Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra cấp huyện từ thực tiễn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 54 - 78)

Đôn, tỉnh Đăk Lăk từ năm 2011 đến nay

2.2.1. Thực trạng tổ chức Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Thanh tra huyện Buôn Đôn đƣợc thành lập sau khi huyện Buôn Đôn đƣợc thành lập vào tháng 10 năm 1995 trên cơ sở tách một phần của huyện Ea Suop và một phần của thành phố Buôn Ma Thuột với tên gọi là Thanh tra huyện theo Pháp lệnh Thanh tra năm 1990. Từ khi Luật Thanh tra năm 2004

quan Thanh tra huyện vẫn với tên gọi nhƣ quy định của Pháp lệnh Thanh tra. Khi mới thành lập Thanh tra huyện chỉ có 03 cán bộ, trong đó có một Chánh Thanh tra có trình độ chuyên môn đại học và hai cán bộ thanh tra có trình độ chuyên môn trung cấp. Sau hơn 20 năm đƣợc thành lập, sau mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ huyện, bầu cử Hội đồng nhân dân huyện, Thanh tra huyện từng bƣớc đƣợc củng cố, kiện toàn theo hƣớng xây dựng đội ngũ cán bộ Thanh tra huyện đảm bảo đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và thực sự có năng lực và bản lĩnh trong công tác, đồng thời có phẩm chất đạo đức tốt. Hiện nay 100% cán bộ Thanh tra huyện có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên (02/05 có trình độ cao cấp, 03/05 có trình độ trung cấp). Trong đó có bằng đại học luật 02 ngƣời, đại học hành chính 01 ngƣời và đại học tài chính, kế toán 02 ngƣời.

2.2.1.2. Cơ cấu về nhân sự

- Lãnh đạo Thanh tra huyện

Thanh tra huyện Buôn Đôn có Chánh Thanh tra và 02 Phó Chánh Thanh tra. Chánh Thanh tra huyện là ngƣời đứng đầu cơ quan Thanh tra huyện, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện bổ nhiệm sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Chánh Thanh tra huyện chịu trách nhiệm trƣớc Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện và Thanh tra tỉnh về toàn bộ hoạt động của Thanh tra huyện. Chánh Thanh tra huyện là ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, và là ủy viên Ủy ban nhân dân huyện.

Các Phó Chánh Thanh tra huyện cùng với Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và hoạt động của Thanh tra huyện, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về những công việc đƣợc phân công. Cụ thể:

+ Phó Chánh Thanh tra phụ trách thanh tra kinh tế - xã hội: Giúp Chánh Thanh tra huyện phụ trách theo dõi hoạt động thanh tra kinh tế -xã hội của

Thanh tra huyện; chủ trì chỉ đạo việc chuẩn bị, tiến hành, dự thảo kết luận các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội theo đúng quy định của pháp luật.

+ Phó Chánh Thanh tra phụ trách theo dõi công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Giúp Chánh Thanh tra huyện phụ trách theo dõi hoạt động công tác tiếp dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của Ủy ban nhân huyện, của Thanh tra huyện, của các Ủy ban nhân dân xã; tham mƣu công tác

phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. - Công chức, thanh tra viên

Biên chế của Thanh tra huyện Buôn Đôn tính đến ngày 31/12/2016, tổng số là 05 ngƣời. Cả 05 công chức đều là thanh tra viên. Vì số lƣợng công chức Thanh tra huyện Buôn Đôn chỉ có 05 ngƣời, trong đó có 03 cán bộ lãnh đạo (01 Chánh Thanh tra, 02 Phó Chánh Thanh tra) và chỉ có 02 thanh tra viên, nên tùy từng thời điểm theo yêu cầu nhiệm vụ công tác mà Chánh Thanh tra huyện phân công, phân nhiệm cho các thanh tra viên để đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định.

Vì lực lƣợng Thanh tra huyện rất ít, nên mỗi thanh tra viên ngoài thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định, còn phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau nhƣ làm kế toán đơn vị, thủ quỹ, văn thƣ lƣu trữ… Điều này đã phần nào ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động thanh tra của cơ quan Thanh tra huyện.

2.2.1.3. Nhận xét chung

Qua tìm hiểu về tổ chức cơ quan Thanh tra huyện Buôn Đôn có thể rút ra một số nhận xét nhƣ sau:

- Về ƣu điểm

Chánh Thanh tra huyện là ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, thành viên Ủy ban nhân dân huyện sẽ rất thuận lợi trong việc tiếp thu, lĩnh hội

Huyện ủy, của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đặc biệt là công tác phòng, chống tham nhũng. Với cơ cấu nhƣ vậy tạo thuận lợi cho Chánh Thanh tra huyện tham mƣu cho cấp ủy và chính quyền huyện kịp thời hơn, đảm bảo đúng theo quan điểm chỉ đạo của cấp ủy, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Nghị định số 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra quy định “Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác” [3, tr.6]. Do vậy Thanh tra huyện Buôn Đôn có 02 Phó Chánh Thanh tra là phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra cấp huyện.

