Phƣơng hƣớng nâng cao hiệuquả quản lý nhà nƣớc vềthi đua, khenthƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 81 - 111)

Đại hội thi đua yêu nƣớc toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh trong thời gian tới, PTTĐYNcần tiếp tục quán triệt sâu sắc tƣ tƣởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời tiếp tục đổi mới công tác TĐKT, đƣa công tác thi đua gắn với công việc hằng ngày. Các cấp ủy, tổchức đảng, ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vịcần tăng cƣờng chỉđạo, tổchức PTTĐ bảo đảm thiết thực, hƣớng công tác thi đua vào nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, lấy kết quả công tác thi đua là một tiêu chí để đánh giá cán bộlãnh đạo, quản lý. Mỗi cán bộ, đảng viên phát huy tốt vai trò tiền phong gƣơng mẫu, thực sự là hạt nhân trong các phong trào thi đua. Tổ chức các PTTĐ cần có mục tiêu thiết thực, cụthể gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phƣơng, đơnvị.

Quán triệt tinh thần Đại hội thi đua yêu nƣớc toàn quốc lần thứ IX toàn đảng, toàn quân, toàn dân tỉnh Tây Ninh tích cực hƣởng ứng PTTĐYN, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ X đề ra cho giai đoạn 2015-2020 với mục tiêu và phƣơng hƣớng tổng quát là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, hiệu lực QLNN, chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện có hiệu quả các khâu đột phá chiến lƣợc, cơ cấu lại nền kinh tế và cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực, phấn đấu tăng trƣởng cao hơn 5 năm trƣớc. Phát triển thƣơng mại - dịch vụ và du lịch tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế, đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Tập trung đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông phục vụ tốt nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá địa phƣơng. Tạo bƣớc chuyển mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi nhanh bộ

mặt nông thôn; thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng môi trƣờng văn hóa - xã hội lành mạnh, văn minh; bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tăng cƣờng quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Quan tâm xây dựng nền tảng để sớm đƣa tỉnh nhà cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp”. Để đạt đƣợc các mục tiêu trên cần xác định đúng phƣơng hƣớng công tác TĐKT trên địa bàn tỉnh trong những năm tới.

3.1.1.Tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng

Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng trong Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị “Về việc tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thƣởng” và các văn bản chỉ đạo của Trung ƣơng.

Đồng thời làm rõ và quán triệt vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác TĐKT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn đổi mới toàn diện đất nƣớc, xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN, hội nhập kinh tế quốc tế.

Sự chuyển đổi nền kinh tế đặt đất nƣớc ta trƣớc những thời cơ và thách thức vô cùng to lớn do vậy công tác TĐKT có vị trí hết sức quan trọng.

Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và QLNN đối với công tác TĐKT. Đây là một lĩnh vực hoạt động quan trọng trong đời sống xã hội của đông đảo quần chúng nhân dân, của các tổ chức trong hệ thống Chính trị, do vậy nhà nƣớc phải quản lý và Đảng phải lãnh đạo.

Đổi mới cả về nội dung nội dung và hình thức thể hiện. Trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nƣớc hiện nay vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vì mục tiêu “ Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” chúng ta không thể không đổi mới, không thể giữ mãi nội dung, hình thức và phƣơng pháp tiến hành TĐKT của giai đoạn cách mạng trƣớc. Thực tế hiện nay đã và đang đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức; phải có quy trình phát hiện, xem xét, lựa chọn, tặng thƣởng các danh hiệu thi đua và hình thức khen

thƣởng và cả những vẫn đề có liên quan đến việc khen thƣởng một cách khách quan và khoa học.

Tiếp tục kiện toàn và đổi mới công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan tham mƣu làm công tác TĐKT, cụ thể là Ban TĐKT Trung ƣơng, cấp tỉnh. Đây là cơ quan trực tiếp giúp Đảng và Nhà nƣớc quản lý TĐKT do vậy đổi mới tổ chức, cán bộ và hoạt động của cơ quan này có ý nghĩa rất lớn đối với đổi mới QLNN về công tác TĐKT, đổi mới theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả để công tác TĐKT thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.2. Quán triệt và triển khai Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật

Luật Thi đua, khen thƣởng và các văn bản hƣớng dẫn thi hành luật là các văn bản rất quan trọng thể hiện quan điểm của Đảng về công tác TĐKT và phản ánh yêu cầu của cuộc sống, của nhân dân, thi đú góp phần xây dựng đất nƣớc. Để nâng cao chất lƣợng công tác TĐKT thì phải quán triệt và thực hiện có hiệu quả Luật và các văn bản hƣớng dẫn Luật. Chính các văn bản này tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để tiến hành công tác TĐKT trong cơ chế thị trƣờng với nhiều cơ hội cũng không ít thách thức, đồng thời cũng là cơ sở để nhà nƣớc tiến hành quản lý công tác TĐKT.

