội nhập và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)