tra, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà
nước, được quy định trong chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Hoạt động thanh tra, kiểm tra nếu được diễn ra đúng quy định và thường xuyên theo định kỳ hoặc đột xuất khi cần thiết sẽ giúp cho làng nghề truyền thống phát triển bền vững.
Khi tổ chức thanh tra, kiểm tra sẽ kịp thời phát hiện những sai trái trong hoạt động của các làng nghề truyền thống để xử phạt, hướng dẫn cho các làng nghề thực hiện tốt hơn.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, hoạt động quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra hầu hết không diễn ra theo đúng quy định, không tổ chức thanh kiểm tra định kỳ và không thường xuyên; vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống chưa được chặt chẽ và còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, một số địa phương thiếu quan tâm, không điều tra, khảo sát, không thanh tra, kiểm tra để nắm thông tin về tình hình hoạt động tại các làng nghề truyền thống (huyện Thăng Bình, huyện Phú Ninh); do vậy, rất lúng túng khi cập nhật các số liệu, không phản ánh đúng thực tế tại làng nghề truyền thống.
Số liệu cụ thể về hoạt động thanh, kiểm tra tại các làng nghề truyền thống được thể hiện tại bảng số liệu 2.2.
Bảng 2.2. Số liệu về hoạt động thanh kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống
TT Tên huyện, thị xã, Hoạt động thanh kiểm tra các làng nghề
thành phố truyền thống tại địa phương
Định kỳ thực Không thường Không thực
hiện hoạt xuyên thực hiện hoạt
động thanh, hiện hoạt động động thanh
kiểm tra thanh, kiểm kiểm tra
tra
1 Sở NN&PTNT x
2 Thị xã Điện Bàn x
3 Thành phố Hội An x
4 Huyện Đại Lộc x
5 Huyện Duy Xuyên x
6 Huyện Quế Sơn x
7 Huyện Nông Sơn x
8 Huyện Thăng Bình x
9 Huyện Phú Ninh x
10 Thành phố Tam Kỳ x
11 Huyện Núi Thành x
12 Huyện Bắc Trà My x
13 Huyện Nam Giang x
14 Huyện Tây Giang x
15 Huyện Đông Giang x
(Nguồn: Thu thập từ phiếu điều tra của Luận Văn) 2.3.6. Xã hội hóa và hợp tác quốc tế trong hoạt động quản lý nhà
nước đối với các làng nghề truyền thống
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc ưu tiên đầu tư ngân sách để thực hiện các cơ chế, chính sách, nhưng do nguồn kinh phí còn hạn hẹp, nên việc phân bổ ngân sách hằng năm để thực hiện một số đề án, cơ chế còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Một số đề án, như: Đề án phát triển sản xuất nông, lâm sản góp phần giảm nghèo khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2014 – 2016; Đề án phát triển làng nghề truyền thống, gắn với du lịch... đã được UBND tỉnh có quyết định phê duyệt, nhưng thiếu kinh phí để triển
khai thực hiện. Xác định nhân dân là lực lượng đông đảo nhất, là chủ thể trong xây dựng làng nghề truyền thống của địa phương, thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động luôn được các địa phương chú trọng, triển khai sâu rộng tới quần chúng nhân dân bằng nhiều hình thức khác nhau, nội dung truyền tải phong phú, đa dạng nên đã tạo được những chuyển biến lớn, khích lệ cả về tư tưởng, nhận thức và hành động, nhân dân tích cực đóng góp ngày công, hiến đất, tiền mặt để xây dựng các công trình phục vụ xây dựng nông thôn mới trong đó có phục vụ sản xuất làng nghề truyền thống; cụ thể như sau:
Trong 5 năm qua đã bê tông hóa hơn 1.552 km đường giao thông nông thôn và 390 km giao thông nội đồng, cứng hóa 2.798 km giao thông nông thôn, nâng tổng chiều dài đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh được bê tông hóa lên 4.200 km/6.560 km (đạt tỉ lệ 66%), bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Kinh phí đã huy động trên 1.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ trên 450 tỷ đồng, ngân sách huyện là nhân dân đóng góp trên 550 tỷ đồng [23]. Sự tham gia của nhân dân trong việc thực hiện các dự án phát triển làng nghề sản xuất được thể hiện ở bảng số liệu 2.3 [13].
Bảng 2.3 Các dự án hỗ trợ đầu tư cho các làng nghề truyền thống có sự tham gia huy động đóng góp từ nhân dân
ĐVT: Triệu đồng
TT Danh mục dự án Chủ đầu Tổng Trong Vốn huy
tư vốn đó ngân động từ
đầu tư sách nhà nhân dân nước hỗ và nguồn
trợ khác
1 Khôi phục và phát triển làng UBND xã 6.258 4.600 1.658 nghề truyền thống đan lát xã Tam Vinh
Tam Vinh, Tam Kỳ
2 Khôi phục và phát triển làng UBND 14.899 7.812 7.087 nghề truyền thống trồng dâu huyện Duy
lịch
3 Khôi phục và phát triển làng UBND thị 9.737 6.976 2.761 nghề truyền thống đúc nhôm, xã Điện
đồng Phước Kiều gắn với Bàn phát triển du lịch xã Điện
Phương
4 Làng nghề Đông Khương UBND thị 38.808 25.000 13.808
xã Điện Bàn
5 Khôi phục và phát triển làng UBND xã 3.598 2.877 721 nghề truyền thống dệt chiếu Tam Thăng
cói Thạnh Tân, xã Tam Thăng, Tam Kỳ
6 Làng nghề thủ công mỹ nghệ UBND 9.986 6.929 3.057
Dó Trầm Hương, xã Quế huyện
Trung, Nông Sơn
7 Làng nghề truyền thống mộc UBND 2.742 1.500 1.242
Văn Hà huyện Phú
Ninh
Tổng cộng 114.615 85.481 29.134
(Nguồn: Báo cáo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam) Nhìn vào bảng số liệu, tỷ lệ đóng góp của người dân đạt 25%, thể hiện tinh thần và trách nhiệm của người dân trong vấn đề xã hội hóa về quản lý và phát triển làng nghề truyền thống.
Vai trò của quần chúng nhân dân, doanh nghiệp và chủ đầu tư là rất quan trọng để phát triển các làng nghề truyền thống. Qua khảo sát, trong năm qua các địa phương đều huy động vốn trong nhân dân để phát triển làng nghề truyền thống (tham gia ngày công lao động, hiến đất để phát triển đường giao thông vào làng nghề truyền thống,…) nhưng ở mức rất thấp.
Bên cạnh sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước và huy động các nguồn lực trong nhân dân, các tổ chức quốc tế cũng đã quan tâm, hỗ trợ phát triển nhiều chương trình, dự án, trong đó, có một số chương trình, dự án có liên quan đến hỗ trợ phát triển các làng nghề. Một số dự án do các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống được thể hiện ở bảng số liệu 2.4
Bảng 2.4 Các dự án do các tổ chức phi Chính phủ hỗ trợ đầu tư cho các làng nghề truyền thống [13]
TT Danh mục dự án Tổ chức tài trợ
1 Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong ILO, SILT đất liền ở Quảng Nam
2 Phát triển sản phẩm thủ công dấu ấn và du lịch làng Quỹ Tín thác
nghề tại Quảng Nam Hàn Quốc tài
trợ với sự phối hợp với các đối tác có liên quan 3 Phát triển kinh tế địa phương nhờ phát triển sản phẩm JICA
mới, xây dựng thương hiệu và phân phối sản phẩm nông nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ lấy trọng tâm là Trạm dừng nghỉ đường bộ
4 Dự án phát triển du lịch bền vững tại Thừa Thiên UNESCO, ILO Huế- Quảng Nam giai đoạn 2014-2015
5 Phát triển kênh bán hàng thông qua liên kết giữa địa JICA phương với sản phẩm địa phương và du lịch – Mở
rộng sản xuất rau an toàn và Phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống”
Nội dung của các dự án hỗ trợ tập trung vào các nội dung: Hỗ trợ mua sắm máy móc, thiết bị; các điểm trưng bày, bán hàng sản phẩm đặc trưng; tư vấn kỹ thuật; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề; đào tạo, tập huấn về các kỹ năng quản lý, kỹ năng làm du lịch gắn với phát triển làng nghề truyền thống, cách tìm kiếm thị trường, cách quảng bá sản phẩm làng nghề,...
Việc hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đã giúp cho các đối tượng làng nghề nâng cao được nhận thức, kỹ năng, tư duy quản lý, tay nghề, góp phần thúc đẩy sự phát triển của làng nghề tại Quảng Nam.
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về làng nghề truyềnthống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
2.4.1. Những yếu tố thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống
- Tỉnh Quảng Nam rất quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách phát triển làng nghề truyền thống tại các địa phương trên toàn tỉnh: UBND tỉnh đã ban hành chính sách điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; chính sách tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề về địa phương. Nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực, tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển, tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi trong làng nghề; vì vậy, lực lượng thợ giỏi, tay nghề cao của tỉnh rất lớn.
- Quảng Nam là tỉnh đi lên từ nông nghiệp, có lượng đất phù sa màu mở thuận lợi để phát triển các loại cây trồng; vì vậy, tỉnh Quảng Nam có nhiều lợi thế để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của làng nghề. Đồng thời, tỉnh ta có bờ biển kéo dài 125 km là tiềm năng để khai thác thủy sản và phát triển các làng nghề truyền thống về chế biến hải sản như sản xuất nước mắm,… hoạt động quản lý nhà nước rất thuận lợi trong việc mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các làng nghề truyền thống.
- Người Quảng Nam lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ và có truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ bao đời nay, hình thành lên các làng nghề nổi tiếng, sản phẩm làng nghề được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng ,… rất thuận lợi để triển khai hoạt động quản lý phát triển làng nghề.
- Được sự quan tâm của nhà nước thông qua các chương trình, đề án, dự án và đề tài khoa học công nghệ, một số làng nghề truyền thống đã được hỗ trợ các công nghệ, thiết bị mới vào các công đọan sản xuất, kết hợp giữa kỹ thuật hiện đại và kỹ thuật truyền thống để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
- Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường chính trị, an ninh xã hội đảm bảo. Đồng thời, Chính phủ nước ta đã có những nỗ lực trong việc thể chế hóa hệ thống pháp luật, cải cách hành chính nhất là sau khi tham gia WTO đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống nói riêng, là cơ sở để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống.
2.4.2. Những điểm hạn chế cho hoạt động quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống
- Trong thời gian qua, Trung ương, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, quy định có liên quan đến phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai còn rất nhiều hạn chế, nên hiệu ứng tác động của chính sách còn rất mờ nhạt, chưa kích thích cho làng nghề phát triển.
- Tỉnh chưa có Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, do đó, Dự
án bảo tồn, phát triển làng nghề của tỉnh (2008 - 2015) trong những năm qua tiến hành một cách chậm chạp, từ đó kéo dài sự phát triển ngành nghề ở các huyện, thành phố. Các địa phương mới chỉ tập trung cho đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, thu hút các doanh nghiệp có nguồn vốn, kỹ thuật tương đối lớn, chưa tập trung chăm lo phát triển các hộ nghề, làng nghề truyền thống.
- Chất lượng nguồn nhân lực tại các làng nghề truyền thống rất thấp, các chủ cơ sở sản xuất không có kinh nghiệm trong quản lý, tìm kiếm, phát triển thị trường. Lực lượng lao động trực tiếp tại các làng nghề chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao. Đồng thời, các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh chất lượng và số lượng không cao.
- Các chủ cơ sở sản xuất trong các làng nghề truyền thống rất khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn; đồng thời, quy mô sản xuất của các cơ sở nhỏ lẻ, nơi sản xuất cũng là nơi nhà ở, vốn tự có của các chủ thể sản xuất kinh
doanh của các cơ sở sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống rất thấp. Vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước về triển khai các chương trình phát triển làng nghề truyền thống rất khó khăn.
- Hiện nay, trên thị trường xuất hiện các loại sản phẩm cùng loại với sản phẩm của các làng nghề nhưng sản xuất bằng máy nên giá cả cạnh tranh rất thấp. Đồng thời, công nghệ, thiết bị máy móc sản xuất của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống đa phần là lạc hậu, không đồng bộ, vì vậy khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường rất thấp. Các yếu tố là một trong những khó khăn lớn trong hoạt động quản lý nhà nước về giá cả, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm làng nghề truyền thống.
- Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn đến việc giảm lực lượng
lao động tại các làng nghề. Tỉnh có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư về nông thôn nên công nghiệp nông thôn khá phát triển; chính sách phát triển các khu công nghiệp Điện Nam Điện Ngọc, khu công nghiệp Chu Lai,… Đã thu hút một số lượng lớn lao động trẻ tại các cơ sở sản xuất của làng nghề truyền thống; dẫn đến nguy cơ thiếu lao động trong các cơ sở sản xuất của các làng nghề truyền thống. Đồng thời, con em trong các gia đình sản xuất tại làng nghề không mặn mà với nghề truyền thống, nhiều nghề truyền thống chưa có đội ngũ trẻ kế thừa. Vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, nguồn lao động tại các làng nghề truyền thống rất khó khăn.
- Chủ các cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu, thiết kế mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm; vì vậy, trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm công nghiệp giả mạo sản phẩm làng nghề truyền thống; vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong việc thực hiện các chính
sách xây dựng, quản lý và phát triển quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm làng nghề truyền thống.
2.4.3. Nguyên nhân những thuận lợi và hạn chế đối với hoạt động quản lý nhà nước của các làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam
2.4.3.1. Nguyên nhân những thuận lợi của hoạt động quản lý nhà nước đối với các làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam
- Việc khôi phục và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống là chủ trương của đảng và nhà nước ta; hiện nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, đề án, dự án liên quan đến phát triển ngành nghề ở nông thôn; đặc biệt, cả nước đang triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới là cơ sở, điều kiện để các làng nghề đầu tư, mở rộng và phát triển. Thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống giao thông đi lại tại nông thôn được nâng cấp, rất thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống.
- Trong thời gian qua, Chính phủ đang nỗ lực xây dựng một Chính phủ kiến tạo và liêm chính, vì vậy, trong hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề có nhiều thuận lợi, việc quản lý tại các làng nghề sẽ thuận lợi hơn, các doanh nghiệp tại các làng nghề có nhiều cơ hội để phát triển, các thủ tục trong đầu tư phát triển của các cơ sở tại các làng nghề được thuận tiện.
- Quá trình xây dựng xã nông thôn mới được triển khai trên địa