Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quy định về tổ chức và hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra cấp huyện từ thực tiễn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 83 - 128)

Hoàn thiện pháp luật là một giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả đối với mọi hoạt động của Nhà nƣớc. Bởi vì thực tiễn cho thấy: Pháp luật không bao giờ đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội do các quan hệ xã hội rất nhiều, đa dạng và phong phú; các quan hệ xã hội luôn luôn vận động, thay đổi và phát triển làm cho các quy định pháp luật có thể bị lạc hậu và không còn phù hợp, nên không đáp ứng được sự phát triển của xã hội” [12, tr.105].

Vì vậy, hoàn thiện pháp luật là nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội. Liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra, Nhà nƣớc ta đã ban hành luật và nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành, nhƣng vẫn còn không ít bất cập, không phù hợp với thực tiễn, nên cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra.

3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về thanh tra

Pháp luật về thanh tra xuất phát từ yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nƣớc trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn nhất định, dựa trên cơ sở quan điểm của Đảng về thanh tra và quy định của Hiến pháp hiện hành. Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành hiện nay đã nảy sinh nhiều bất cập, không còn phù hợp. Do vậy, hoàn thiện pháp luật về thanh tra, trong đó có tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện, đảm bảo phù hợp với tình hình mới, có sự tƣơng thích với những văn bản pháp luật có liên quan là một đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.1. Hoàn thiện quy định về tổ chức thanh tra cấp huyện

Thứ nhất, cần phải tăng thẩm quyền cho cơ quan thanh tra nhà nƣớc cấp huyện theo hƣớng tăng cƣờng tính độc lập, tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra hiện nay, không phụ thuộc vào thủ trƣởng cơ quan hành chính nhà nƣớc cùng cấp, đề cao vai trò của Thanh tra tỉnh đối với tổ chức, nhân sự và hoạt động của Thanh tra cấp huyện. Để làm đƣợc điều này cần nghiên cứu

là đơn vị trực thuộc Thanh tra cấp tỉnh, không quy định thanh tra cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện giống nhƣ khoản 1 Điều 26 Luật Thanh tra năm 2010.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Thanh tra 2010 “Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh” [28, tr.34], việc quy định này đã khiến lãnh đạo Thanh tra cấp huyện hoàn toàn lệ thuộc vào Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, mặt khác sẽ làm cho hoạt động thanh tra khó có thể độc lập, khách quan khi đối tƣợng thanh tra chủ yếu là cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính và chủ thể tham gia chủ yếu là ngƣời có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nƣớc. Do đó, cần phải sửa đổi theo hƣớng tăng cƣờng vai trò của Thủ trƣởng cơ quan Thanh tra cấp trên trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra cấp dƣới. Theo đó, điều luật trên nên điều chỉnh “Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra cấp huyện do Chánh Thanh tra cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức”. Đồng thời nên bổ sung thêm tiêu chuẩn bổ nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra trƣớc hết phải là thanh tra viên.

Thứ hai, Luật Thanh tra hiện hành cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn thi hành không quy định cụ thể số lƣợng biên chế thanh tra cấp huyện, điều này dẫn đến sự phụ thuộc quá lớn về tổ chức thanh tra cấp huyện vào Ủy ban nhân dân cùng cấp. Hơn nữa, dù là cùng cấp huyện, nhƣng tính chất nông thôn, đô thị, tính loại huyện sẽ có sự chi phối, tác động khác nhau đến hoạt động thanh tra của mỗi đơn vị. Do vậy, pháp luật thanh tra cần có quy định cụ thể số biên chế cho thanh tra cấp huyện theo tính chất nông thôn, đô thị, tính loại huyện theo hƣớng tăng thêm số biên chế cho thanh tra cấp huyện, đảm bảo hoạt động thanh tra có hiệu quả và thanh tra toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Vì thực tế hiện nay ở rất nhiều địa phƣơng biên chế tại thanh tra cấp huyện rất

hạn chế (trung bình khoảng 4 – 5 biên chế/Thanh tra quận, huyện). Với số lƣợng biên chế nhƣ vậy thì thanh tra cấp huyện khó có thể thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Bởi trên thực tế để thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao trên tất cả các lĩnh vực công tác của Ngành, các cơ quan thanh tra phải có đủ nguồn lực để thực hiện. Ví dụ về nguồn lực con ngƣời phải đảm bảo đủ số lƣợng cán bộ đƣợc bổ nhiệm thanh tra viên để thành lập Đoàn thanh tra hoặc đủ cán bộ để đồng thời thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao trên tất cả các lĩnh vực công tác của Ngành.

