Nội dung quản lý nhà nước về dân số-sức khỏe sinh sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về dân số sức KHOẺ SINH sản TRÊN địa bàn THỊ xã HƯƠNG THUỶ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 26 - 37)

1.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản cấp trung ương

Tổ chức bộ máy làm việc công tác DS-SKSS các cấp là một bộ phận của hệ thống y tế, chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện công tác DS-SKSS theo nhiệm vụ được phân công. Ở cấp trung ương là Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc Bộ Y tế. Cấp trung ương là nơi vừa xây dựng và chỉ đạo tầm vĩ mô.

Nội dung quản lý nhà nước về DS-SKSS cấp trung ương bao gồm:

Một là, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về dân số - sức khỏe sinh sản.

Lĩnh vực DS-SKSS bao hàm nội dung khá rộng về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số. Do vậy, ở Việt Nam hệ thống các văn bản, pháp luật trong QLNN về DS-SKSS, bộ máy tổ chức thực thi bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực này do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện theo phân công của nhà nước, trong đó Bộ Y tế là cơ quan được giao chủ trì nhiều nội dung nhất.

Xây dựng các văn bản QLNN về DS-SKSS điều chỉnh các vấn đề sau: các quy định về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số; các quy định về thực hiện giải pháp lãnh đạo, tổ chức và quản lý, truyền thông, cung cấp dịch vụ SKSS, thông tin dữ liệu dân cư, xã hội hoá và cơ chế chính sách, đào tạo và nghiên cứu, tài chính và hậu cần; các quy định thực hiện QLNN về công tác DS-SKSS, các quy định về trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức đối với lĩnh vực DS-SKSS.

Hai là, xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số.

Để xây dựng một Chương trình mục tiêu Quốc gia, các đề án thuộc chương trình cần triển khai các nội dung cơ bản sau:

Tập hợp cơ sở pháp lý, phân tích, đánh giá thực trạng của ngành, lĩnh vực, rút ra những vấn đề cấp bách cần được giải quyết.

Căn cứ mục tiêu của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước gắn với củng cố quốc phòng, an ninh và phương hướng phát triển của ngành, lĩnh vực, các cam kết quốc tế để xây dựng mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Xác định thời hạn và tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia, địa bàn thực hiện và phạm vi tác động của Chương trình mục tiêu Quốc gia đến mục tiêu phát triển ngành, lĩnh vực theo vùng, lãnh thổ.

Xác định các dự án cần thực hiện; các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, thời gian và địa điểm thực hiện của từng dự án; các cơ quan quản lý dự án, dự tính sản phẩm đầu ra, đối tượng thụ hưởng của Chương trình mục tiêu Quốc gia, dự án.

Đề xuất kinh phí của từng dự án và tổng mức kinh phí của Chương trình mục tiêu Quốc gia có phân chia theo từng năm phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu Quốc gia; giải pháp về huy động vốn, kinh phí; các giải pháp về nguồn nhân lực thực hiện chương trình và phương thức quản lý; các giải pháp về khoa học, công nghệ (nếu có); giải pháp về vật tư, mua sắm phương tiện, thiết bị, máy móc; đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù cần ban hành để áp dụng cho việc thực hiện chương tŕnh, dự án (nếu có); xác định những nội dung, hoạt động, dự án của chương trình và cơ chế lồng ghép với hoạt động của các Chương trình mục tiêu Quốc gia khác trên cùng địa bàn.

Ba là, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách có liên quan đến dân số - sức khỏe sinh sản.

Tổ chức phối hợp giữa các Bộ, cơ quan của Chính phủ, đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội thực hiện, việc cung cấp thông tin và dịch vụ kế hoạch

hóa gia đình đến tận người dân; xây dựng các quy chế thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước đối với các đơn vị, cá nhân thuộc các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội.

Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Bốn là, thiết kế, xây dựng và hình thành bộ máy quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản.

Quá trình xây dựng bộ máy QLNN

Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ. Xác định mô hình cơ cấu tổng quát.

Giai đoạn 2: Phân bố chức năng, nhiệm vụ, hình thành các bộ phận, phân hệ.

Giai đoạn 3: Xác định quyền hạn, trách nhiệm cho bộ phận, con người. Xây dựng quy chế hoạt động.

Giai đoạn 4: Xây dựng cơ chế phối hợp.

Việc xác định mô hình cơ cấu nào tùy thuộc vào cơ chế của nhà nước, vào khả năng sẵn sàng của địa phương. Có 2 mô hình cơ cấu tổng quát là:

Mô hình tập trung: trên phương diện tổ chức bộ máy nhà nước, tập trung hoá là hệ thống quản lý dựa trên việc tập trung quyền ra quyết định cho những cơ quan QLNN ở trung ương (chính quyền trung ương).

Mô hình phân quyền: Phân quyền là quá trình chuyển một phần quyền hạn từ trung ương xuống địa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới. Có hai hình thức phân quyền chính:

Phân quyền chức năng: Là sự phân giao của một cơ quan cấp trên cho một tổ chức bên dưới các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định rõ

ràng.

Phân quyền lãnh thổ: Là sự phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phương tiện vật chất, tài chính, nhân sự cho chính quyền địa phương. Các cơ quan quản lý ngành ở địa phương chịu sự phụ thuộc hai chiều: trực thuộc UBND và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của cơ quan quản lý ngành trực tiếp.

Năm là, tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, lưu trữ, khai thác thông tin dữ liệu dân số - sức khỏe sinh sản, công tác đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, tổng điều tra dân số định kỳ. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số - sức khỏe sinh sản.

Để xây dựng và thiết lập hệ thống thông tin quản lý (MIS) cần các yêu cầu sau: nguồn nhân lực và đào tạo, nguồn tài chính, hệ thống quản lý, hệ thống ghi chép, lưu trữ, máy tính, phần cứng, phần mềm, cơ sở pháp lý.

Nghiên cứu thiết lập hệ thống thông tin trên phạm vi toàn quốc hay từng địa phương, thông tin chung hay thông tin chuyên ngành để từ đó thực hiện các yêu cầu để hình thành nên hệ thống thông tin quản lý dân cư. Hiện nay, hệ thống thông tin quản lý được thực hiện trên phạm vi toàn quốc và mang tính chuyên ngành DS-SKSS.

Sáu là, đào tạo, bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn về dân số - sức khỏe sinh sản.

Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác có liên quan việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chương trình DS-SKSS cho các lãnh đạo, cán bộ làm công tác DS-SKSS. Quyết định việc tuyển dụng, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ khác của Nhà nước đối với viên chức do Ủy ban trực tiếp quản lý.

pháp luật về dân số.

Hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các địa phương, các tổ chức và công dân trong việc thực hiện pháp luật của Nhà nước, các văn bản pháp quy về DS-SKSS do Ủy ban ban hành. Phối hợp với các cơ quan thành viên chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành DS-SKSS, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo về DS-KHHGĐ, tạo điều kiện để các hội, các tổ chức phi chính phủ tham gia các hoạt động DS-SKSS.

1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản cấp tỉnh

Tại cấp tỉnh, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước về DS-SKSS trực thuộc Sở Y tế, thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế quản lý nhà nước về DS-SKSS, bao gồm các lĩnh vực: Quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về DS-SKSS trên địa bàn tỉnh.

Theo sự phân cấp của Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ là chủ thể quản lý nhà nước về DS-SKSS cấp tỉnh, quản lý nhà nước bao gồm những nội dung sau đây:

Một là, tổ chức triển khai thực hiện pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật về dân số - sức khỏe sinh sản.

Trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm, Chương trình, Đề án về DS- SKSS của tỉnh; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, cải cách hành chính, phân cấp quản lý, xã hội hoá trong lĩnh vực DS-SKSS trên địa bàn tỉnh; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của Chi cục; ban hành các quyết định, chỉ thị cá biệt và chương trình, giải pháp, biện pháp huy động, phối hợp liên ngành trong lĩnh vực DS-SKSS.

Hai là, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình và đề án về dân số - sức khỏe sinh sản tại địa phương.

Tổ chức, chỉ đạo triển khai chương trình Mục tiêu quốc gia về DS- KHHGĐ, chiến lược DS-SKSS. Hướng dẫn thực hiện kế hoạch các đề án trong lĩnh vực DS-SKSS bao gồm: Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Đề án Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển; Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Giúp Giám đốc Sở Y tế quản lý và tổ chức thực hiện các Dự án đầu tư trong lĩnh vực DS-SKSS theo phân cấp của Sở Y tế.

Ba là, tổ chức thực hiện các chính sách về dân số - sức khỏe sinh sản tại địa phương.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các chính sách DS-SKSS, đào tạo nguồn nhân lực làm công tác DS-SKSS của địa phương. Giúp Giám đốc Sở Y tế hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, dự án về DS-SKSS sau khi được phê duyệt.

