Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về bồi thƣờng cho ngƣời sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bồi thường cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tại tỉnh bình phước (Trang 73 - 78)

đất khi Nhà nƣớc thu hồi đất tại tỉnh Bình Phƣớc

Thu hồi đất là điều cần thiết để đảm bảo cho đất đai sử dụng có hiệu quả trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đảm bảo cho các mục tiêu quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế -xã hội. Tuy nhiên, thu hồi đất đảm bảo lợi ích của các bên trong thu hồi đất là điều quan trọng, trong đó việc bồi thường cho người sử dụng đất là một trong những vấn đề nóng hiện nay bởi đây là chủ thể chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong thu hồi đất. Do đó, việc hoàn thiện về vấn đề thực hiện pháp luật về bồi thường cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi là vấn đề cần thiết và định hướng hoàn thiện pháp luật xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật hiện hành của Nhà nước cũng như cơ sở thực tiễn trong thực hiện pháp luật về bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi hiện nay, cụ thể:

Định hướng hoàn thiện trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng

Trong quan điểm chỉ đạo về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong nghị quyết số 19-NQ/TW hội nghị lần thứ sáu của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI việc định hướng hoàn thiện quyền của người sử dụng đất bị thu hồi cần tiếp tục đổi mới theo hướng:

Về đổi mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hằng năm đã được xét duyệt. Quy định rõ ràng và cụ thể hơn các trường hợp Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội. Đối với các dự án sản

xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng được chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với nhà đầu tư để thực hiện dự án.

Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc trách nhiệm của U ban nhân dân các cấp và có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Kiện toàn, nâng cao năng lực của tổ chức có chức năng phát triển quỹ đất để bảo đảm thực thi nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất.

Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật. Người sử dụng đất được bồi thường theo mục đích đất đang sử dụng hợp pháp. Tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống của nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi. Nghiên cứu phương thức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ để bảo đảm ổn định đời sống lâu dài cho người có đất bị thu hồi.

Hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đất, huy động các nguồn vốn xây dựng các khu dân cư có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ để bố trí chỗ ở mới cho người có đất bị thu hồi trước khi bồi thường, giải tỏa. Khu dân cư được xây dựng phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.

Về giá đất

Giá đất do Nhà nước quy định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Chính phủ quy định phương pháp định giá đất và khung giá đất làm căn cứ để U ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bảng giá đất. Bổ sung quy định về điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất bảo đảm linh hoạt, phù hợp với từng loại đất, các đối tượng sử dụng đất và các trường hợp giao đất, cho thuê đất. Có cơ chế để xử lý chênh lệch giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các địa phương.

Kiện toàn cơ quan định giá đất của Nhà nước, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác định giá đất và thẩm định giá đất. Cơ quan tham mưu xây dựng giá

đất và cơ quan thẩm định giá đất là hai cơ quan độc lập; làm rõ trách nhiệm cơ quan giải quyết khiếu nại về giá đất trong bồi thường giải phóng mặt bằng.

Làm tốt công tác theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất tới từng thửa đất. Có cơ chế giám sát các cơ quan chức năng và tổ chức định giá đất độc lập trong việc định giá đất. Khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn định giá đất độc lập.

Về thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai

Các cơ quan có thẩm quyền phải tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự; công bố công khai kết quả giải quyết.

Củng cố, kiện toàn hệ thống thanh tra đất đai, toà án các cấp; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ xét xử đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ thanh tra viên, cán bộ xét xử, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Rà soát, sửa đổi, bổ sung chế tài xử lý đủ mạnh đối với các trường hợp vi phạm.

Định hướng hoàn thiện trên cơ sở pháp luật hiện hành về thực hiện pháp luật bồi thường cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất

Chính sách pháp luật là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của người sử dụng đất bị thu hồi. Do vậy, việc định hướng hoàn thiện việc thực hiện pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trước hết phải trên cơ sở pháp luật hiện hành đảm bảo quyền của người sử dụng đất bị thu hồi như thế nào. Theo Hiến pháp năm 2013 cũng như Luật Đất đai hiện hành thì đất đai ở Việt Nam hiện nay được xác lập dưới chế độ sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện cho chủ sở hữu toàn dân và Nhà nước thống nhất quản lý đất đai. Nhà nước trao quyền sử dụng đất thông qua việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền của người sử dụng đất được pháp luật bảo hộ và bị thu hồi trong trường hợp cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển

kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định pháp luật. Trên cơ sở đó để đảm bảo quyền của người sử dụng đất bị thu hồi trước hết phải có các quy định cụ thể quy định chi tiết về điều kiện thực hiện các dự án có thu hồi đất trong đó chú trọng các dự án phát triển kinh tế - xã hội, đây là các dự án sau khi thực hiện sẽ có sự chênh lệch lớn về lợi ích kinh tế và có nhu cầu sử dụng đất lớn hiện nay do đó cần xác định các dự án này thật sự hướng đến lợi ích chung của quốc gia, lợi ích công cộng tránh tình trạng lợi dụng thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội để tiến hành thu hồi đất tràn lan ảnh hưởng đến quyền của những người đang sử dụng đất. Trong trường hợp cần thiết phải thu hồi đất thì vấn đề bảo vệ quyền của người sử dụng đất là rất cần thiết trong đó tập trung vào các quyền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải thỏa đáng để tương xứng với những gì mà người sử dụng đất bị mất mát (nơi ở, tư liệu sản xuất). Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì trong quá trình thu hồi đất cần có được sự đồng thuận của người sử dụng đất bị thu hồi và vấn đề công khai, minh bạch và được đóng góp ý kiến của người sử dụng đất bị thu hồi là điều không thiếu và nếu đảm bảo được các quyền này của người sử dụng đất sẽ hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khiếu nại, khiếu kiện cũng như đảm bảo ổn định xã hội khi Nhà nước thu hồi đất.

Trong quá trình thực hiện pháp luật về bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi khi nhà nước thu hồi đất thì bên cạnh hoàn thiện pháp luật về mặt nội dung làm căn cứ cho việc chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì việc hoàn thiện các quy định pháp luật về đất đai khác như thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện, xử lý trách nhiệm của những chủ thể vi phạm …là rất cần thiết. Với việc hoàn thiện các quy định pháp luật đó thứ nhất sẽ là căn cứ để người sử dụng đất bị thu hồi có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình khi các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện pháp luật cũng như có căn cứ pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết những yêu cầu của người sử dụng đất và xử lý nghiêm những chủ thể vi phạm.

Định hướng hoàn thiện trên cơ sở thực tiễn trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất

Bên cạnh những định hướng chung của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì việc định hướng hoàn thiện quyền của người sử dụng đất còn phải xuất phát từ thực tiễn trong việc thực hiện pháp luật về bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi. Hiện nay, các quy định pháp luật về quyền của người sử dụng đất bị thu hồi có những quy định còn mang tính nguyên tắc áp dụng chưa phù hợp với điều kiện ở các địa phương. Trong đó, các quyền về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì pháp luật hiện hành đang quy định theo hướng đóng, trong đó quy định các khoản bồi thường, hỗ trợ cụ thể. Tuy nhiên, quy định theo hướng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền trong việc chi trả cho người sử dụng đất bị thu hồi, nhưng sẽ không lường hết được các thiệt hại khác trong thực tế mà người sử dụng đất bị thu hồi bởi các quy định pháp luật cũng được ban hành trên thực tiễn áp dụng được đúc kết thành các quy định pháp luật nhưng tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau mà việc xác định thiệt hại sẽ khác nhau. Do đó, hoàn thiện pháp luật về các quyền của người sử dụng đất bị thu hồi theo hướng phù hợp với thực tế tránh các quy định mang tính nguyên tắc mà thay vào đó là các quy định mang tính khả thi khi áp dụng sẽ đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất bị thu hồi và cũng hạn chế được việc khiếu nại, khiếu kiện của người dân. Chính sách pháp luật về quyền được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần được quy định theo hướng mở trong đó bên cạnh các khoản thiệt hại chính cần có quy định bồi thường đối với các thiệt khác nếu có minh chứng chứng minh các thiệt hại đó.

Định hướng hoàn thiện trên cơ sở cân bằng lợi ích các bên trong thu hồi đất

Việc cân bằng lợi ích giữa các bên trong thu hồi đất là điều khó có thể đạt chính xác cụ thể. Tuy nhiên, ở mức độ nào đó thì lợi ích cân bằng này phải ở mức tạm chấp nhận được để tạo được sự đồng thuận giữa các bên trong thu hồi đất. Trong thu hồi đất không nên để lợi ích chỉ hướng đến một nhóm chủ thể nào cả đặc biệt trong đó cần chú ý đến lợi ích của chủ thể chịu ảnh hưởng trong thu hồi đất. Do

đó, để hoàn thiện việc thực hiện pháp luật về bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi thì một trọng những yếu tố nữa đó là phải trên cơ sở cân bằng được lợi ích giữa các bên trong thu hồi đất cần phải xác định đúng bản chất các thiệt hại, các giai đoạn phát sinh thiệt hại trong thu hồi đất và đặc biệt có chính sách tối ưu trong vấn đề tạo đời sống ổn định cho người sử dụng đất sau khi thu hồi theo hướng tốt hơn hoặc bằng so với trước khi thu hồi đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bồi thường cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tại tỉnh bình phước (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)