phương. Tham mưu giúp UBND tỉnh là Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành hữu quan khác. Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm các cấp (được thành lập tới cấp xã) có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp hoạt động liên ngành tại địa phương.
Trong khâu tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm cần quan tâm đến việc phân công rõ trách nhiệm quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức để tránh tình trạng chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau. Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nhất là sự am hiểu về pháp luật; đề cao vai trò trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức trong hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm làm cho quá trình tổ chức thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm được đúng đắn, khách quan và bảo đảm công bằng xã hội.
1.2.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm vệ sinh thực phẩm
Luật An toàn thực phẩm năm 2010 phân rõ trách nhiệm quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm cho 3 bộ liên quan: Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm chung về an toàn trong sản xuất thực phẩm và thuốc, vệ sinh thực phẩm đối với thị trường trong nước và thống nhất chính sách an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam. Bộ Y tế thông qua Cục An toàn thực phẩm được giao chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, điều phối chung về công tác triển khai các hoạt động quản lý nhà nước và các hoạt động đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả của công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm tổ chức triển khai các chiến lược quốc gia và kế hoạch tổng thể về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ Y tế cũng có vai
trò cung cấp thông tin về an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam. Cụ thể, Bộ Y tế có nhiệm vụ quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ; Bộ Y tế chịu trách nhiệm trực tiếp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại nhà hàng, căng tin và các dịch vụ thực phẩm khác. Ngoài trách nhiệm chính và điều phối trong Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm còn chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm trên toàn quốc, các tiêu chuẩn và quy định về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như các hướng dẫn vệ sinh và công tác ghi nhãn. Mặc dù chịu trách nhiệm tổng thể về an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng Bộ Y tế không có quyền điều hành chỉ đạo các Bộ, Cục, Vụ và cơ quan ban ngành khác tham gia vào công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này phần nào dẫn tới việc từng bộ sẽ quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm một cách độc lập, do đó thiếu một hệ thống quản lý kiểm soát toàn diện trên toàn quốc. Bộ Y tế cũng chịu trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về các tiêu chí và giới hạn an toàn đối với thực thực phẩm xuất-nhập khẩu Phân phối Sản xuất chính (trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, đánh bắt), các công cụ và vật liệu sử dụng cho bao gói thực phẩm; điều phối báo cáo định kỳ từ các bộ liên quan, sở và uỷ ban nhân dân tỉnh về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm; điều phối các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng liên quan đến các sự cố an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như cảnh báo đối với các vụ ngộ độc thực phẩm. Trong quá trình quản lý, nếu có bất kỳ vấn đề gì nảy sinh mà không thể phân công trách nhiệm cho một bộ nào đó, Bộ Y tế có trách nhiệm điều phối, phối hợp với Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các thông tư liên tịch để phân rõ trách nhiệm của từng bên liên quan.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và các sản phẩm từ rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chịu trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất nông nghiệp, kiểm tra công tác chăn nuôi, giết mổ, xử lý các sản phẩm nông sản sau thu hoạch cũng như tại các chợ bán buôn. Cụ thể dưới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định số 670/QĐ-BNN-TCCB ngày 4/4/2015 quy định Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm và tổ chức thực thi pháp luật về đảm bảo chất lượng và an toàn đối với nông lâm thủy sản thuộc thẩm quyền quản lý của bộ theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng. Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB của Bộ NNTPNT ngày 17/4/2015 cũng phân công bảy Cục liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành đối với an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ Công Thương: quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ. Bộ cũng có trách nhiệm đối với các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu trên phương diện thương mại. Bộ chịu trách nhiệm trực tiếp đối với vấn
đề an toàn của một số sản phẩm thực phẩm công nghiệp. Vai trò pháp lí của Bộ Công Thương còn liên quan đến ghi nhãn thực phẩm. Ngoài các bộ trên, Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KHCN) chịu trách nhiệm về thủ tục đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm, xây dựng các tiêu chuẩn và phương pháp kiểm soát chất lượng đối với các sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) chịu trách nhiệm chuẩn hoá, đo lường chất lượng của hàng hóa và thực phẩm. Tổng cục đưa ra các tiêu chuẩn quốc gia và triển khai quá trình điều chỉnh phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Đánh giá và chứng nhận chất lượng phòng xét nghiệm là trách nhiệm của Văn phòng Công nhận chất lượng, thuộcTổng cục TCĐLCL và do Tổ chức Công nhận chất lượng Phòng xét nghiệm Việt Nam thực hiện.
Cơ sở pháp lý để quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, tức là những văn bản quy định những điều được làm, không được làm và những điều bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời quy định các loại chế tài để xử lý đối với những chủ thể vi phạm quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Luật An toàn thực phẩm năm 2010 cùng với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm như: Bộ luật Hình sự (1999), Bộ luật Dân sự (2005), Luật Đất đai (2003), Luật tài nguyên nước (1998, sửa đổi 2004), Luật Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, Luật Quảng cáo, Luật Thú y, Luật Bảo vệ thực vật, Pháp lệnh chăn nuôi; đã tạo khung pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng hiệu quả, bền vững.
thực phẩm, Nhà nước cũng đã ban hành hệ thống quy chuẩn,tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm làm chuẩn mực, căn cứ cho hoạt động Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cùng với hoạt động xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm, Việt Nam đã tham gia vào quá trình xây dựng nhiều văn bản quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm. Có thể kể đến như: Tham gia xây dựng Hiệp định khung về an toàn vệ sinh thực phẩm; Tham gia xây dựng quy định ASEAN GAP; Tham gia các Hội nghị Ban kỹ thuật Codex xây dựng các tiêu chuẩn, quy phạm, nguyên tắc chung về an toàn vệ sinh thực phẩm; Góp ý quy định của các nước về an toàn vệ sinh thực phẩm; Ký kết các thỏa thuận song phương, công nhận năng lực cơ quan thẩm quyền trong kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm, công nhận kết quả kiểm nghiệm.
Như vậy có thể khẳng định rằng, trên phương diện pháp lý, Việt Nam đã quan tâm, coi trọng việc xây dựng pháp luật quốc gia và tham gia vào pháp luật quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thành nên hành lang pháp lý làm cơ sở cho việc quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng hiệu quả hơn. Điều đó đã thể hiện quan điểm tổng hợp toàn diện trong việc định hình một thể chế quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta nói chung và ở từng địa phương hiện nay.
Thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) và các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
1.2.3.Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách an toàn vệ sinh thực phẩm
Xây dựng tổng thể chính sách về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, chính sách đặc thù với vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất; sản xuất thực phẩm chất lượng cao, bảo đảm an toàn; bổ sung vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm; xây dựng thương hiệu và phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.
Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh ký kết điều ước, thoả thuận quốc tế về công nhận, thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm.
Khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
Tăng đầu tư, đa dạng các hình thức, phương thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân về tiêu dùng thực phẩm an toàn, ý thức trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng.