bảo thực hiện pháp luật về bồi thƣờng cho ngƣời sử dụng đất khi Nhà nƣớc thu hồi
Một hệ thống pháp luật về bồi thường cho người sử dụng đất hoàn thiện nhưng việc áp dụng các quy định đó vào thực tiễn có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật và trách nhiệm là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc áp dụng pháp luật. Trong đó, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể do cố ý làm trái với quy định của pháp luật có thể do hạn chế về trình độ chuyên môn. Do đó, theo tác giả trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Tăng cường vai trò của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong khâu tổ chức đội ngũ làm nhiệm vụ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chỉ đạo việc thực hiện quyết liệt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật giao. Trong đó, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ cần ban hành những văn bản quy định về cơ cấu tổ chức chặt chẽ và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng như trách nhiệm của các bên có liên quan. Ngoài ra, tập trung vào việc tuyển dụng người có chuyên môn vào làm việc đúng vị trí của công việc, tổ chức đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ đối với những công chức, viên chức đang thực thi nhiệm vụ.
Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong từng giai đoạn của quá trình thu hồi đất có thể ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng đất bị thu hồi.
Trong thu hồi đất trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đó có những giai đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của người sử dụng đất vì thế cần xác định trách nhiệm của những chủ thể này để làm căn cứ chịu trách nhiệm về sau, cụ thể trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền trong giai đoạn: lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; đo đạc, kiểm kê đất đai, tài sản trên đất để lập phương án, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; lập, thẩm định, phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường; giai đoạn lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giai đoạn quyết định thu hồi đất; chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của cá nhân làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trước hết cần bố trí những người có trình độ chuyên môn vào làm đúng với vị trí việc làm, đối với những người làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa qua đào tạo cần được đào tạo và thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, kĩ năng trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện pháp luật về quyền của người sử dụng đất bị thu hồi. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật thì theo tính chất, mức độ vi phạm mà có biện pháp xử lý k luật, nếu mức độ nghiệm trọng thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành. Bên cạnh đó, cần có quy định bồi thường thiệt hại đối với những trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật gây ra cho người sử dụng đất bị thu hồi.
3.2.3. Tăng cƣờng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, khiếu kiện và xử lý vi phạm
Khiếu nại, khiếu kiện là cách thức mà người sử dụng đất bị thu hồi bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình Nhà nước thu hồi đất. Để đảm bảo quyền của người sử dụng đất bị thu hồi thì việc giải quyết nại, khiếu kiện về đất đai phải được giải quyết nhanh chóng trong đó tập trung vào giải quyết kịp thời các tranh chấp giữa những người sử dụng đất trong quá trình sử dụng để khi Nhà nước thu hồi đất
có căn cứ bồi thường. Ngoài ra, giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện giữa người sử dụng đất với cơ quan nhà nước trong quá trình thu hồi đất có các quyết định, hành vi làm ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng đất bị thu hồi. Để giải quyết nhanh chóng, kịp thời các khiếu nại, khiếu kiện về đất đai của người sử dụng đất bị thu hồi theo tác giả cần tập trung vào một số nhóm giải pháp sau:
Hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện. Đây là một trong những giải pháp quan trọng bởi việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện có nhanh chóng, kịp thời hay không cũng không thể đứng trên các quy định của pháp luật. Việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện đất đai cũng theo trình tự, thủ tục do pháp luật khiếu nại, pháp luật về tố tụng hành chính quy định. Do đó, cần có sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành về khiếu nại, khiếu kiện trong đó tập trung về thời hạn, trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, khiếu kiện.
Nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm của những chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại không để những yếu tố khác chi phối đến quá trình giải quyết khiếu nại. Một số khiếu nại, khiếu kiện xuất phát từ một bên là cơ quan nhà nước với một bên người sử dụng đất do đó trong quá trình giải quyết khiếu nại, khiếu kiện vì sự nể nang, tình cảm hay sợ trách nhiệm… mà cố tình không giải quyết hay kéo dài thời gian giải quyết, ngoài ra còn một số trường hợp hạn chế về trình độ dẫn đến việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện thiếu tính khách quan, kéo dài.
Thực hiện tốt thủ tục đối thoại trong giải quyết khiếu nại, khiếu kiện để tạo được sự đồng thuận giữa các bên trong việc giải quyết tranh chấp để rút ngắn thời gian. Thủ tục đối thoại trong khiếu nại, khiếu kiện là cơ hội để cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi của mình có phù hợp không để kịp thời điều chỉnh cũng như giải thích cho người khiếu nại, khiếu kiện hiểu được nội dung của vấn đề để đi đến sự đồng thuận giữa các bên. Do đó, trong đối thoại các bên cần thiện chí và cơ quan có thẩm quyền phải tạo mọi điều kiện để người khiếu kiện, khiếu nại thực hiện đối thoại.
Làm tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp chưa được cấp để làm căn cứ giải quyết các tranh chấp đất đai. Việc giải quyết dứt điểm việc cấp giấy cho người sử dụng đất sẽ đảm bảo cho việc bồi thường đúng đối tượng, giúp cho quá trình thu hồi đất diễn ra nhanh, giải quyết được một số vấn đề liên quan đến nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Chẳng hạn, khi thu hồi đất mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ dẫn đến khi thu hồi đất có trường hợp tranh chấp với những người sử dụng đất khác làm kéo dài thời gian thu hồi đất hay việc không có giấy tờ dẫn đến việc xác định mục đích sử dụng đất để tính tiền bồi thường, diện tích bồi thường, tái định cư… Do đó, giải quyết trước một bước về việc cấp giấy chứng nhận sẽ đảm bảo được quyền của người sử dụng đất bị thu hồi.
3.2.4. Đẩy mạnh việc công khai hóa, minh bạch hóa quá trình thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Công khai, minh bạch trong quá trình thực thi pháp luật về quyền của người sử dụng đất là một trong những vấn đề quan trọng một mặt để nhân dân giám sát quá trình hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền, mặt khác tạo sự đồng thuận cao từ phía người sử dụng đất bị thu hồi. Do đó, theo tác giả luận văn pháp luật cần có quy định cụ thể về vấn đề công khai, minh bạch trong quá trình thực thi pháp luật về quyền của người sử dụng đất bị thu hồi theo hướng:
Thứ nhất, pháp luật cần có quy định công khai, minh bạch trong các giai đoạn
có thể ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng đất bị thu hồi. Trong đó, đặc biệt là công khai, minh bạch trong một số giai đoạn sau: giai đoạn xét duyệt các dự án có sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện; khảo sát, đo đạc đất đai, kiểm đếm tài sản; lập, thẩm định, phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ. Ngoài ra, có quy định trong việc giám sát của nhân dân vào quá trình thực thi quyền của người sử dụng đất bị thu hồi. Việc giám sát của nhân dân không chỉ thể hiện ở việc biết thông tin mà còn thể hiện ở việc được
đóng góp ý kiến và ý kiến đó được cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật xem xét tiếp thu.
Thứ hai, trong giai đoạn xác định giá đất cụ thể cần có quy định để những
người sử dụng đất tham gia vào quá trình định giá đất cụ thể theo hướng khi thẩm định giá đất cụ thể phải tiến hành họp công khai khi thẩm định và có những người sử dụng đất bị thu hồi tham gia và tại phiên họp đó nếu người sử dụng đất bị thu hồi có căn cứ chứng minh được giá đất đưa ra trong phương án đó không phù hợp thì cơ quan có thẩm quyền trong quá trình lập giá đất phải xem xét lại. Giải pháp này xuất phát từ việc giá đất cụ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi và công khai, minh bạch được ở giai đoạn này sẽ hạn chế được việc khiếu nại, khiếu kiện của người người sử dụng đất bị thu hồi.
Thứ ba, đối với những nội dung mà theo quy định pháp luật phải lấy ý kiến
của người sử dụng đất bị thu hồi, cần có quy định cơ quan có thẩm quyền phải xem xét xử lý ý kiến đó và có phản hồi bằng văn bản hay thông qua tổ chức họp những người có ý kiến để công khai việc xử lý ý kiến đó, trong đó phải thể hiện rõ mức độ tiếp thu ý kiến đóng góp đó đến đâu trường hợp không đồng ý với ý kiến đóng góp thì phải có lý do cụ thể giải thích cho người đã đóng góp ý kiến.