Mỗi Phó Chánh Thanh tra đƣợc phân công phụ trách một số lĩnh vực cụ thể tạo thuận lợi cho việc chuyên môn hóa trong công tác, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân công.

Vì số lƣợng cán bộ ít, nên không thể phân công thanh tra viên phụ trách chuyên trách lĩnh vực trong hoạt động thanh tra, mà các thanh tra viên đều có thể tham gia các đoàn thanh tra kinh tế - xã hội, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Thanh tra huyện giao. Điều này giúp cho các thanh tra viên buộc phải nắm bắt đầy đủ các quy định của pháp luật về thanh tra và thực tiễn hoạt động thanh tra của đơn vị.

- Về hạn chế

Thứ nhất, mỗi Phó Chánh Thanh tra giúp việc cho Chánh Thanh tra đƣợc phân công phụ trách những lĩnh vực riêng nên không thể nắm bắt hết tình hình của các lĩnh vực trên địa bàn toàn huyện. Điều này dẫn đến hệ quả khi một Phó Chánh Thanh tra đi học dài ngày hoặc nghỉ phép thì Phó Chánh

Thanh tra kia khó có thể đảm đƣơng đƣợc ngay công việc của Phó Chánh Thanh tra đã đi vắng.

Thứ hai, do biên chế của cơ quan Thanh tra huyện đƣợc giao rất ít, các thanh tra viên cùng một lúc vừa phải thực hiện các nhiệm vụ tham mƣu về quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực hoạt động của ngành thanh tra, vừa tiến hành tham mƣu giải quyết khiếu nại, tố cáo và các công tác khác nhƣ tổng hợp báo cáo, đôn đốc xử lý sau thanh tra, theo dõi việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật đã gặp rất nhiều khó khăn.

Với khối lƣợng công việc rất lớn, đòi hỏi mỗi cán bộ, công chức, thanh tra viên phải thông thạo nhiều lĩnh vực thì mới đảm nhiệm đƣợc. Tuy nhiên trên thực tế năng lực và chất lƣợng công tác của thanh tra viên cơ quan Thanh tra huyện Buôn Đôn chƣa đáp ứng đƣợc các đòi hỏi của công việc. Điều đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của Thanh tra huyện. Hơn nữa, do phải thực hiện nhiều chức năng, nhiệm vụ khác nhau nên tính chuyên môn hóa là chƣa cao, vì vậy khó có thể đòi hỏi cao về chất lƣợng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của các thanh tra viên.

Thứ ba, hiện nay biên chế Thanh tra huyện ít, phụ thuộc vào biên chế chung của toàn huyện nên rất khó hoàn thành tốt khối lƣợng lớn công việc mà thanh tra huyện phải đảm nhiệm. Bên cạnh đó, hiện nay các hành vi vi phạm pháp luật ngày càng tinh vi, khó lƣờng, trong khi đội ngũ thanh tra viên hiện nay của huyện chỉ nắm vững kiến thức chung về pháp luật và kiến thức về tài chính kế toán, nhƣng lại thiếu kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực khác nhƣ: Xây dựng cơ bản, quản lý đất đai…. dẫn đến nhiều khó khăn trong giải quyết công việc.

thực tiễn để xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ thanh tra đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ; công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên, nhất là đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu một số lĩnh vực chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Từ những hạn chế nêu trên, có thể khẳng định việc xây dựng đội ngũ cán bộ, thanh tra viên đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ là một đòi hỏi hết sức quan trọng, có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu lực, hiệu quả công tác của ngành Thanh tra nói riêng và công tác quản lý nhà nƣớc nói chung. Đây là nhiệm vụ không chỉ riêng của ngành Thanh tra mà của cả cấp ủy và chính quyền huyện và phải đƣợc tiến hành đồng bộ từ khâu tuyển dụng, bố trí công việc, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, thanh tra viên.

2.2.2. Thực trạng về hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk từ năm 2011 đến nay

2.2.2.1. Về công tác thanh tra

- Trong thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về thanh tra

Về xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra: Trên cơ sở quy định của Luật Thanh tra năm 2010, hàng năm Thanh tra huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Nội dung kế hoạch thanh tra đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở định hƣớng chung của ngành Thanh tra và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch thanh tra, khi gặp vƣớng mắc, khó khăn đều báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

Về thực hiện báo cáo kết quả về công tác thanh tra: Định kỳ tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm Thanh tra huyện đều thực hiện nghiêm túc việc báo cáo kết quả về công tác thanh tra cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và

Thanh tra tỉnh. Nội dung báo cáo đảm bảo đúng Quy định về chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, ban hành kèm theo Quyết định số 07/2014/QĐ- UBND ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk.

