ngành Thuế bậc cao đẳng, đại học ở giai đoạn tiếp theo. Cụ thể là:
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch công chức đáp ứng 80% số lượng công chức đủ điều kiện dự thi nâng ngạch và 100% công chức mới tuyển dụng vào ngành.
- Đào tạo cơ bản các kỹ năng quản lý thuế cho 100% công chức mới phân công làm việc tại các bộ phận chức năng quản lý thuế.
- Đào tạo chuyên sâu các kỹ năng quản lý thuế cho 70% số lượng công chức cần đào tạo và đáp ứng khoảng 30% - 40% nội dung đào tạo nâng cao về kiến thức quản lý thuế.
- Tập huấn, cập nhật kiến thức mới về pháp luật thuế và quản lý thuế cho 100% công chức thuế có liên quan.
- Phấn đấu đào tạo 100% cán bộ lãnh đạo của ngành về kỹ năng lãnh đạo quản lý.
- Chuẩn bị điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất... thực hiện chức năng đào tạo chuyên ngành Thuế bậc cao đẳng, đại học ở giai đoạn
2016-2020.
3.1.3. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡn cán bộ công chức tại Tổng cụcThuế Thuế
Để có thể đạt được những mục tiêu nêu trên, Tổng cục Thuế đã rà soát và tổng hợp nhu cầu của các đơn vị trong cơ quan Tổng cục Thuế và các Cục Thuế địa phương về ĐTBD CBCC đoạn 2016-2020 trên cơ sở yêu cầu công tác và khả năng đáp ứng về điều kiện kinh phí cũng như nhu cầu của cá nhân cán bộ công chức, kết quả nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức trong phạm vi Tổng cục Thuế cụ thể như sau:
Biểu 3.1. Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức Tổng cục Thuế giai đoạn 2016-2020
Đơn vị tính : Lượt người
Đối tượng và Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng STT chương trình bồi
2016 2017 2018 2019 2020 dưỡng
Theo tiêu chuẩn
I ngạch công chức 8.310 8.915 8.020 6.320 4.325 chuyên ngành thuế
II Kiến thức, kỹ năng 18.000 20.000 22.000 24.000 24.000 theo vị trí việc làm
III Kiến thức kỹ năng 2.500 2.500 2.000 2.000 2.000 lãnh đạo cấp đội thuế
IV Tập huấn, cập nhật 100.000 120.000 120.000 130.000 130.000
pháp luật thuế …
V Nhu cầu ĐTBD kiến 42.000 43.000 44.000 44.000 44.000 thức bổ trợ
Tổng 170.810 194.415 196.020 206.320 204.325
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục Thuế, 2016)
Có thể thấy nhu cầu ĐTBD CBCC của Tổng cục Thuế về cơ bản tăng lên theo từng năm. Để tiếp tục triển khai thực hiện thành công Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 18/5/2011, đồng thời đẩy mạnh hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng, được xác định là nhân tố có tính chất quyết định đến việc thành công trong
thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Tổng cục Thuế trong thời gian tới. Cụ thể:
Về đào tạo
- Đào tạo trên Đại học: Hiện nay (tính đến ngày 30/4/2016), tỷ lệ công chức, viên chức Tổng cục Thuế có trình độ từ đại học trở lên là 76,4%, trong đó tỷ lệ trên đại học là 4,9%. Trong giai đoạn tới, Tổng cục Thuế tiếp tục tập trung tạo điều kiện cho công chức nâng cao trình độ sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) đối với các công chức có năng lực phát triển, đã được bổ nhiệm hoặc quy hoạch các chức danh lãnh đạo Phòng, cấp Chi cục Thuế và các chức danh lãnh đạo cao hơn. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ công chức, viên chức có trình
độ từ đại học trở lên đạt tối thiểu 85%, trong đó tỷ lệ trên đại học là 6,7%. - Đào tạo lý luận chính trị: Hiện nay số có trình độ cử nhân và cao cấp chính trị là 5%, số có trình độ trung cấp lý luận chính trị là 21%; đến năm 2020 đối với trình độ cao cấp và trung cấp lý luận chính trị dự kiến tăng 5% từng năm.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức chuyên ngành thuế như: Ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế, ngạch kiểm tra viên thuế, ngạch kiểm tra viên chính thuế, ngạch kiểm tra viên cao cấp thuế. Dự kiến, mỗi năm tổ chức bồi dưỡng từ 3.000-4.000 lượt công chức tham dự.
- Bồi dưỡng ngạch công chức hành chính: Tiếp tục cử công chức đi học các lớp bồi dưỡng QLNN chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp theo chỉ tiêu Bộ phê duyệt.
- Bồi dưỡng các chương trình ứng dụng quản lý thuế cho đội ngũ công chức tại Tổng cục Thuế hàng năm đảm bảo 100% công chức làm việc tại các
chức năng quản lý thuế sử dụng được các chương trình ứng dụng quản lý thuế của ngành trong thực hiện nhiệm vụ.
- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành; đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu theo từng chức năng quản lý thuế, cụ thể nhu cầu đào tạo đến năm 2020 đối với từng chức năng:
+ Chức năng Thanh tra, Kiểm tra thuế: khoảng 10.000 lượt/năm; + Chức năng Tuyên truyền Hỗ trợ NNT: khoảng 3.000 lượt/năm; + Chức năng Kê khai Kế toán thuế: khoảng 4.000 lượt/năm; + Chức năng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: khoảng 2.000 lượt/năm;
+ Các chức năng khác (dự toán, đất đai, thu nhập cá nhân..): 2.200 lượt/năm.
Bên cạnh ĐTBD trình độ chuyên môn cho cán bộ thuế, cần tích cực đẩy mạnh giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân để nâng cao tính tự giác của CBCC thuế. Bởi vì, trong nền kinh tế thị trường ngoài những mặt tích cực nó cũng chứa đựng vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, tâm lý, tình cảm và đạo đức của con người, trong đó có CBCC thuế (Một số cán bộ thuế do thiếu rèn luyện trong cơ chế thị trường nên bị sa sút về phẩm chất, có tư tưởng vụ lợi, đã xuất hiện hành vi gây phiền hà, sách nhiễu người nộp thuế,… gây thất thu cho NSNN).
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Tổng cục Thuế giai đoạn 2016-2020.
3.2.1. Đổi mới tư duy, nhận thức và phương pháp quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức
Trước hết CBCC Tổng cục Thuế phải đổi mới nhận thức về vai trò, vị trí của công tác ĐTBD CBCC từ việc đổi mới quan niệm về CBCC và để làm
tốt công việc thì phải được đào tạo một cách cơ bản và hệ thống. Đồng thời phải coi ĐTBD CBCC là nhiệm vụ, biện pháp cơ bản và thường xuyên nhằm tiêu chuẩn hoá và nâng cao năng lực và trình độ của CBCC; xóa bỏ suy nghĩ coi ĐTBD là để có đủ bằng cấp, đủ tiêu chuẩn ngạch, bậc, đủ chỉ tiêu ĐTBD là mục đích chính. Do đó, cần đổi mới tư duy bằng cách đánh giá về trình độ, năng lực, kỹ năng nghiệp vụ, nhu cầu…để tiến hành phân loại đối tượng đi học cho phù hợp, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến CBCC trẻ vì đây sẽ là nguồn nhân lực chính và quan trọng trong tương lai. Quán triệt tư tưởng của Bác là “học để làm việc”, “làm việc gì thì học để làm việc ấy cho tốt”, không nên coi ĐTBD công chức là ”chi phí”, mà coi đó là một sự ”đầu tư thông minh và có lãi”.
Phương pháp QLNN cũ (như phương pháp QLNN lý nặng về kế hoạch, quản lý trực tiếp, hành chính…) đã không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Cần đổi mới phương pháp QLNN theo hướng linh hoạt hơn và kết hợp nhiều phương pháp quản lý, như phương pháp mệnh lệnh hành chính kết hợp với phương pháp giáo dục, thuyết phục ý thức tự giác học tập của CBCC; Đề cao tinh thần học và tự học, tăng cường nhận thức về trách nhiệm học tập suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực làm việc, năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ CBCC Tổng cục Thuế.