Đặc điểm làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 49 - 51)

Với bề dày văn hóa của vùng đất Quảng Nam, với sự phong phú, đa dạng các tiểu vùng sinh thái; tỉnh Quảng Nam có nhiều sản vật nổi tiếng gắn liền với các làng nghề truyền thống. Vì vậy, làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam có những đặc điểm sau:

- Làng nghề truyền thống với các hoạt động ngành nghề đa dạng, sản phẩm phong phú, đã có đóng góp tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn, góp phần quan trọng trong tiến trình xây dựng nông thôn mới và giữ gìn nét văn hóa truyền thống đặc sắc của mỗi miền quê xứ Quảng. Cụ thể, được phân thành

các nhóm nghề: Nghề chế biến nông, lâm, hải sản; nghề thủ công mỹ nghệ; nghề dệt, nghề may.

- Nguồn nguyên liệu sản xuất tại các làng nghề ngày càng khan hiếm, không ổn định, giá cao; mẫu mã sản phẩm của làng nghề không đa dạng; giá thành sản phẩm càng cao, sức cạnh tranh kém.

- Sản xuất tại các làng nghề truyền thống đa số còn manh mún, nhỏ

lẻ, thiếu liên kết, năng suất thấp. Theo số liệu thống kê, hiện nay trong 22 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận, số cơ sở sản xuất đăng ký theo mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và tổ hợp tác rất ít, chỉ có 13 đơn vị, trong khi đó mô hình quản lý hộ gia đình lên đến 1991 hộ; số liệu chi tiết được thể hiện ở phụ lục 4 [13]. Vì vậy, trình độ quản lý trực tiếp tại các làng nghề truyền thống là rất hạn chế, chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, các hộ tự kiêm nhiệm tất cả các khâu từ quản lý đến cung cấp nguyên liệu, tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Đó là nguyên nhân cơ bản khiến làng nghề vẫn manh mún, nhỏ lẻ, chưa thể phát triển mạnh, vì kinh doanh hộ khó tiếp cận với vốn vay, công nghệ, thị trường,…

- Chất lượng lao động tại các làng nghề còn thấp, phần lớn lao động tại các làng nghề đều ở tuổi trung niên, lớn tuổi, già yếu, mất sức lao động; tư duy sản xuất tiểu nông, sản xuất theo kiểu lấy công làm lời, tâm lý ngại thay đổi; chưa thích ứng, năng động, nhạy bén với cơ chế thị trường và đa số chưa qua đào tạo.

- Hiện nay, thị trường tiêu thụ, các sản phẩm làng nghề truyền thống chủ yếu là tự tiêu thụ, thị trường tiêu thụ tập trung ở địa phương Quảng Nam và các tỉnh thành lân cận. Đặc biệt, tỉnh Quảng Nam có hai di sản văn hóa thế giới là đô thị cổ Hội An và Khu di tích Mỹ Sơn, cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, nên hằng năm lượng khách du lịch đến Quảng Nam thăm

quan rất lớn, lên đến 4 triệu lượt người/năm, đây là thị trường tiềm năng để tiêu thụ các sản phẩm làng nghề truyền thống.

- Các làng nghề truyền thống của tỉnh có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, ít sử dụng hóa chất độc hại, lượng chất thải phát sinh không nhiều nên đa số các làng nghề chưa gây tác động lớn đến môi trường ở mức báo động. Theo khảo sát từ các địa phương, việc xử lý môi trường tại đa số ở các làng nghề ở các địa phương đều tốt; tuy nhiên, có 6/46 làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường cục bộ; số liệu cụ thể được thể hiện ở phụ lục 1 đính kèm.

- Nhiều làng nghề truyền thống trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có gắn với hoạt động phát triển du lịch. Theo kết quả khảo sát có 24/46 làng nghề truyền thống trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có gắn với hoạt động phát triển du lịch, kết hợp vừa bán sản phẩm làng nghề vừa là điểm đến của khách tham quan du lịch (số liệu cụ thể được thể hiện ở phụ lục 1 đính kèm).

- Về chiều hướng phát triển của các làng nghề truyền thống, theo khảo sát có 15/46 làng nghề có chiều hướng phát triển tốt, 24/46 làng nghề chiều hướng phát triển bình thường và 5/46 làng nghề có chiều hướng mai một (số liệu cụ thể được thể hiện ở phụ lục 1 đính kèm).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)