Thứ ba, tiếp tục đổi mới phƣơng thức thi tuyển, tuyển dụng và bổ nhiệm ngạch thanh tra viên để đảm bảo cho cán bộ, công chức đƣợc tuyển dụng vào ngành Thanh tra đạt các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, theo đúng quan điểm của Đảng là“Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao. Đổi mới công tác tuyển dụng, đề bạt cán bộ, công chức, bảo đảm cạnh tranh, công khai, minh bạch”

[9, tr.309]. Luật Thanh tra nên thay đổi hình thức bổ nhiệm thanh tra viên theo nhƣ quy định tại Điều 31 Luật Thanh tra 2010 bằng hình thức thi tuyển công khai để đảm bảo yêu cầu chuyên môn hóa đội ngũ thanh tra viên.

3.2.1.2. Hoàn thiện quy định về hoạt động thanh tra cấp huyện

Thứ nhất, nên giao quyền phê duyệt kế hoạch, chƣơng trình thanh tra của thanh tra cấp huyện cho Chánh Thanh tra cấp tỉnh. Điều này sẽ giúp cho Chánh Thanh tra cấp tỉnh xử lý kịp thời tình trạng chồng chéo trong hoạt động thanh tra trong phạm vi của tỉnh.

Thứ hai, nên quy định tăng thêm thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và thời gian kết luận thanh tra. Hơn nữa, nên giao cho Trƣởng đoàn thanh tra ký kết luận thanh tra. Bởi vì, việc giao cho ngƣời ra quyết định

động và chịu trách nhiệm của Trƣởng đoàn thanh tra trong phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm đƣợc phát hiện qua thanh tra. Trƣởng đoàn thanh tra là ngƣời trực tiếp tiến hành thanh tra nên sẽ nắm chắc diễn biến, tình hình của sự việc, còn ngƣời ra quyết định thanh tra do không trực tiếp tiến hành thanh tra nên không nắm đƣợc tình hình thực tế của cuộc thanh tra dẫn đến thời gian xem xét, ra kết luận kéo dài. Trong khi, thực tế hiện nay kết luận thanh tra vẫn thƣờng đƣợc giao cho Trƣởng đoàn thanh tra chuẩn bị.

Thứ ba, để tăng cƣờng công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng mang lại hiệu quả cao hơn, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, cần phải tăng cƣờng sự phối hợp giữa cơ quan thanh tra nhà nƣớc với các cơ quan có có chức năng kiểm tra, giám sát, điều tra khác. Để tổ chức thực hiện tốt sự phối hợp giữa các cơ quan, cần thiết phải ban hành một qui chế liên ngành giữa Bộ Nội vụ - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Thanh tra nhà nƣớc - Uỷ ban Kiểm tra Trung ƣơng, trong đó qui định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng cơ quan Điều tra, thanh tra, kiểm tra khi tham gia vào công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Các cơ quan trên khi cần thanh tra, kiểm tra một cơ quan nhà nƣớc, một tổ chức xã hội, một doanh nghiệp cần phối hợp thành lập một Đoàn thanh tra, kiểm tra chung liên ngành để giảm phiền hà cho đơn vị bị thanh tra, kiểm tra và tránh chồng chéo trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền trên.

Thứ tƣ, để nâng cao hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra cần xây dựng quy trình xử lý sau thanh tra để theo dõi, giám sát việc thực thi kết luận thanh tra. Thông qua đó xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức là đối tƣợng thanh tra; cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện kết luận, quyết định xử lý thanh tra. Bên cạnh đó cần quy định một cách cụ thể các chế tài đƣợc áp dụng đối với đối tƣợng thanh tra, cơ quan, tổ

chức, cá nhân có liên quan mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo thời gian đã quy định.

Thứ năm, cần quy định đối tƣợng thanh tra thuộc thẩm quyền của thanh tra cấp huyện theo hƣớng mở rộng đối tƣợng thanh tra và đƣợc quy định rõ trên từng lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn nhƣ việc chấp hành chính sách, pháp luật về tài chính, ngân sách, nên quy định đối tƣợng thanh tra thuộc thẩm quyền của thanh tra cấp huyện là tất cả các đơn vị dự toán do Ủy ban nhân dân huyện giao, kể cả cơ quan Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp huyện. Vì các đơn vị này trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nƣớc cũng phải tuân thủ Luật Ngân sách Nhà nƣớc và các văn bản pháp luật liên quan.

