Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 56 - 60)

nhà nước đối với làng nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam

Thứ nhất, hoạt động quản lý nhà nước đối với các làng nghề còn phân tán, chồng chéo.

Hoạt động quản lý nhà nước không có sự thống nhất trong đầu mối quản lý; vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước của địa phương đối với làng nghề truyền thống còn lúng túng và nhiều bất cập; mỗi sở, ngành thực hiện chức năng khác nhau, cụ thể như sau:

Theo Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 3/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, theo đó Sở NN &PTNT là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về làng nghề, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển của các làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Theo Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 27/10/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công thương tỉnh Quảng Nam, có quy định, theo đó Sở Công thương là cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về tiểu thủ công nghiệp. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện chương trình, đề án, cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh (bao gồm các ngành nghề, làng nghề nông thôn, các HTX thuộc lĩnh vực công thương).

Ngoài ra, còn có các Sở, ngành khác được UBND tỉnh giao quyền quản lý: Quản lý nhà nước về công nghệ, quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ là Sở KH&CN tại Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND ngày 13/7/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam. Quản lý nhà nước về môi trường làng nghề là Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND ngày 30/7/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường. Quản lý nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị

văn hóa là Sở Văn hóa – Thể thao Du lịch (VH-TTDL) được quy định tại Quyết định số 27/2008/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam,…

Thứ hai, hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh chưa có sự thống nhất và theo tính thứ bậc.

Hiện nay, mặc dù việc quản lý nhà nước về ngành nghề, làng nghề ở tỉnh đã giao Sở NN&PTNT quản lý; tuy nhiên, ở cấp huyện, cơ quan tham mưu UBND huyện trong hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề đa số do phòng Kinh tế Hạ tầng đảm nhận (riêng chỉ có huyện Duy Xuyên, huyện Phú Ninh,thành phố Tam Kỳ, thị xã Điện Bàn, thành phố Hội An thì giao cho Phòng NN&PTNT/phòng kinh tế quản lý). Đây là việc bất cập trong hoạt động quản lý nhà nước theo ngành dọc; vì theo quy định về chức năng quản lý nhà nước về hoạt động chuyên môn từ tỉnh xuống huyện thì phòng Kinh tế Hạ tầng do Sở Công thương quản lý; tuy nhiên, ở cấp tỉnh hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề thuộc chức năng của Sở NN&PTNT. Do đó, Sở NN&PTNT đang gặp khó khăn trong chỉ đạo điều hành. Mọi hoạt động quản lý nhà nước theo chiều dọc từ tỉnh xuống huyện không được chỉ đạo xuyên suốt.

Cán bộ xã, phường, thị trấn là lực lượng trực tiếp quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương; tuy nhiên, trong thời gian qua chính quyền địa phương chưa chú tâm đến việc xây dựng, đào tạo lực lượng này tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống.

Dựa trên quy định chức năng nhiệm vụ của các sở ngành, địa phương liên quan trên địa bàn tỉnh và phiếu điều tra khảo sát, chúng tôi mô phỏng lại bộ máy tổ chức hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam qua sơ đồ 1.

UBND cấp tỉnh

Sở NN&PTNT Sở Công Thương Sở KH&CN

Sở TN&MT

Sở VH –TT DL

Tham mưu Tham mưu Tham Tham Tham mưu

hoạt động hoạt động mưu hoạt mưu hoạt hoạt động

quản lý quản lý nhà động động nhà quản lý nhà

nhà nước nước về quản lý nước về nước về

về làng công nghiệp nhà nước môi bảo tồn,

nghề Nông và tiểu thủ về công trường phát huy

thôn công nghiệp nghệ, sở làng nghề giá trị văn

(trong đó có hữu trí hóa, phát

cả các làng tuệ triển du lịch nghề) gắn với làng nghề UBND cấp huyên P.NN&PTNT/Kinh tế

Tham mưu hoạt động quản lý nhà nước về

làng nghề (gồm 5 huyện/thị xã/thành

phố: Tam Hội An, Điện Bàn Phú Ninh

và Duy Xuyên)

P.Kinh tế - hạ tầng P. TN-MT P.VH,TT&DL

Tham Tham mưu hoạt Tham mưu hoạt

mưu hoạt động quản lý động quản lý nhà

động nhà nhà nước về môi nước về bảo tồn,

nước về trường làng phát huy giá trị

làng nghề nghề văn hóa, phát

(gồm 13 triển du lịch gắn

huyện) với làng nghề

UBND cấp xã

Nhìn vào sơ đồ ta thấy, bộ máy hoạt động quản lý nhà nước đối với làng nghề truyên thống của tỉnh Quảng Nam rất cồng kềnh, ở cấp tỉnh gồm năm (05) sở ngành cùng tham gia quản lý, ở cấp huyện do hai (02) phòng chuyên môn khác nhau tham gia quản lý,… điều này rất khó khăn trong hoạt động điều hành quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)