Về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Thanh tra huyện: Sau khi có kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, Thanh tra huyện vào sổ theo dõi việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định đó và thƣờng xuyên trực tiếp đôn đốc hoặc tham mƣu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải thực hiện, nhƣng chƣa chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ.

Ngoài ra, trong những năm qua, Thanh tra huyện Buôn Đôn đã có nhiều cố gắng chủ động chỉ đạo, hƣớng dẫn ủy ban nhân dân các xã tổ chức thực hiện tốt việc theo dõi, ghi chép công tác tiếp công dân, việc tiếp nhận và xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo trên địa bàn.

Nhờ tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về thanh tra nên nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành của huyện về công tác thanh tra đã đƣợc nâng lên; chất lƣợng, hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra ngày càng đƣợc nâng cao, góp phần quan trọng vào việc đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

- Về hoạt động thanh tra kinh tế - xã hội

Căn cứ vào Kế hoạch thanh tra đã đƣợc phê duyệt và theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, hàng năm Thanh tra huyện đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra tập trung chủ yếu vào lĩnh vực quản lý tài chính ngân sách; thanh tra trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của một số Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã… Qua thanh tra đã phát hiện, xử lý theo thẩm

phạm, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nƣớc và tập thể, cá nhân; đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, quy định nhằm khắc phục những khuyết điểm, sơ hở trong công tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế và tăng cƣờng trật tự, kỷ cƣơng xã hội.

Bảng 2.1. Kết quả thanh tra kinh tế- xã hội từ năm 2011 đến năm 2016

Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng

Số cuộc thanh tra 6 9 15 9 6 10 55

Phát hiện sai phạm 117,1 500,9 603,5 412,8 540,4 1.428,7 3.603,4 (triệu đồng)

Kiến nghị thu hồi 30,9 38,5 70,5 90,6 36,7 472,4 739,6 (triệu đồng)

Kiến nghị xử lý 08 06 12 06 06 10 48

(ngƣời)

Chuyển cơ quan điều 01

tra (vụ việc)

Nguồn: Báo cáo kết quả công tác thanh tra từ năm 2011 đến năm 2016 của Thanh tra huyện Buôn Đôn [33,34,35,36,37,38].

Từ số liệu trên cho thấy hoạt động thanh tra của Thanh tra huyện đã đóng góp tích cực trong việc phát hiện các sai phạm về kinh tế của các tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra đã kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, sai phạm trong hoạt động quản lý nhà nƣớc, kiến nghị xử lý nhiều cá nhân, tập thể vi phạm các quy định pháp luật. Hầu hết các cuộc thanh tra đƣợc tiến hành có trọng tâm, trọng điểm. Việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra sâu sát, cụ thể; Hầu hết kết quả các cuộc thanh tra đã đƣợc Ủy ban nhân dân huyện nhất

trí, dƣ luận đồng tình, ủng hộ; vai trò, vị thế của cơ quan Thanh tra huyện đƣợc nâng lên rõ rệt. Thông qua các cuộc thanh tra đã giúp cho cơ quan quản lý nhà nƣớc là Ủy ban nhân dân huyện chủ động trong việc phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các tiêu cực, các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách nhà nƣớc; thu hồi tiền, tài sản về cho Nhà nƣớc và nhân dân, chấn chỉnh công tác quản lý nhà nƣớc trên nhiều lĩnh vực.

Qua kết quả thanh tra đã nêu trên có thể đƣa ra một số đánh giá, nhận xét tổng quát về thực trạng thanh tra kinh tế - xã hội của Thanh tra huyện Buôn Đôn trong những năm qua nhƣ sau:

+ Về ƣu điểm

Thanh tra huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra và đã tổ chức triển khai thực hiện toàn diện, có hiệu quả kế hoạch thanh tra hàng năm đã đƣợc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt; hầu hết các cuộc thanh tra kinh tế - xã hội đều đƣợc tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả. Các vụ việc đột xuất do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giao, Thanh tra huyện đã giải quyết kịp thời, có hiệu quả, góp phần phục vụ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp uỷ, chính quyền huyện.

Việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra sâu sát, cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, hầu hết các cuộc thanh tra của Thanh tra huyện đã đƣợc các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhất trí, dƣ luận đồng tình, ủng hộ. Do vậy, hiệu quả hoạt động thanh tra ngày càng nâng cao; kết quả sau các cuộc thanh tra đã có tác động tích cực trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của tổ chức, công dân; đồng thời đã giúp các cơ quan nhà nƣớc chấn chỉnh công tác quản lý, công tác chỉ đạo điều hành, tăng cƣờng các biện pháp phòng ngừa sai phạm, phòng, chống tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra cấp huyện từ thực tiễn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 54 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)