Thứ sáu, tăng thêm chức năng giám sát cho các cơ quan thanh tra nhà nƣớc. Vì thông qua hoạt động giám sát sẽ góp phần quan trọng bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, của cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân, đồng thời ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng có thể xảy ra…

3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của con ngƣời đã đƣợc ghi nhận tại Điều 30 của Hiến pháp nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, đó là: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [26, tr.19]. Luật Khiếu nại năm 2011 và Luật Tố cáo năm 2011 đƣợc Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 02 thông qua ngày 11/11/2011, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012. Hai đạo Luật này và các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã khắc phục nhiều hạn chế, bất cập của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trƣớc đây. Tuy nhiên, pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện nay vẫn còn không ít hạn chế, bất cập cần phải hoàn thiện để đáp ứng

góp phần bảo vệ, bảo đảm cho các quyền con ngƣời, quyền công dân, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo.

3.2.2.1. Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại

- Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về chủ thể của quyền khiếu nại chƣa thống nhất giữa các điều luật. Khoản 1, 2 Điều 2 của Luật khiếu nại năm 2011 không quy định ngƣời nƣớc ngoài và ngƣời không quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam là chủ thể của quyền khiếu nại. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Khiếu nại năm 2011: “Khiếu nại của cơ quan, tổ

chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và việc giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác” [29, tr.1] thì cá nhân nƣớc ngoài vẫn có quyền khiếu nại và vẫn thuộc đối tƣợng điều chỉnh của Luật khiếu nại năm 2011. Do vậy, cần phải sửa đổi, bổ sung quy định này theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 là “Mọi ngƣời có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” .

- Về quy định ngƣời giải quyết khiếu nại cũng còn bất cập. Khoản 6, Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Người giải quyết khiếu nại là cơ

quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại” [29, tr.1]. Bên cạnh đó, Khoản 1 điều 7 của Luật Khiếu nại năm 2011 cũng quy định: “Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính” [29, tr.2]. Những quy định này không ph hợp và có sự mâu thuẫn với thẩm quyền giải quyết khiếu nại thuộc về cá nhân chứ không thuộc về cơ quan, tổ chức đƣợc quy định từ Điều 17

đến Điều 26 Luật Khiếu nại 2011. Do vậy cần phải sửa đổi, bổ sung quy định này theo hƣớng ngƣời giải quyết khiếu nại chỉ là cá nhân có thẩm quyền. - Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, thì ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cấp dƣới đã giải quyết lần đầu nhƣng còn

khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhƣng chƣa đƣợc giải quyết. Quy định nhƣ vậy là chƣa thật sự phù hợp, vì ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu vì lý do nào đó mà không giải quyết khiếu nại hoặc chậm trễ giải quyết khiếu nại để hết thời hạn giải quyết, vô hình chung ngƣời khiếu nại mất quyền đƣợc giải quyết khiếu nại lần đầu. Hơn nữa việc quy định ngƣời khiếu nại đƣợc quyền khiếu nại lần hai và quy định ngƣời có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại có quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của chính mình là không thật sự phù hợp. Do vậy cần phải sửa đổi, bổ sung quy định này theo hƣớng chỉ quy định giải quyết khiếu nại một lần và ngƣời có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là thủ trƣởng cơ quan nhà nƣớc cấp trên trực tiếp của ngƣời có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại để đảm bảo tính khách quan trong giải quyết khiếu nại và hạn chế đƣợc tình trạng khiếu nại kéo dài, gây ảnh hƣởng đến công tác quản lý hành chính nhà nƣớc, phát triển kinh tế, xã hội. Vì ngƣời khiếu nại còn có quyền khởi kiện vụ việc ra tòa án hành chính.

- Theo quy định hiện hành, công dân chỉ có quyền khiếu nại một quyết định hành chính mang tính cá biệt mà không có quyền khiếu nại quyết định mang tính quy phạm của cơ quan nhà nƣớc. Đây là một hạn chế đối với quyền khiếu nại của công dân vì trên thực tế, chính những quyết định mang tính quy

phạm mới gây nhiều bức xúc trong nhân dân và thậm chí dẫn đến những khiếu nại đông ngƣời, vƣợt cấp. Do vậy cần phải sửa đổi, bổ sung quy định

- Để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho công dân, tổ chức, pháp luật khiếu nại cần có

các quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, các chế tài cụ thể để xem xét, xử lý hành vi không chấp hành các nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể tham gia khiếu nại, giải quyết khiếu nại hoặc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, để hạn chế những quyết định thiếu trách nhiệm, trái pháp luật trong hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc.

- Về thời hạn giải quyết khiếu nại: Khoản 1 Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 quy định thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 30 ngày,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra cấp huyện từ thực tiễn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 83 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)