Thực trạng công tác tạo động lực làm việc thông qua phong cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện quốc oai thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo thích hợp có tác dụng khơi gợi, truyền cảm hứng cho người lao động được phát huy những tiềm năng của bản thân, dẫn dắt hoạt động của cấp dưới và tổ chức phát triển đây chính là một động lực làm việc to lớn để người lao đông phấn đấu, phát huy. Phong cách lãnh đạo của của cán bộ, lãnh đạo ở cấp xã là mẫu hành vi mà người lãnh đạo lựa chọn nhằm tác động và ảnh hưởng có hiệu quả đến cấp dưới và quần chúng nhân dân tại cơ sở. Nó được biểu hiện qua tác phong làm việc dân chủ, khoa học, hiệu quả và thiết thực, đi dâu đi sát quần chúng tôn trọng và lắng nghe quần chúng, khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị, năng động và sáng tạo, gương mẫu và tiên phong.

Nhận thấy tầm quan trọng đến của vai trò người lãnh đạo có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển cơ quan, tổ chức và địa bàn quản lý nhất là tới tâm ly động lực làm việc của nhân viên, đặc biệt là phong cách lãnh đạo mà trong những năm gần đây huyện Quốc Oai rất chú trọng đến công tác nâng cao năng lực lãnh đạo, phong cách điều hành của lãnh đạo cấp xã và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cán bộ nói chung như thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về năng lực, chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo, điều hành cho cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở… trong đó chú trọng đến quá trình tự rèn luyện phong cách lãnh đạo cảu từng cán bộ lãnh đạo và bước đầu cũng đã có những sự chuyển biến tích cực.

Để đánh giá về phong cách lãnh đạo của người thủ trưởng cơ quan với từng nhân viên thì trước hết, cần khảo sát về mối quan hệ mà người lãnh đạo tạo dựng trong cơ quan. Tác giả đã tiến hành khảo sát đối với công chức cấp xã về mối quan hệ lãnh đạo với công chức như sau:

Đánh giá mối quan hệ giữa lãnh đạo với công chức cấp

5.9%

30.2%

Quan tâm, thân thiện Bình thường, xã giao

63.9% Ít quan tâm

Biểu đồ 2.13. Mối quan hệ giữa lãnh đạo với công chức cấp xã

(Nguồn tác giả khảo sát, điều tra tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội)

Sự quan tâm, thân thiện của lãnh đạo đối với cấp dưới sẽ làm tặng sự tin cậy, hiểu biết đối với cấp trên và cấp dưới từ đó sẽ có một môi trường đoàn kết, thân thiện trong cơ quan. Qua khảo sát có tới 63,9% công chức cảm thấy mối quan hệ giữa lãnh đạo với công chức cấp xã hiện nay là quan tâm, thân thiện, cũng xuất phát từ mối quan hệ lâu năm “làng xóm” họ, hàng nên có sự hiểu biết từ trước, đây chỉ dấu quan trọng để có đưa ra một phong cách lãnh đạo phù hợp. 30,2% công chức cấp xã cảm thấy mối quan hệ này là ở mức bình thường, xã giao. Chỉ có 5,9% công chức cấp xã cảm thấy lãnh đạo ít quan tâm đến cấp dưới. Sự quan tâm, thân thiết giữa mối quan hệ của lãnh

mối quan hệ bắt quan tâm, thân thiết bắt nguồn từ mối quan hệ làng xóm, họ hàng cũng là một trở ngại để hoàn thành công việc được hiệu quả, công tâm.

Để đánh giá về công tác tạo động lực thông qua phong cách lãnh đạo, tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra và kết quả như sau:

Mức độ hài lòng về tạo động lực thông qua phong cách lãnh đạo 7% 10.3% Rất hài lòng 14.8% Hài lòng 17.5% Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng 50.4%

Biểu đồ 2.14. Mức độ hài lòng về công tác tạo động lực thông qua phong cách lãnh đạo tại cấp xã huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội

(Nguồn tác giả điều tra tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội)

Qua biểu đồ trên ta thấy, khi được khảo sát, điều tra về công tác tạo động lực thông qua phong cách lãnh đạo của người đứng đầu của cơ quan tại các UBND cấp xã thì có 10,3% công chức rất hài lòng và 17,5% công chức hài lòng với công tác tạo động lực thông qua phong cách lãnh đạo. Các công chức cấp xã cảm thấy thời gian qua sự lãnh đạo, điều hành của lãnh đạo cơ quan mình đã rất dân chủ, khoa học, công tâm và đã là nguồn cổ vũ tinh thần lớn lao cho họ nỗ lực làm việc. Tuy nhiên, chiếm tỷ lệ đông nhất là số công chức cấp xã khi được hỏi đưa ra quan điểm là bình thường về công tác tạo động lực thông qua phong cách lãnh đạo chiếm 50,4 %. Họ cho rằng chưa có sự chuyển biến sâu sắc để khích lệ họ làm việc và các công chức mong muốn

cần có những chính sách hiệu quả hơn để phong cách lãnh đạo là nguồn động lực các công chức làm việc. Đáng lưu ý là số công chức không hài lòng chiếm 17,5% và thập chí rất không hài lòng chiếm 7% khi được hỏi về mức độ hài lòng về công tác tạo động lực thông qua phong cách lãnh đạo. Các công chức cấp xã muốn cần có sự thay đổi trong phong cách lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan hiện nay để các công chức nỗ lực, phấn đấu công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã, huyện quốc oai thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)