Những yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra cấp huyện từ thực tiễn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 42 - 54)

huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Huyện Buôn Đôn đƣợc thành lập năm 1995 trên cơ sở tách một phần của huyện Ea Soup và một phần của thành phố Buôn Ma Thuột, có diện tích tự nhiên là 141.040 ha. Huyện Buôn Đôn nằm ở rìa phía Tây tỉnh Đắk Lắk. Phía Nam giáp huyện Cƣ Jút thuộc tỉnh Đăk Nông, phía Đông Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột, phía Đông giáp huyện Cƣ M'gar, phía Bắc giáp huyện Ea Súp, phía Tây giáp với Vƣơng quốc Campuchia.

Huyện Buôn Đôn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió m a, đặc trƣng cho khí hậu của vùng cao nguyên Nam Trung Bộ. Mỗi năm có 2 m a rõ rệt: M a mƣa và m a khô. M a mƣa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10 tập trung tới hơn 93% lƣợng mƣa của cả năm, m a khô từ tháng 11 đến hết tháng 3

năm sau, lƣợng mƣa không đáng kể và thƣờng bị khô hạn vào cuối mùa khô, thiếu nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất gây nhiều khó khăn cho đời sống của

dựng khá tốt. Huyện giáp với thành phố Buôn Ma Thuột, thuận lợi cho việc giao lƣu văn hóa, trao đổi buôn bán hàng hóa với nhau, góp phần phát triển kinh tế của huyện.

- Tài nguyên thiên nhiên: Buôn Đôn có tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là hệ sinh thái rừng, có Vƣờn Quốc gia Yok Đôn lớn nhất nƣớc với hệ động thực vật phong phú, nhiều động thực vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao, không những phong phú đa dạng mà còn rất đặc trƣng cho hệ động thực vật

Đông Nam Á. Vƣờn Quốc gia Yok Đôn nằm trên địa phận 2 tỉnh (Đăk Lăk và Đăk Nông), 3 huyện (huyện Ea Súp, huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk và huyện Cƣ Jút tỉnh Đăk Nông) giáp biên giới Campuchia. Ranh giới Vƣờn đƣợc xác định với tổng diện tích 115.545ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 80.947ha, phân khu phục hồi sinh thái là 30.426ha và phân khu dịch vụ hành chính là 4.172ha [17].

Với vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và nhiều công trình thủy điện đã tạo nên một sắc thái riêng của huyện Buôn Đôn. Nhƣng tất cả những đặc điểm trên là không thật sự thuận lợi cho phát triển kinh tế của huyện, nền kinh tế vốn phụ thuộc vào nông nghiệp. Điều này đã phần nào gây tác động, ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc, trong đó có hoạt động thanh tra của Thanh tra huyện, nhất là trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến các công trình thủy điện trên địa bàn.

1.4.2. Về tình hình kinh tế - xã hội

Buôn Đôn là một huyện thuần nông, kinh tế của huyện chủ yếu phụ thuộc vào ngành nông nghiệp. Trong những năm gần đây, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, quá trình triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện còn chịu tác động, ảnh hƣởng của nhiều yếu tố bất lợi nhƣ: Ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra thƣờng xuyên,

an ninh trật tự còn tiềm ẩn phức tạp, khó lƣờng... làm cho kinh tế - xã hội của Huyện phát triển chậm. Nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Tổng giá trị sản xuất năm 2016 đạt 2.042 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp 1.020 tỷ đồng, công nghiệp – xây dựng 360 tỷ, dịch vụ 662 tỷ. Về cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp chiếm 50%, giảm 4% so với năm 2015; công nghiệp - xây dựng chiếm 17,6%, tăng 1,6% so với

năm 2015; dịch vụ chiếm 32,4%, tăng 2,4% so với năm 2015. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tuy đã đƣợc cải thiện, thu nhập bình quân đầu ngƣời hàng năm đều tăng, nhƣng vẫn còn ở mức thấp. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế chậm, nhiều năm không đạt chỉ tiêu đề ra; sản xuất nông nghiệp còn manh múng, nhỏ lẻ; đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ khá cao (49%); thiếu các nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế; cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông nông thôn còn hạn chế; tình trạng tranh chấp đất đai, khiếu kiện vẫn còn diễn ra; một số bức xúc của nhân dân liên quan đến các công trình thủy điện trên địa bàn chƣa đƣợc giải quyết thỏa đáng [10].

Những hạn chế, yếu kém trên đã gây ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động quản lý nhà nƣớc, trong đó có hoạt động thanh tra của Thanh tra huyện.

1.4.3. Văn hóa, phong tục, tập quán

Buôn Đôn có lịch sử hình thành và phát triển hơn 200 năm, trƣớc tháng 8 năm 1904 là thủ phủ của tỉnh Đăk Lăk. Buôn Đôn có cảnh quan thiên nhiên h ng vĩ, xinh đẹp, đã có các tộc ngƣời Êđê, M’nông, Jrai là dân tộc bản địa đến quần cƣ sinh sống lập nên những buôn làng đầu tiên của v ng đất này. Sau này có một nhóm ngƣời Lào di cƣ sang và sinh sống đến bây giờ. Mỗi tộc ngƣời thiểu số ở Buôn Đôn đều có những luật tục bất thành văn, do những ngƣời có hiểu biết ở buôn làng nắm giữ, để điều hành mọi hoạt động của cộng đồng. Luật tục chính là

thống ở Tây Nguyên [15]. Hiện nay huyện Buôn Đôn có 07 xã với 99 thôn, buôn, có 17 dân tộc sinh sống đan xen nhau. Ngƣời Kinh chiếm hơn một nửa, số còn lại là ngƣời dân tộc thiểu số Tây Nguyên nhƣ Ê đê, M’nông, Gia Rai và các dân tộc thiểu số nhƣ Tày, Mƣờng …ở các tỉnh phía Bắc di cƣ vào. Mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự đa dạng phong phú về văn hóa, vừa có nét riêng đặc sắc vừa mang đặc điểm văn hóa chung của văn hóa Tây Nguyên. Cho đến nay huyện Buôn Đôn còn lƣu giữ đƣợc nhiều lễ hội truyền thống nhƣ: Lễ bỏ mả, Lễ cúng bến nƣớc, Hội cồng chiêng…duy trì đƣợc nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc Tây nguyên nhƣ: nghề tạc tƣợng, nhà mồ, nghề dệt thổ cẩm…

Với đặc thù là huyện có rất nhiều tộc ngƣời sinh sống, nhiều nét văn hóa, phong tục, tập quán khác nhau, nên trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức huyện, trong đó có cán bộ thanh tra cũng chịu sự tác động của yếu tố trên, vì ngoài việc quan tâm đến tiêu chuẩn cán bộ, công chức còn phải tính đến yếu tố cơ cấu vùng miền, thành phần dân tộc,… để đảm bảo hài hòa trong xã hội, trong hệ thống chính trị ở huyện.

1.4.4. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan Thanh tra huyện Buôn Đôn.

Trong bộ máy thanh tra, con ngƣời vừa là chủ thể quản lý (đƣợc nhà nƣớc trao quyền) nhƣng đồng thời cũng là lực lƣợng trực tiếp thực thi công vụ. Với tƣ cách chủ thể quản lý, những thanh tra viên có thể ra các quyết định quản lý nhằm hƣớng tới các đối tƣợng quản lý thực hiện, do vậy đòi hỏi họ phải đáp ứng đƣợc những yêu cầu của ngƣời ra quyết định có tầm nhìn chiến lƣợc, khả năng thu thập và xử lý thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp tốt, các thanh tra viên phải nắm vững các quy định của pháp luật về lĩnh vực hoạt động của mình, nắm vững nghiệp vụ, có chuyên môn sâu, thể hiện đƣợc đạo đức công vụ về sự liêm chính, tính công minh, trung thực, khách quan… đòi

hỏi ở mức độ cao hơn so với đội ngũ cán bộ, công chức nói chung bởi tính chất đặc th của công tác thanh tra là luôn phải đánh giá đƣợc tính đúng, sai của đối tƣợng đƣợc thanh tra. Nếu chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra không đƣợc đảm bảo về trình độ, chuyên môn, không đảm bảo về đạo đức công vụ, không đƣợc sắp xếp hợp lý về vị trí, ph hợp với trình độ chuyên môn khi đó dẫn đến tác động trực tiếp nhƣ không tạo ra đƣợc sự phối kết hợp trong hoạt động thanh tra, không đủ trình độ để xác định đƣợc mức độ vi phạm… Những yêu cầu về chất lƣợng đội ngũ cán bộ thanh tra sẽ là định hƣớng cho công tác đào tạo và tuyển chọn đội ngũ cán bộ thanh tra có đủ năng lực, tạo chất lƣợng hoạt động thanh tra ngày càng tốt hơn.

1.4.5. Sự tác động của nền kinh tế thị trường

Hội nhập sâu rộng với thế giới và tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế đất nƣớc theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là chủ trƣơng lớn mang tính chiến lƣợc của Đảng và Nhà nƣớc ta. Tỉnh Đăk Lăk nói chung và huyện Buôn Đôn nói riêng cũng đang trong quá trình hội nhập và phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trƣờng đã tạo ra nhiều cơ hội, nhiều thuận lợi cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng có những mặt trái nhất định, nhƣ: làm phát sinh nhiều mối quan hệ phức tạp, đan xen lẫn nhau mà hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách hiện hành chƣa thể điều chỉnh hết đƣợc; gia tăng những hành vi vi phạm pháp luật nhƣ tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lƣợng…Những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng mang lại sự coi trọng vật chất, coi trọng đồng tiền dẫn đến sự tha hóa về đạo đức, trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, thanh tra viên, tạo ra sự móc ngoặc, thông đồng, lơ là trong hoạt động công vụ với mục đích vụ lợi, đặc biệt là nạn hối lộ, tham nhũng. Điều này đặt ra cho Nhà nƣớc những yêu cầu cần

bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp để điều chỉnh những vấn đề mới phát sinh, trong đó có pháp luật về thanh tra. Đồng thời các cơ quan thanh tra nhà nƣớc phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lƣợng về tổ chức và hoạt động để thanh tra thực sự là “công cụ” quan trọng của nhà quản lý.

Tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn cũng không tránh khỏi những tác động của nền kinh tế thị trƣờng.

1.4.6. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy huyện và sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện

Trong hệ thống chính trị, Đảng là một bộ phận cấu thành, nhƣng Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị. Đảng giữ vai trò quyết định đối với công tác cán bộ và lãnh đạo, chỉ đạo, định hƣớng cho mọi hoạt động. Cơ cấu tổ chức và hoạt động thanh tra cũng không thể tách rời khỏi sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng. Tổ chức và hoạt động thanh tra của Thanh tra huyện Buôn Đôn do vậy cũng đặt dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự tác động từ các nghị quyết, chỉ thị, các chƣơng trình, kế hoạch công tác của Huyện ủy.

Theo Luật Thanh tra hiện hành, Thanh tra cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Do vậy tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện Buôn Đôn phụ thuộc nhiều vào Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Buôn Đôn, từ số lƣợng biên chế, con ngƣời, định hƣớng hoạt động thanh tra, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các kết luận, quyết định, kiến nghị sau thanh tra.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Các ban thanh tra làm việc tốt, nhanh hay làm kém, chậm, trước hết là do bản thân mỗi ban cố gắng nhiều hay ít, nhưng còn do cấp lãnh đạo có quan tâm đến công tác thanh tra hay không. Các cấp lãnh đạo phải giúp đỡ các ban thanh tra làm việc tốt, phải quan tâm lãnh đạo công tác thanh tra” [11, tr.82]. Do vậy, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp

ủy huyện và sự quản lý điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có vai trò và ý nghĩa quan trọng đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra huyện.

1.4.7. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật

Cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động thanh tra là hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra. Đó là tổng hợp các quy tắc, quy định do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành để tổ chức và hoạt động thanh tra. Song hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra không chỉ phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của pháp luật về thanh tra mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hoàn thiện pháp luật trên tất cả các lĩnh vực khác, vì thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hoạt động thanh tra mang tính đa ngành, nhiều lĩnh vực. Do đó đòi hỏi hệ thống pháp luật mang tính phân hóa cao theo từng lĩnh vực. Điều đó yêu cầu chính các chủ thể tiến hành thanh tra phải có tập hợp những kiến thức cơ bản về hệ thống các quy định pháp luật trên nhiều lĩnh vực. Đây chính là yếu tố quan trọng quyết định chất lƣợng của cuộc thanh tra bởi việc xác định tính hợp pháp, hợp lý hoạt động của các đối tƣợng thanh tra dựa trên các quy định pháp luật thực định mà đòi hỏi ngƣời tiến hành thanh tra phải biết vận dụng. Bên cạnh đó hoạt động thanh tra phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng của những quy định pháp luật về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra, bởi các cơ quan thanh tra nếu đƣợc luật hóa bằng các quy định hợp pháp, hợp lý khi đó các chủ thể tiến hành thanh tra sẽ đƣợc tạo điều kiện độc lập về mặt thẩm quyền, điều đó có tác động trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp đến hiệu quả của hoạt động thanh tra. Một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ, cụ thể, chặt chẽ và thống nhất sẽ giúp cho việc thực hiện các hoạt động thanh tra đƣợc diễn ra theo một trật tự hợp lý, giúp cho các cơ quan quản lý

Kết luận Chƣơng 1

Thanh tra là hoạt động kiểm tra, xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nƣớc, việc thực hiện chức năng nhiệm vụ đƣợc giao của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức và cá nhân do các cơ quan thanh tra có thẩm quyền thực hiện nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nƣớc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nƣớc, của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Thanh tra cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có đặc điểm, vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nƣớc ở cấp huyện. Tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện luôn gắn với tổ

chức và hoạt động quản lý nhà nƣớc và mang tính quyền lực nhà nƣớc. Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra cấp huyện, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc cấp huyện đƣợc quy định trong Luật Thanh tra năm 2010. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA CẤP HUYỆN – TỪ THỰC TIỄN THANH TRA HUYỆN BUÔN ĐÔN, TỈNH

ĐĂK LĂK

2.1. Thực trạng pháp luật và việc thực hiện pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra cấp huyện

2.1.1. Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về tổ chức thanh tra cấp huyện

Từ Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 đến Luật Thanh tra năm 2004, Luật Thanh tra năm 2010 đều có một chƣơng riêng để quy định về tổ chức thanh tra cấp huyện, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra, Chánh Thanh tra cấp huyện. Luật Thanh tra 2010 có 3 điều (từ Điều 26 đến Điều 28) quy định về tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của thanh tra cấp huyện. Còn các quy định về hoạt động thanh tra cấp huyện nằm ở các chƣơng, mục khác trong Luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thanh tra cấp huyện từ thực tiễn huyện buôn đôn, tỉnh đăk lăk (Trang 42 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)