Bốn là, triển khai hoạt động của tổ chức bộ máy dân số - sức khỏe sinh sản tại địa phương.

Thành lập bộ máy tổ chức thực hiện QLNN về DS-SKSS từ tỉnh đến cơ sở theo Thông tư 05/BYT ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Bộ Y tế. Trong đó Chi cục DS – KHHGĐ tỉnh thực hiện và tham mưu chuyên môn về DS-SKSS cho Giám đốc Sở Y tế. BCĐ công tác DS-KHHGĐ tỉnh được thành lập nhằm huy động các ban ngành đoàn thể trong thực hiện QLNN về DS-SKSS.

Dưới sự phân cấp của Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ quản lý về quy mô DS-KHHGĐ: Theo dõi, quản lý biến động tăng, giảm dân số, đề xuất các giải pháp điều chỉnh mức sinh và tỷ lệ phát triển dân số trên địa bàn tỉnh/huyện/thành phố.

Năm là, quản lý thông tin và tổ chức thực hiện nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong quản lý dân số - sức khỏe sinh sản tại địa phương.

Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, xử lý, phân tích số liệu về dân số - kế hoạch hóa gia đình phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý. Tổ chức biên tập, in ấn, nhân bản và phát hành các ấn phẩm thông tin và dữ liệu phục vụ sự nghiệp dân số - kế hoạch hóa gia đình theo thẩm quyền.

Sáu là, tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn về DS-SKSS tại địa phương.

Bảy là, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về dân số - sức khỏe sinh sản tại địa phương.

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật đối với các hoạt động dịch vụ tư vấn DS - SKSS và quản lý các phương tiện tránh thai; quản lý các dịch vụ SKSS trên địa bàn tỉnh/huyện/thành phố; hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện các đề án, mô hình liên quan đến DS-SKSS trên địa bàn tỉnh/huyện/thành phố.

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật để bảo đảm cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên; hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện đề án, mô hình liên quan đến điều chỉnh cơ cấu dân số trên địa bàn tỉnh.

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về dân số - sức khỏe sinh sản cấp huyện/ thị xã

Một là, tổ chức triển khai thực hiện pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật về dân số - sức khỏe sinh sản.

Ngay sau khi có Pháp lệnh Dân số 2003, Pháp lệnh Dân số sửa đổi năm 2008, Nghị định 114/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về DS và trẻ em, Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực y tế, quận đã tổ chức triển khai pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật về DS-SKSS dưới nhiều hình thức như: tổ chức Hội nghị triển khai pháp luật về dân số, phát hành tài liệu phân phát đến cán bộ công chức viên chức từ thành phố đến phường và đến địa bàn dân cư. Tổ chức các Hội thi tìm hiểu pháp luật Dân số, thực hiện đăng tin bài phổ biến pháp luật Dân số lên website của thành phố và của Chi cục DS-KHHGĐ Tỉnh ký hợp đồng với đài phát thanh truyền hình phổ biến pháp luật về Dân số.

Hai là, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình và đề án dân số - sức khỏe sinh sản tại địa phương.

Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình và đề án DS- SKSS theo chỉ dẫn của cấp trên. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện đồng bộ các mục tiêu, giải pháp. Hiện nay QLNN về DS-SKSS toàn quốc thực hiện theo Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011-2020, Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2012 -2015. Chương trình mục tiêu Quốc gia DS- KHHGĐ giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18 tháng12 năm 2011, gồm 04 dự án và 01 đề án là:

Dự án Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ.

Dự án Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

Dự án Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.

Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển.

Ngay sau khi có phân bố chỉ tiêu từ tỉnh và thị xã, Trung tâm DS- KHHGĐ thị xã tham mưu cho Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thị xã xây dựng Hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu kế hoạch phân bố chỉ tiêu và hướng dẫn 7 xã 5 phường thực hiện nhiệm vụ.

Việc thực hiện các dự án, đề án trên thông qua thực hiện các mô hình truyền thông DS – SKSS, cung cấp dịch vụ DS-SKSS.

Xây dựng phân bố kinh phí cho từng dự án, đề án theo chỉ dẫn cấp trên, đồng thời tham mưu UBND thị xã hỗ trợ kinh phí bổ sung để đảm bảo thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về dân số sức KHOẺ SINH sản TRÊN địa bàn THỊ xã HƯƠNG THUỶ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)