Phát huy vai trò của hoạt động quản lý hành chính và các mặt công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 82)

công tác nghiệp vụ cơ bản để quản lý các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn

3.2.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

- Để phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi lợi dụng hoạt động vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội trong các cơ sở kinh doanh NH,KS lực lƣợng công an cần phát huy vai trò của công tác quản lý hành chính, áp dụng nhiều biện pháp khác nhau trong đó công tác điều tra nghiệp vụ cơ bản giúp chúng ta biết đƣợc các thông tin cơ bản về các cơ sở kinh doanh NH,KS; quả trình hoạt động, vận hành của các cơ sở này,... để phục vụ đắc lực cho công tác phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm pháp luật, giữ gìn ANTT trên địa bàn.

- Thực tế trong quá trình thực hiện công tác quản lý các cơ sở kinh doanh NH,KS, lực lƣợng CS.QLHC về TTXH đã tiến hành công tác điều tra cơ bản kết hợp vai trò của hoạt động quản lý hành chính song hoạt động còn qua loa, mới chỉ dừng ở mức độ thống kê số liệu NH,KS; thống kê số nhân viên thuộc diện quản lý,... còn các nội dung khác không đƣợc thực sự chú trọng nên đã ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý. Vì lẽ đó, để tăng cƣờng hoạt động quản lý nói chung, phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, hoạt động tệ nạn xã hội nói riêng trong lực lƣợng CS.QLHC về TTXH cần nâng cao hơn nữa vai trò trong hoạt động quản lý hành chính và các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản các cơ sở kinh doanh NH,KS trên địa bàn quận.

3.2.4.2. Nội dung, yêu cầu cần đạt được

- Quá trình kiểm tra, lực lƣợng CS.QLHC về TTXH phải dựng kế hoạch cụ thể, phải linh hoạt sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện. Trong quá trình áp dụng công tác nghiệp vụ cơ bản, lực lƣợng CS.QLHC về TTXH cần nắm các thông tin về ngƣời chủ cơ sở kinh doanh, ngƣời có quan hệ, giao dịch với các chủ cơ sở kinh doanh, phân loại, đánh giá đúng tính chất hoạt động của từng cơ sở. Đối với cán bộ trong ban quản lý, nhân viên biên chế hoặc công nhân, nhân viên hợp đồng lao động và ngƣời làm công nắm vững lai lịch, trình dộ, chuyên môn, vai trò của họ trong tổ chức kinh doanh, thái độ của họ trong việc chấp hành chính sách pháp luật, các lỗi đã vi phạm nếu có của cơ sở. Đối với ngƣời nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ kinh doanh cần phải nắm chắc lai lịch, vai trò của họ trong các cơ sở kinh doanh, thái độ chấp hành chính sách pháp luật, những quy định về ANTT ở Việt Nam.

- Trong quá trình kiểm tra phải thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật và các nội dung quy định:

+ Phải tiến hành kiểm tra giấy phép kinh doanh cũng nhƣ các giấy tờ hợp pháp về hoạt động kinh doanh của cơ sở; kiểm tra nội dung kinh doanh trong giấy phép với thực tế kinh doanh trong các cơ sở nhƣ vệ sinh an toàn thực phẩm, các loại giấy phép kinh doanh đồ uống, phòng chống cháy

nổ,...(đối với nhà hàng); số phòng sử dụng, dịch vụ đăng ký kinh doanh, việc

tổ chức thêm các loại hình kinh doanh khác có báo cáo bổ sung trong giấy

phép kinh doanh không?...(đối với khách sạn)

+ Phải kiểm tra sổ sách của cơ sở; sổ đăng ký kinh doanh, sổ ghi chép khách tạm trú, việc khai báo tạm trú cho khách và nhân viên, hợp đồng lao động của các nhân viên trong cơ sở nhằm phòng ngừa các đối tƣợng, phần tử xấu lợi dụng cơ sở hoạt động vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội; việc ghi chép các nội dung trong sổ, niêm yết các nội quy hƣớng dẫn khách, bảng giá hàng có đƣợc thực hiện nghiêm túc không?