Đối với Luật Thi đua, khen thƣởngchúng ta cần tập trung quán triệt sâu rộng hơn nữa trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội, nhất là đối với cơ quan, cán bộ làm công tác QLNN về TĐKT, việc quán triệt nắm vững Luật để triển khai chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao có ý nghĩa quan trọng. Chính phủ đã ban hành văn bản mới nhất hƣớng dẫn thực hiện Luật TĐKT là Nghị định số số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thƣởng và Thông tƣ số 08/2017/TT-BNV ngày 27 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thƣởng nên việc quán triệt và triển khai các văn bản nêu trên cần đƣợc tiến hành kịp thời và đầy đủ.

Trên cơ sở quán triệt và triển khai của các tổ chức trong hệ thống chính trị, của các Bộ ngành, đoàn thể Trung ƣơng, các địa phƣơng cần tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về TĐKT, bảo đảm đồng bộ, thống nhất. Trƣớc mắt, tập trung sửa đổi Luật Thi đua, khen thƣởng cho phù hợp với tình hình thực tế và tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nƣớc, trong quá trình triển khai Luật cần tăng cƣờng công tác tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, phát hiện những điểm cần bổ sung để đề nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi để phù hợp với sự phát triển thực tế của đời sống xã hội thì Luật Thi đua, khen thƣởng mới trở thành hiện thực trong cuộc sống.

3.1.3. Tăng cường quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, để công tác này thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Để nâng cao đƣợc chất lƣợng, hiệu quả công tác TĐKT thì quá trình đổi mới QLNN đối với công tác này cần quán triệt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, công tác TĐKT phải bám sát nhiệm vụ chính trị và nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đất nƣớc, của ngành, địa phƣơng, cơ quan đơn vị; xây dựng kế hoạch và có biện pháp cụ thể để tạo bƣớc chuyển biến mạnh mẽ về chất trong công tác TĐKT. Phong trào thi đua phải thực sự thiết thực, đem lại lợi ích thiết thân, cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị; khơi dậy tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm, tính tích cực chính trị - xã hội của nhân dân, của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, tạo động lực tinh thần, vật chất mới cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngƣời ngƣời thi đua, ngành ngành thi đua, phấn đấu trở thành ý chí, quyết tâm, tình cảm và hành động của tất cả mọi ngƣời.

Thứ hai, phải tập trung vào việc đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động TĐKT. Nội dung thi đua cần thiết thực, tập trung vào việc hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch đƣợc giao, đồng thời phát hiện, giải quyết những vấn đề mới phát sinh từ cơ sở, từ PTTĐ. Hình thức thi đua phải đa dạng, hình thức khen thƣởng phải phong phú và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng ngành, từng địa phƣơng, đơnvị;

Thứ ba, TĐKT phải là công việc của bản thân mỗi ngƣời, mỗi cơ quan đơn vị, ngành và địa phƣơng do vậy đổi mới QLNN về TĐKT để thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng nhiều, làm sao khơi dậy đƣợc tính tự giác, hào hứng tham gia để thi đua thật sự trở thành phong trào sâu rộng của quầnchúng.

Thứ tư, tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác TĐKT, coi đây là giải pháp quan trọng cho việc đổi mới QLNN về TĐKT. Công tác thi đua, khen thƣởng bắt nguồn từ đặc điểm của hệ thống chính trịở nƣớc ta là Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ. Có sự lãnh đạo của Đảng sự thì nghiệp đổi mới đất nƣớc nói chung, đổi mới trên các lĩnh vực nói riêng mới đạt kết quả và thành công đƣợc.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về thi đua, khen thƣởng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong xây dựng và thực hiện các văn bản pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng

Đây là giải pháp đầu tiên và rất quan trọng cho việc đổi mới quản lý nhà nƣớc về TĐKT, nó bắt nguồn từ cơ chế hệ thống chính trị ở nƣớc ta là: Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ. Có sự lãnh đạo của Đảng sự nghiệp đổi mới của nƣớc ta trên tất cả các lĩnh vực nói chung, đổi mới về công tác TĐKT nói riêng mới đạt kết quả và thành công đƣợc.

Công tác TĐKT cần đƣợc tăng cƣờng hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp bao gồm một số nội dung chính sau đây:

Phải coi Công tác TĐKT là nội dung lãnh đạo của cấp uỷ Đảng các cấp từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở.