Thứ tư, trong các hình thức thể hiện thông tin, lấy ý kiến theo quy định hiện
hành thì tập trung vào những hình thức nào mà người sử dụng đất bị thu hồi dễ hiểu, dễ tiếp cận. Bên cạnh, công bố thông tin, lấy ý kiến qua trang thông tin điện tử thì cần tập trung vào hình thức tổ chức các cuộc họp dân để tổ chức lấy ý kiến và công bố các thông tin tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, điểm sinh hoạt dân cư.
3.2.5.Coi trọng công tác tiếp công dân, vận động tuyên truyền phổ biến pháp
luật cho người dân
Một hệ thống các quy định pháp luật hoàn thiện, tinh thần trách nhiệm cao của những người thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là chưa đủ mà còn phải xuất phát từ phía những người sử dụng đất bị thu hồi. Đề hoàn thiện thực hiện pháp luật về bồi thường cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất theo tác giả việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và công tác tiếp dân cũng rất quan
trọng nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư rất quan trọng. Trước hết, giúp người dân hiểu bản chất việc Nhà nước thu hồi đất bên cạnh đó là những quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào trong thu hồi đất. Một trong những quyền cơ bản đó là quyền được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc am hiểu các quy định của pháp luật sẽ giúp người dân biết được khi Nhà nước thu hồi đất mình được bồi thường những gì, mức bồi thường ra sao, các chính sách hỗ trợ, tái định cư mình được hưởng để có thể phát hiện những trường hợp quyền lợi của mình bị ảnh hưởng và kịp thời khiếu nại, khiếu kiện để bảo vệ quyền lơi của mình. Do đó, theo tác giải để nâng cao nhận thức của người dân cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau ví dụ: thông qua cổng thông tin điện tử, đài phát thanh, tư vấn trực tuyến, họp dân…, trong đó tùy thuộc vào đặc thù ở từng địa phương mà tập trung vào những hình thức nào mà người dân dễ tiếp cận, dễ hiểu ví dụ: ở những địa phương trình độ công nghệ thông tin của người dân còn hạn chế thì hình thức họp dân trực tiếp để phổ biến các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được xem là hiệu quả để nâng cao nhận thức của ngươi dân. Bên cạnh đó, cần có có một số biện pháp biện pháp khen thưởng đối với những người sử dụng đất bị thu hồi bàn giao đất sớm và có những hành động tích cực trong việc vận động những người sử dụng đất bị thu hồi khác hiểu được các quy định về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sớm ban giao đất.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về bồi thường cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước và phân tích những hạn chế chung trong thực hiện pháp luật về bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi ở chương 2 tác gỉa đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện. Trong nhóm các giải pháp trên thì giải pháp trước hết là hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về bồi thường hỗ trợ, tái định cư. Trong đó, tập trung hoàn thiện quy định pháp luật về giá tính tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quy định về bồi thường đối với đất, đặc biệt là đất nông nghiệp; tập trung vào chính giữa đào tạo, chuyển đổi và tìm kiếm việc làm cho người sử dụng đất bị thu hồi. Bên cạnh giải pháp về hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật thì việc hoàn thiện thực hiện pháp luật về bồi thường cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất còn phải thực hiện tốt một số giải pháp về hoàn thiện công tác chỉ đạo tổ chức và phát triển nhân lực để đảm bảo thực hiện pháp luật về bồi thường cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, khiếu kiện và xử lý vi phạm; đẩy mạnh việc công khai hóa, minh bạch hóa quá trình thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; coi trọng công tác tiếp công dân, vận động tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân.
KẾT LUẬN
Để hoàn thiện qúa trình thực hiện pháp luật về bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi nói chung cũng như ở tỉnh Bình Phước trong nội dung luận văn tác giả đã cố gắng hoàn thành những mục đích và nhiệm vụ của đề tài “Thực hiện pháp luật về bồi thường cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tại tỉnh Bình Phước” trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận chung về quyền của người sử dụng đất bị thu hồi và thực tiễn thực hiện pháp luật ở tỉnh Bình Phước để đề ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện trong thực hiện pháp luật về bồi thường cho người sử dụng đất khi nhà nước thu hồi đất, cụ thể: