Kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 31)

nước về an toàn vệ sinh thực phẩm

Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm được phân cấp quản lý từ trung ương tới địa phương theo các cấp (từ cấp tỉnh đến cấp quận, huyện và xã). Công tác này được thực hiện thông qua sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân. Nhiệm vụ chính theo Luật quy định là xây dựng và ban hành các quy định kỹ thuật tại địa phương, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch tổng thể cấp

vùng và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các lĩnh vực chịu trách nhiệm.

Theo Luật An toàn thực phẩm, Bộ Y tế có trách nhiệm chung về công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Để tăng cường áp dụng Luật, cần xây dựng các quy định cụ thể về các nhiệm vụ của các bộ, ngành liên quan, mức độ điều phối giữa các bộ ngành và Bộ Y tế cũng như trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp, để hoàn chỉnh hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm từ trung ương tới địa phương. Bộ Y tế cần phối hợp với các bộ liên quan để xây dựng và ban hành các chính sách quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời triển khai các chiến lược, kế hoạch liên quan để tránh sự chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các ban chỉ đạo liên ngành cấp trung ương và cấp tỉnh về an toàn vệ sinh thực phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc điều phối các tổ chức có trách nhiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các ban chỉ đạo tạo ra các diễn đàn kết nối 3 bộ liên quan trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trên cả nước. Ban chỉ đạo quốc gia tập trung chính vào nhiệm vụ của 3 bộ liên quan, các quá trình đang thực hiện và các văn bản quy phạm phát luật cần ban hành thêm để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Để tăng cường sự phối hợp trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm giữa 3 bộ liên quan, Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTL-BYT- BNNPTNT-BCT đã được ban hành ngày 9 tháng 4 năm 2014. Thông tư, liên tịch này hướng dẫn phân công và phối hợp thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm; phối hợp trong thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm; và xác nhận kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Công tác điều phối quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm giữa 3 Bộ được thực hiện bởi Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ở cấp tỉnh, có 63 đơn vị cấp tỉnh (58 tỉnh và 5 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ) trực thuộc quản lý của trung ương. Theo Nghị định số 79/2008/NĐ-CP, Chính phủ đã quyết định thành lập Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tại sở y tế các tỉnh; 47 tỉnh cũng thành lập Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản. Tất cả 63 tỉnh và thành phố đều có chi cục thú y và chi cục bảo vệ thực vật, thuộc Sở NNPTNT.

Tại cấp quận huyện, có 664 đơn vị hành chính cấp quận huyện, bao gồm cả các huyện ngoại thành, các quận nội thành và các thành phố trực thuộc tỉnh. Mỗi quận huyện có trung tâm y tế quận/ huyện, có thể là nơi triển khai hệ thống giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia.

Sơ đồ 1.1: cấu trúc hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm từ trung ương đến địa phương

1.2.5. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính cho an toàn vệ sinh thực phẩm

Bố trí đủ ngân sách cho công tác quản lý an toàn thực phẩm theo dự toán. Cho phép sử dụng kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm để phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, trong đó được trích một tỷ lệ hợp lý khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích trong quản lý, tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm.

Sử dụng nguồn lực nhà nước và các nguồn lực khác đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ việc phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; xây dựng mới, nâng cấp một số phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực, quốc tế; nâng cao năng lực các phòng thí nghiệm phân tích hiện có; hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp.

Việc nghiên cứu thiết lập cơ chế tài chính phù hợp, đặc thù cho hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm theo hướng kết hợp hài hòa nguồn thu phí và lệ phí với nguồn lực từ ngân sách nhà nước. Hoàn thiện, qui định đồng bộ và thống nhất về thu, nộp và quản lý phí và lệ phí quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm.

Bố trí đủ ngân sách cho công tác quản lý an toàn thực phẩm theo dự toán. Cho phép sử dụng kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm để phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, trong đó được trích một tỷ lệ hợp lý khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích trong quản lý, tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm. Tăng cường xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính và một số khâu dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm; thực hiện tốt việc tổ chức đánh giá, công nhận các cơ sở thực hiện xã hội hóa quản lý an toàn thực phẩm và chỉ định các cơ quan, tổ

chức có đủ điều kiện kiểm nghiệm về an toàn thực phẩm tham gia kiểm định, giám định chất lượng thực phẩm. Phối hợp tích cực với hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp, đặc biệt là của người dân trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm.

Nghiên cứu chính sách khuyến khích việc xã hội hoá công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm theo hướng mở rộng mô hình hợp tác công tư, khuyến khích đầu tư của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tư nhân, cổ phần cho các dịch vụ tư vấn, đào tạo, chứng nhận, kiểm nghiệm.

1.2.6. Thanh tra, kiểm tra, tổng kết và đánh giá hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm

Thanh tra, kiểm tra là một công cụ sắc bén nhằm bảo đảm tính hiệu quả của quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm. Mục đích của hoạt động này nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần quan trọng bảo đảm cho pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả thực tế.

Thanh tra về an toàn thực phẩm là thanh tra chuyên ngành. Thanh tra an toàn thực phẩm do ngành y tế, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành công thương thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra. Chính phủ quy định việc phối hợp giữa các lực lượng thanh tra an toàn thực phẩm của các bộ, cơ quan ngang bộ với một số lực lượng khác trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm.

Việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; Việc thực hiện các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực

phẩm; Hoạt động quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý; Hoạt động chứng nhận hợp quy, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Kiểm tra an toàn thực phẩm: Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Bộ quản lý ngành thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định; Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành và sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địa phương, cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để thực hiện.

Hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm phải bảo đảm nguyên tắc: Khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử; Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức; Không được sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước được phân công.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có các quyền trong kiểm tra an toàn thực phẩm: Quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất; Cảnh báo nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm; Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định tại Luật chất

lượng sản phẩm, hàng hóa; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoàn kiểm tra, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu; xác nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; Ra quyết định xử lý chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn kiểm tra về việc tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, niêm phong thực phẩm, tạm dừng việc quảng cáo đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Để thực hiện có hiệu quả nội dung này, các cơ quan hành chính nhà nước phải xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra chặt chẽ, hợp lý và hợp pháp, ngăn ngừa những biểu hiện nhũng nhiễu gây phiền hà, cản trở hoạt động hợp pháp của các đối tượng quản lý. Tổ chức giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới và ngay trong nội bộ cơ quan mình. Khi phát hiện có dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải ngăn chặn kịp thời, tuỳ theo mức độ vi phạm để xử lý trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.

Cơ quan thanh tra nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm ở cấp Trung ương xây dựng các văn bản hướng dẫn, chuyên môn, nghiệp vụ; phối hợp với tổ chức thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm của các địa phương, nhằm tạo sự thống nhất trong hoạt động kiểm tra, chỉ đạo xử lý các hiện tượng vi phạm. Giám sát, kiểm tra, thanh tra nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm ở các địa phương để xác minh, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật cũng như

cam kết về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, buộc các cơ sở trong khi thực hiện mục tiêu của mình phải tôn trọng và nghiêm túc thực hiện yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tổng kết và đánh giá hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm: Thông qua hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra ở các cơ sở và qua thực tiễn áp dụng các văn bản pháp luật hiện hành các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra về an toàn vệ sinh thực phẩm để phát hiện những bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật để đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm.

1.3. Vai trò quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm

1.3.1. Định hướng và điều chỉnh hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm

Hình thức quản lý hành chính nhà nước là sự biểu hiện ra bên ngoài của những hoạt động cùng loại về nội dung, tính chất và phương thức tác động do các chủ thể thực hiện quản lý hành chính nhà nước đối với các cá nhân tổ chức thuộc đối tượng bị quản lý. Giữa hình thức quản lý hành chính nhà nước và phương pháp quản lý hành chính nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước thuộc về nội dung của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Sự áp dụng hình thức hoạt động nào đó ở mức độ này hay mức độ khác nói lên các chủ thể quản lý hành chính nhà nước đã sử dụng phương pháp hoạt động nào.

Nhìn từ phương diện pháp lý, hệ thống các hình thức quản lý hành chính nhà nước được phân thành hai nhóm: những hình thức mang tính pháp lý và những hình thức ít mang tính pháp lý.

Những hình thức hoạt động mang tính pháp lý: là những hình thức được pháp luật quy định cụ thể gắn với việc ban hành và áp dụng các quy

phạm pháp luật. Những hình thức này thể hiện rõ nét tính chất quyền lực của hoạt động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Chúng đem đến sự biến đổi trong cơ chế điều chỉnh pháp luật tức là làm nảy sinh, thay đổi hoặc đình chỉ các quan hệ pháp luật. Những hình thức hoạt động mang tính pháp lý bao gồm:

Những hình thức hoạt động ít mang tính pháp lý: Đó là những hình thức hoạt động không đem đến sự thay đổi trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, không làm phát sinh các quan hệ pháp luật. Những hình thức này thông thường kéo theo những hình thức mang tính pháp lý. Thí dụ việc thực hiện các hoạt động tác nghiệp vật chất kỹ thuật như thu thập xử lý thông tin là yếu tố cần thiết cho sự ban hành các loại quyết định quản lý. Các hình thức hoạt động ít mang tính pháp lý này bao gồm:

Tiến hành các hoạt động tổ chức trực tiếp: gồm các hoạt động nghiên cứu, tổng kết và phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến, áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm, điều phối hoạt động quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức hội thảo, tổ chức phong trào thi đua

Thực hiện các hoạt động mang tính chất tác nghiệp vật chất kỹ thuật: là hình thức hoạt động bổ sung, trợ giúp cho các hình thức mang tính pháp lý. Thí dụ: chuẩn bị tư liệu, dữ kiện, thông tin cho việc ban hành các quyết định; lập các báo cáo về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhập trình công việc, cấp chứng chỉ hành nghề

1.3.2. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm

Phương pháp quản lý nhà nước là những phương thức, cách thức mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng để tác động lên khách thể nhằm đạt được những mục đích đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)