Trong quá trình kiểm tra các cơ sở kinh doanh NH,KS, lực lƣợng CS.QLHC về TTXH cần chú ý: Xây dựng kế hoạch kiểm tra lồng ghép, áp dụng biện pháp kiểm tra hành chính với các biện pháp nghiệp vụ, xác định rõ mục tiêu tập trung cần kiểm tra, lực lƣợng tham gia, phƣơng tiện phục vụ cho công tác kiểm tra, phải dự kiến các tình huống phát sinh đột xuất. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đến khi triển khai thực hiện phải đảm bảo bí mật.

- Quá trình kiểm tra phải có trọng tâm, tập trung kiểm tra các cơ sở có nhiều biểu hiện nghi vấn vi phạm pháp luật, hoạt động tệ nạn xã hội. Sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ đẻ làm rõ phƣơng thức, thủ đoạn hoạt động cung cấp cho các lực lƣợng nghiệp vụ khác.

- Cần kết hợp các hình thức kiểm tra: kiểm tra thƣờng xuyên với kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra về diện, kiểm tra về điểm.

- Trong quá trình kiểm tra phải chấp hành đúng điều lệnh Công an nhân dân cũng nhƣ các quy định pháp luật. Sau khi kiểm tra phải lập biên bản theo mẫu quy định, ghi rõ kết quả kiểm tra, có đƣơng sự, ngƣời phụ trách hoặc chủ cơ sở kinh doanh ký tên và giao cho chủ cơ sở một bản.

3.2.4.3. Cách thức tổ chức thực hiện

- UBND quận cần chỉ đạo các cơ quan hành chính xây dựng các kế hoạch tăng cƣờng điều tra cơ bản, nắm tình hình. Trong kế hoạch chỉ rõ thời gian, nội dung, yêu cầu đặt ra cụ thể.

- Đối với lực lƣợng Công an cần phổ biến cho tất cả các cán bộ chiến sỹ thấy đƣợc vai trò của công tác nghiệp vụ cơ bản, nắm tình hình từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm làm việc nghiêm túc, khách quan.

- Đội CS.QLHC về TTXH phối hợp với lực lƣợng nghiệp vụ trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch. Ban chỉ huy đội cần kiểm tra đánh giá kết quả đạt đƣợc, có khen thƣởng, phê bình đối với những cán bộ chiến sỹ hoàn thành tốt nhiệm vụ và những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ.

3.2.5. Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực pháp luật, nghiệp vụ đối với lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính trong quản lý các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn

3.2.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Đấu tranh phòng chống tội phạm là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp của toàn Đảng, toàn dân. Trong đó lực lƣợng cảnh sát nhân dân luôn giữ vai trò nòng cốt, xung kích trên mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn ANTT, đem lại sự bình yên cho xã hội, bảo vệ cuộc sống hạnh phúc của nhân dân. Để hoàn thiện xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó, đòi hỏi lực lƣợng công an không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả các mặt công tác.

Trong thời gian gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội nói chung, địa bàn quận Nam Từ Liêm nói riêng, các cơ sở kinh doanh NH,KS ngày càng phát triển. Các cơ sở tăng nhanh về số lƣợng và quy mô hoạt động nên ảnh hƣởng rất lớn đến ANTT trên địa bàn cơ sở. Trong khi đó, tình hình cán bộ chiến sỹ làm công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung và các cơ sở kinh doanh cho thuê lƣu trú, các cơ sở NH,KS nói riêng còn nhiều hạn chế.

Về số lƣợng: Cán bộ Công an làm công tác đặc doanh quản lý các cơ sở kinh doanh NH,KS trên địa bàn còn thiếu về số lƣợng, cần phải tăng cƣờng để đảm bảo thực hiện công tác quản lý một cách triệt để, hiệu quả nhất.

Về chất lƣợng: Lực lƣợng CS.QLHC về TTXH các cấp thực hiện hoạt động này hầu hết chƣa thực hiện đƣợc, chƣa nhận thức đƣợc hết tầm quan trọng của công tác quản lý và tính chất phức tạp của các cơ sở kinh doanh NH,KS. Chính vì vậy công tác quản lý diễn ra còn hết sức thiếu sát thực, mang tính hành chính đơn thuần. Chƣa đi sâu đi sát trong công tác nắm tình hình, quản lý các cơ sở này đem lại hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng số cơ sở chƣa đủ điều kiện hoạt động vẫn tiếp tục hoạt động chiếm tỷ lệ lớn, chủ cơ sở kinh doanh NH,KS không chấp hành quy định của pháp

luật, khách ăn, nghỉ cũng nhiều thành phần phức tạp và không kiểm soát đƣợc hết, tạo điều kiện cho các phần tử xấu lợi dụng sơ hở hoạt động phạm tội,...

Bên cạnh những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, có năng lực công tác còn có một bộ phận thoái hóa về phẩm chất, kém về năng lực công tác.

3.2.5.2. Nội dung, yêu cầu cần đạt được

- Kiện toàn đội ngũ cán bộ, chiến sỹ từ cấp cơ sở đến cấp quận, thành phố. Đảm bảo đủ số lƣợng đối với CS.QLHC về TTXH làm công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh cho thuê lƣu trú, NH,KS. Tăng cƣờng số lƣợng cán bộ, chiến sỹ cho đủ biên chế. Bên cạnh đó không ngừng bồi dƣỡng nâng cao trình độ để các cán bộ chiến sỹ đảm bảo về chất lƣợng, nắm vững nghiệp vụ, năng lực pháp luật, phục vụ tốt cho quá trình công tác quản lý.

3.2.5.3. Cách thức tổ chức thực hiện

- Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức về công tác quản lý, nâng cao công tác quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung và các cơ sở kinh doanh NH,KS nói riêng. Bên cạnh đó nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chiển sỹ để thực hiện thành công, thắng lợi công tác quản lý này.

- Trong quá trình quản lý cần phải có sự phối kết hợp, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin với nhau một cách thống nhất để công tác quản lý diễn ra một cách hoàn thiện và đạt hiệu quả cao nhất.

- Tăng cƣờng công tác tham mƣu, kiểm tra hƣớng dẫn cán bộ quản lý về nghiệp vụ. Thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra chất lƣợng cán bộ, chiến sỹ làm công tác kiểm tra, đăng ký và quản lý các cơ sở này nhất là lực lƣợng CS.QLHC về TTXH. Kiến nghị góp ý, thay thế những cán bộ chiến sỹ không đủ năng lực công tác, thiếu nhiệt tình trách nhiệm trong công tác đƣợc giao,

bổ sung lực lƣợng cán bộ các cấp quản lý địa bàn theo thẩm quyền, đảm bảo đúng yêu cầu, chất lƣợng đào tạo cán bộ.

- Công an thành phố cần quan tâm đào tạo, nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý. Kịp thời khen thƣởng cán bộ, chiến sỹ có năng lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, lập đƣợc thành tích trong việc phát hiện tội phạm và những hành vi vi phạm pháp luật trong các cơ sở kinh doanh NH,KS. Xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi đảm bảo đủ số lƣợng, chất lƣợng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao.

3.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong quản lý các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn. kinh doanh nhà hàng, khách sạn.

3.2.6.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

- Kinh doanh dịch vụ NH,KS là hoạt động kinh doanh phức tạp mang nhiều đặc thù riêng cần có sự theo dõi, quản lý của nhiều ngành nhƣ: thƣơng mại, du lịch,... Vì vậy quản lý các cơ sở để đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng ngừa tội phạm hoạt động tệ nạn xã hội, đảm bảo giữ gìn ANTT trên địa bàn cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lƣợng theo một cơ chế thống nhất có sự chỉ đạo tập trung trong đó lực lƣợng công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt.

- Công tác quản lý cơ sở kinh doanh NH,KS của lực lƣợng CS.QLHC về TTXH là một quá trình cần tiến hành lâu dài và bền bỉ mới có thể thu đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Vì vậy chúng ta cần phải có sự phối hợp đồng bộ trong quản lý giữa các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội cùng tham gia vì sự ổn định và phát triển lành mạnh mà không một cấp, ban ngành, lực lƣợng nào có thể đảm nhận giải quyết một cách độc lập đƣợc.

- Thực tế trong quá trình quản lý của các đơn vị địa phƣơng từ trƣớc đến nay những nơi nào có mối quan hệ phối hợp giữa các lực lƣợng chƣa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, không có sự hỗ trợ lẫn nhau thì công tác bộc lộ nhiều sơ hở, tỉ lệ đối tƣợng hoạt động vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội cao hơn. Mặt

khác ở những địa phƣơng xây dựng đƣợc mô hình phối kết hợp chặt chẽ, có sự chỉ đạo phân công rõ ràng, huy động đƣợc sự ủng hộ nhiệt tình của các ban ngành, đoàn thể thì nơi đó hiệu quả công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm vi phạm pháp luật đƣợc nâng cao hơn rất nhiều.

Trong những năm qua khi tiến hành công tác quản lý NH,KS trên địa bàn quận, quan hệ phối hợp giữa các lực lƣợng chƣa thật chặt chẽ. Đặc biệt là việc trao đổi thông tin giữa công an các phƣờng, các lực lƣợng chức năng đối với UBND chƣa thật sự kịp thời, thông tin nhiều khi thiếu chính xác; việc trao đổi thông tin giữa đội CS.QLHC về TTXH với các đội nghiệp vụ còn chƣa đƣợc thƣờng xuyên. Giữa lực lƣợng CS.QLHC về TTXH với các cơ quan chủ quan còn rời rạc, mang tính khẩu hiệu. Vì vậy phối hợp giữa các lực lƣợng nhằm đấu tranh, phòng ngừa các hoạt động vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội trong nhà nghỉ, khách sạn cần phải có sự trao đổi thông tin, xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp chặt chẽ. Các cơ quan phải có sự phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng.

3.2.6.2. Nội dung, yêu cầu cần đạt được

- Quan hệ phối hợp giữa đội CS.QLHC về TTXH với lực lƣợng nghiệp vụ khác cần đảm bảo có sự thống nhất chặt chẽ từ trên xuống dƣới một cách cụ thể. Việc báo cáo thông tin cần đúng quy định, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời. Đội cần tổng hợp tình hình, đánh giá khách quan đề xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hƣớng dẫn, phối kết hợp cho toàn diện.

- Trong tổ chức lực lƣợng cán bộ, chiến sỹ đội CS.QLHC về TTXH cần phối hợp chặt chẽ, đoàn kết, trao đổi thông tin về tình hình hoạt động của cơ sở, những đối tƣợng có biểu hiện nghi vấn trên địa bàn, phối hợp hỗ trợ lực lƣợng khi kiểm tra, tiến hành các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa.

- Đối với các đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và đội cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH cần phải xây dựng quy chế cụ thể trong việc trao đổi thông tin, tình hình hoạt động của các đối tƣợng hoạt động phạm tội, vi

phạm pháp luật, hoạt động tệ nạn xã hội trên địa bàn quận. Phối hợp trong việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để nắm tình hình, ngăn chặn, phát hiện, bắt giữ, xử lý các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn vi phạm cũng nhƣ các đối tƣợng hoạt động tội phạm, vi phạm pháp luật.

- Lực lƣợng CS.QLHC về TTXH cần phối hợp với các tổ chức lực lƣợng quần chúng nhƣ: hội phụ nữ, đoàn thanh niên, các đoàn thể quần chúng nhân dân khác tham gia các hoạt động đấu tranh ngăn chặn, phòng chống các hoạt động vi phạm pháp luật trong các cơ sở kinh doanh NH,KS.

3.2.6.3. Cách thức tổ chức thực hiện

- Đội CS.QLHC về TTXH cần lập kế hoạch báo cáo ban chỉ huy Công an quận đề nghị sự chỉ đạo, phối hợp của các lực lƣợng cùng tham gia.

- Tham mƣu, đề xuất cho ban chỉ huy Công an quận, Ủy ban nhân dân quận tổ chức các cuộc họp với các cơ quan ban ngành, tổ chức đoàn thể cùng trao đổi thống nhất xây dựng các nội dung đấu tranh, phòng ngừa hoạt động vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung cũng nhƣ các cơ sở kinh doanh NH,KS nói riêng có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)