Các cấp uỷ Đảng cần quán triệt các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng về TĐKT trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng để vận dụng một cách cụ thể, sáng tạo vào ngành, địa phƣơng, đơn vị mình. Từ đó có sự lãnh chỉ đạo kịp thời, đúng hƣớng.

Phải bố trí, phân công cán bộ chủ chốt, lãnh đạo cơ quan, đơn vị làm công tác QLNN về TĐKT để có năng lực lãnh đạo, điều hành công việc. Thực tế đã cho thấy, nƣớc ta ở những năm đầu của sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng, công tác TĐKT thiếu sự quan tâm của Đảng dẫn đến công tác QLNN về TĐKT bị buông lỏng và việc thực hiện công tác này đã có nhiều lúng túng, tùy tiện.

Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị đã nêu: TĐKT phát triển chƣa đồng đều, liên tục, nhiều nơi còn mang nặng tính hình thức, chƣa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị. Nhiều nơi việc khenthƣởng còn thiếu chính xác, chƣa kịp thời; khen thƣởng cho ngƣời lao động trực tiếp sản xuất, nông dân, công nhân còn ít. Việc phát hiện, bồi dƣỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến hiệu quả chƣa cao; biện pháp tuyên truyền thiếu đồng bộ... làm hạn chế động lực phấn đấu của tập thể và cá nhân.

Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế, yếu kém là: Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền ở một số bộ, ngành, địa phƣơng, cơ quan, đơn vị, nhất là ngƣời đứng đầu còn chƣa đầy đủ, toàn diện.

Nhiều nơi, bộ máy làm công tác PTTĐ chƣa ổn định, thống nhất; năng lực tham mƣu của cán bộ, công chức làm công tác này còn hạn chế.

Ðể đổi mới công tác TĐKT tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện PTT ĐYN và công tác khen thƣởng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và chủ động hội nhập quốc tế, cần tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, với những nội dung sau:

Thứ nhất, các cấp ủy, tổ chức đảng cần có kế hoạch cụ thể để tiếp tục tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu sắc, đầy đủ đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nƣớc; chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về thi đua, khen thƣởng. Đồng thời coi trọng việc phát hiện, xây dựng điển hình, có nhiều hình thức biểu dƣơng, tôn vinh các điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sức lan tỏa rộng khắp trong toàn xã hội, lấy kết quả học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những tiêu chuẩn đánh giá bình xét TĐKT hàng năm.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về TĐKT. Đặc biệt tuyên truyền tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc; các chỉ thị của Đảng về thi đua, khen thƣởng. Trong đó tập trung tuyên truyền Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới công tác TĐKT cùng các văn bản pháp luật về TĐKT gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay"; những nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thƣởng năm 2013 và Nghị định 65/2014/ NĐ-CP ngày 01/7/2004 và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện, nhằm đƣa Luật Thi đua, khen thƣởng năm 2013 từng bƣớc đi vào cuộc sống.

Thứ ba, đổi mới nội dung, hình thức, phƣơng pháp tổ chức các PTTĐYN theo hƣớng:

Tập trung về cơ sở, bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tổ chức phát động với các hình thức thi đua phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, có tiêu chí cụ thể, nội dung thiết thực, triển khai có hiệu quả, chống hình thức.

Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dƣơng, tôn vinh, khen thƣởng kịp thời.

Việc phát hiện, bồi dƣỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến phải đƣợc coi là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới phƣơng pháp tổ chức chỉ đạo các PTTĐ, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở cả bốn khâu: phát hiện, bồi dƣỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.

Quan tâm tạo điều kiện để các điển hình tiên tiến đƣợc tuyên truyền nêu gƣơng, tạo sự lan tỏa trong cơ quan, đơn vị, bộ, ngành, địa phƣơng.

Thứ tư, đổi mới công tác khen thƣởng bảo đảm chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch; coi trọng việc phát hiện, lựa chọn các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc để khen thƣởng. Chú trọng khen thƣởng tập thể nhỏ, công nhân, nông dân, đoàn viên, hội viên, ngƣời lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh, cánbộ,

chiến sĩ các lực lƣợng vũ trang, dân quân, tự vệ, công an xã, bảo vệ dân phố, dân phòng, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Quan tâm khen thƣởng cơ sở, vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số. Tập trung giải quyết dứt điểm việc khen thƣởng thành tích trong các cuộc kháng chiến và thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tƣợng có công lao, thành tích, cống hiến trong các cuộc kháng chiến của dân tộc. Chủ động xem xét, khen thƣởng cho tập thể, cá nhân ngƣời nƣớc ngoài có đóng góp lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh-quốc phòng của Việt Nam, có nhiều thành tích trong việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nƣớc, các tổ chức quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 81 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)