Hoài Đức là huyện trong quy hoạch theo hƣớng phi nông nghiệp của thành phố Hà Nội, đƣợc xác định là huyện nằm trong vùng phát triển dịch vụ, giao dịch kinh tế tài chính. Là một huyện trong khu trung tâm (nội thành) "Hà Nội mới" hiện đại xứng tầm khu vực. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, qua nhiều lần tách, nhập, điều chỉnh địa giới hành chính; song Hoài Đức vẫn đƣợc nhắc đến nhƣ một vùng đất giàu truyền thống văn hiến, kiên cƣờng trong đấu tranh cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, đến nay cơ cấu hành chính của huyện gồm 19 xã và 1 thị trấn, diện tích 82,67 km2
, dân số 230.146 ngƣời với tổng số 57.203 hộ, 130 thôn và một tổ dân phố. Huyện có 54 làng cổ truyền thống, 12 làng nghề truyền thống và 191 di tích lịch sử văn hóa có giá trị, trong đó có 81 di tích đã đƣợc Nhà nƣớc ra quyết định xếp hạng cấp quốc gia và cấp thành phố.
Hoài Đức nằm trong một miền đất cổ, có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, là một trong những địa bàn sinh tụ chính của cƣ dân Văn Lang thời dựng nƣớc, đặc biệt trong huyện có hàng loạt các di tích đều thờ Lý Bí và Lý Phục Man, ngƣời có công xây dựng và bảo vệ nhà nƣớc Vạn Xuân độc lập vào thế kỷ thứ VI nhƣ đình Giang Xá, Lƣu Xá, đền Di Trạch, đình chùa Đại Tự (xã Kim Chung), Quán Giá (xã Yên Sở). Hoài Đức còn là đất sinh ra và nuôi dƣỡng nhiều nhân tài, là niềm tự hào của quê hƣơng, đất nƣớc. “Nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh, Cót”.
(Trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội)
Với vị trí địa lý :
- Phía Bắc giáp huyện Đan Phƣợng. - Phía Tây giáp huyện Quốc Oai. - Phía Nam giáp quận Hà Đông. - Phía Đông giáp huyện Từ Liêm.
Hoài Đức trở thành một cửa ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội với nhiều huyết mạch giao thông quan trọng nhƣ Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, các trục tỉnh lộ 422, 423 và nhiều dự án nhƣ đƣờng vành đai 4 và các khu đô thị.
Trong những năm vừa qua, với những thuận lợi khó khăn đan xen, tốc độ đô thi hóa nhanh, theo quy hoạch kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 quá nửa huyện Hoài Đức trở thành đô thị và phấn đấu xây dựng, đảm bảo các tiêu chí để trở thành quận của thành phố Hà Nội. Đất canh tác bị thu hồi, các khu đô thị mới mọc lên, sự thay đổi này có những măt thuận lợi song cũng có những mặt khó khăn vì nó tác động trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực
kinh tế - xã hội và tập quán của nhân dân. Đứng trƣớc những thách thức đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hoài Đức nỗ nực phấn đấu quyết tâm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội mà nghị quyết huyện Đảng bộ đề ra.
2.2. Khái quát c các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức
Tổng số công chức các phòng ban chuyên môn của huyện là 105 ngƣời trong đó nam là 46, nữ là 59. Tuổi đời của công chức từ 40 trở xuống chiếm 56.2%, đại bộ phận công chức ở cơ cấu ngạch chuyên viên chiếm tỷ lệ hơn 90%. Phần lớn công chức ở huyện là ngƣời địa phƣơng nên am hiểu về phong tục, môi trƣờng văn hóa. Song mặt bằng so với các huyện nội thành thì chất lƣợng còn hạn chế cả về bằng cấp và năng lực làm việc.
Theo kết quả điều tra về trình độ đào tạo và bồi dƣỡng tháng 6 năm 2017 thì:
- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 100% Chuyên môn: - Trung cấp: 2.8% - Cao đẳng: 0.9% - Đại học: 75.4% - Thạc sỹ: 20.9% Về trình độ lý luận chính trị
Sơ cấp: 30.4%; Trung cấp 23.8%; Cao cấp: 15.2%
- Về chuyên môn quản lý hành chính: Cán sự: 7.6%; Chuyên viên: 91.5%; chuyên viên chính: 0.9%;
- Về trình độ ngoại ngữ: Trình độ A: 10.4%; Trình độ B: 68.7%; Trình độ C: 20%; Trình độ đại học: 0.9%
- Về trình độ tin học: Trình độ A: 0. 9%; Trình độ B: 93.5%; Trình độ C: 4.7%; Trình độ đại học: 0. 9%
2.3. Thực trạng chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức.