1.3.1. Định hướng và điều chỉnh hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm
Hình thức quản lý hành chính nhà nước là sự biểu hiện ra bên ngoài của những hoạt động cùng loại về nội dung, tính chất và phương thức tác động do các chủ thể thực hiện quản lý hành chính nhà nước đối với các cá nhân tổ chức thuộc đối tượng bị quản lý. Giữa hình thức quản lý hành chính nhà nước và phương pháp quản lý hành chính nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước thuộc về nội dung của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Sự áp dụng hình thức hoạt động nào đó ở mức độ này hay mức độ khác nói lên các chủ thể quản lý hành chính nhà nước đã sử dụng phương pháp hoạt động nào.
Nhìn từ phương diện pháp lý, hệ thống các hình thức quản lý hành chính nhà nước được phân thành hai nhóm: những hình thức mang tính pháp lý và những hình thức ít mang tính pháp lý.
Những hình thức hoạt động mang tính pháp lý: là những hình thức được pháp luật quy định cụ thể gắn với việc ban hành và áp dụng các quy
phạm pháp luật. Những hình thức này thể hiện rõ nét tính chất quyền lực của hoạt động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Chúng đem đến sự biến đổi trong cơ chế điều chỉnh pháp luật tức là làm nảy sinh, thay đổi hoặc đình chỉ các quan hệ pháp luật. Những hình thức hoạt động mang tính pháp lý bao gồm:
Những hình thức hoạt động ít mang tính pháp lý: Đó là những hình thức hoạt động không đem đến sự thay đổi trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, không làm phát sinh các quan hệ pháp luật. Những hình thức này thông thường kéo theo những hình thức mang tính pháp lý. Thí dụ việc thực hiện các hoạt động tác nghiệp vật chất kỹ thuật như thu thập xử lý thông tin là yếu tố cần thiết cho sự ban hành các loại quyết định quản lý. Các hình thức hoạt động ít mang tính pháp lý này bao gồm:
Tiến hành các hoạt động tổ chức trực tiếp: gồm các hoạt động nghiên cứu, tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến, áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm, điều phối hoạt động quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức hội thảo, tổ chức phong trào thi đua
Thực hiện các hoạt động mang tính chất tác nghiệp vật chất kỹ thuật: là hình thức hoạt động bổ sung, trợ giúp cho các hình thức mang tính pháp lý. Thí dụ: chuẩn bị tư liệu, dữ kiện, thông tin cho việc ban hành các quyết định; lập các báo cáo về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhập trình công việc, cấp chứng chỉ hành nghề
1.3.2. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm
Phương pháp quản lý nhà nước là những phương thức, cách thức mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để tác động lên khách thể nhằm đạt được những mục đích đã đề ra.
Phương pháp hành chính là những phương thức tác động tới các cá nhân tổ chức thuộc đối tượng quản lý thông qua quy định trực tiếp nghĩa vụ của họ, qua những mệnh lệnh dựa trên quyền lực nhà nước và phục tùng. Chẳng hạn Luật An toàn thực phẩm ấn định nghĩa vụ của các chủ thể sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải thực hiện những hành vi nào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phương pháp kinh tế là những phương thức tác động gián tiếp đến hành vi của các cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý bằng việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế. Áp dụng phương pháp này có nghĩa là tạo ra những điều kiện vật chất, khuyến khích vật chất, nhằm khơi dậy lòng nhiệt tình hăng say của con người để họ thực hiện tốt các quy định của Nhà nước. Những đòn bẩy kinh tế được sử dụng như: giá cả, tiền thưởng, lãi suất, tín dụng v.v.(Về bản chất phương pháp kinh tế quy định chế độ thưởng phạt rõ ràng nhằm kích thích kinh tế phát triển, làm tốt sẽ được khen thưởng, làm sai sẽ bị phạt hay thậm chí thu hồi giấy phép). Chẳng hạn, Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi đối với những hoạt động kinh doanh thực phẩm..
Trên cơ sở mức độ của sự tác động, những phương pháp quản lý hành chính nhà nước được chia ra: phương pháp điều chỉnh, phương pháp lãnh đạo chung và phương pháp quản lý trực tiếp.
- Phương pháp điều chỉnh là xác định đường lối chung trong việc phát triển ngành, lĩnh vực quản lý và thể hiện thông qua sự điều chỉnh luật. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở việc ban hành Luật An toàn thực phẩm năm 2010,
trong đó, Luật xác định đường lối chung cho an toàn vệ sinh thực phẩm là: " Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên".
Phương pháp điều chỉnh được thể hiện bằng việc ban hành các quyết định quy phạm mang tính tích cực.
- Phương pháp lãnh đạo chung thể hiện ở việc đưa những đường lối chung trong việc phát triển ngành, lĩnh vực quản lý vào thực tiễn, vạch ra những nhiệm vụ có tính chất định hướng cho những cá nhân, tổ chức thuộc khách thể. Phương pháp này thường được thực hiện thông qua việc ban hành các quyết định chủ đạo. Ví dụ, Nghị quyết số 34/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030; Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 149/2007/QĐ-TTg ngày 09/10/2007 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010, trong đó nêu ra những nhiệm vụ có tính định hướng như: Xây dựng và nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhằm bảo đảm về an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới; góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm; đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phương pháp quản lý trực tiếp là sự tác động trực tiếp, thường xuyên lên các hành vi của cá nhân hoạt động của tổ chức thuộc đối tượng bị quản lý nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra, nó còn được gọi là phương pháp quản lý tác nghiệp mang tính liên tục. Phương pháp này thường được áp dụng ở các cơ quan hành chính cấp thấp thông qua việc ban hành các quyết định cá
biệt cụ thể hoặc hoạt động chỉ đạo, tổ chức trực tiếp như: ban hành quyết xử phạt hành chính về an toàn vệ sinh thực phẩm, quyết định về cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Xuất phát từ mục đích được chỉ ra, những phương pháp quản lý hành chính nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm được chia ra: phương pháp lập chương trình mục tiêu, phương pháp phân tích đánh giá những kết quả nhận được.Trong một số ngành và lĩnh vực quản lý, phương pháp quản lý theo chương trình mục tiêu đang được áp dụng. Triển vọng nó sẽ trở thành phương pháp chung. Thí dụ: quản lý chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm, thực phẩm v.v. Chương trình được thực hiện do sự phối hợp của nhiều cơ quan nhiều ngành trong đó có cơ quan chủ trì do Nhà nước cử ra.
Phương pháp kiểm tra là loại hoạt động của các cơ quan hành chính nhằm bảo đảm tính ổn định của khách thể, làm nó phát triển đúng theo dự kiến ban đầu theo định hướng đã định. Khác với phương pháp theo dõi, quan sát, kiểm tra còn bao hàm cả sự tác động, chỉnh lý, chấn chỉnh hoạt động của các cá nhân tổ chức thuộc đối tượng quản lý. Hoạt động kiểm tra như một thuộc tính của quản lý. Phương pháp phân tích, đánh giá những kết quả nhận được cũng là phương pháp rất quan trọng. Thông qua thực hiện phương pháp này, các cơ quan hành chính nhà nước biết được hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý từ đó có phương hướng hoàn thiện hoạt động quản lý.
1.3.3. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân
Hoàn thiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm đồng bộ với quy hoạch vùng, cơ sở sản xuất an toàn; có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo chuỗi khép kín, áp dụng chương trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, hệ thống kiểm soát chất lượng tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất hàng hóa
quy mô lớn gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ, bảo đảm an toàn thực phẩm, có lộ trình giảm tỷ trọng sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, kém chất lượng.
Giảm số vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người, giảm tỷ lệ mẫu thực phẩm kiểm tra không đảm bảo an toàn, tăng tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm so với giai đoạn trước. Có lộ trình và giải pháp giải quyết dứt điểm các vấn đề yếu kém: về dư lượng vượt ngưỡng cho phép của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kiểm soát giết mổ nhỏ lẻ, thực phẩm có nguy cơ cao, thức ăn đường phố; ngộ độc thực phẩm cấp tính và mãn tính; kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, hàng nhập lậu và gian lận thương mại; kiểm soát môi trường đất, nước cho sản xuất thực phẩm an toàn.
Quản lý an toàn thực phẩm sang kiểm soát theo quá trình sản xuất, dựa trên phân tích nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm; tăng cường hoạt động truy xuất nguồn gốc thực phẩm; chỉ đạo các địa phương phát triển, nhân rộng chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn và kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ; tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống giám sát, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm; kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; tăng các biện pháp, chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng; tiếp tục thực hiện thí điểm
thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm, đánh giá tổng kết và mở rộng mô hình khi có kết quả tích cực.
Giáo dục thông tin chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm; biểu dương kịp thời những điển hình tiên tiến, công khai những tồn tại yếu kém, những hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm của tổ chức và cá nhân; tránh đưa thông tin không đúng sự thật gây hoang mang trong dư luận ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và phát triển các kỹ năng truyền thông; nâng cao số lượng, chất lượng các tài liệu và thông điệp truyền thông về an toàn thực phẩm. Thiết lập hệ thống thông tin hỏi đáp phục vụ người dân, cung cấp thông tin, phản ánh về an toàn thực phẩm; tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm và bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội và bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm
* Kinh nghiệm của một số quốc gia
Một là, Singapore
Singapore là một trong những nước tiêu biểu thành công trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, Singapore có những qui định chặt chẽ và kinh nghiệm trong việc thực hiện đồng bộ các chính sách về an toàn thực phẩm, từ khung pháp lý đến công tác đào tạo, tuyên truyền; Khung pháp lý và các qui định chặt chẽ về an toàn thực phẩm. Một trong những nước có chính sách phúc lợi xã hội và bảo vệ người tiêu dùng từ rất sớm, ngay từ năm 1985 Singapore đã ban hành Luật kinh doanh thực phẩm, quy định rõ thực phẩm tiêu thụ trên thị trường phải là hàng thật; nghiêm cấm mọi hình thức hàng giả, hàng nhái, hàng không có nhãn mác rõ ràng. Nghiêm cấm việc sử dụng những thông tin trong nhãn mác có thể gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng; mọi
hàng hóa không đủ phẩm chất đều phải tiêu huỷ, nếu vi phạm phải sử lý theo luật pháp. Cơ quan Nông sản thực phẩm và Thú y Singapore có trách nhiệm điều chỉnh và đảm bảo sự ổn định và cung cấp đầy đủ an toàn, không độc hại và chất lượng sản phẩm tươi.
Tổ chức đào tạo về an toàn thực phẩm đến mọi đối tượng liên quan; Sát sao trong công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm. Chính phủ Singapore cũng liên tục duy trì việc cung cấp thông tin về an toàn thực phẩm cho người dân và nhanh chóng xử lý các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩmđể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ví dụ, ngay khi vụ tai tiếng về sữa nhiễm độc tại Trung Quốc xảy ra, các nhà bán lẻ tại Singapore đã tiến hành việc thu hồi các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung quốc trên các quầy hàng của mình. Nhờ công tác thông tin, tuyên truyền, người tiêu dùng Singapore cũng cảnh giác nhiều hơn đối với các sản phẩm thực phẩm, đồ uống có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cơ quan kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm Singapore đã gửi thông báo tới các nhà nhập khẩu và các chuỗi siêu thị ngừng việc bán một số sản phẩm, đồng thời cử nhân viên đến các kho và cơ sở lưu giữ hàng hóa để tiến hành kiểm tra tại chỗ. Cơ quan kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm Singapore còn đồng thời tiến hành kiểm tra các sản phẩm của các nước khác có sử dụng nguyên liệu là sữa và các sản phẩm từ sữa của Trung Quốc.
Hai là, Thái Lan
Thái Lan là một nước có lợi thế về xuất khẩu nông, thủy sản. Nhiều mặt hàng nông sản của nước này đang cạnh tranh trực tiếp với hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế và có phần vượt trội hơn về chất lượng.Không chỉ quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm đối với hàng xuất khẩu, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Thái Lan cũng đầu tư cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm ngay trên thị trường nội địa. Khẩu hiệu “Thái Lan là bếp ăn của thế giới”, Chính phủ Thái Lan thường xuyên thực hiện
chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2004, Thái Lan phát động chương trình “Năm an toàn thực phẩm và Thái Lan là bếp ăn của thế giới”. Mục đích chương trình này là khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có hành động kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Chính phủ thường xuyên hỗ trợ cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực