7. Kết cấu của luận văn
1.1. Cơ sở lý luận về côngtác phòng,chống tham nhũng
1.1.4. Nội dung quản lý nhà nướcvề phòng chống tham nhũng
1.1.4.1. Việc ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược về phòng chống tham nhũng
Nhiệm vụ này chủ yếu do Thanh tra Chính phủ thực hiện với những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
- Trình Chính phủ dự thảo văn bản trong thẩm quyền về phòng, chống tham nhũng theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Thanh tra Chính phủ đã được phê duyệt và các Dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác theo sự phân công của Chính phủ.
- Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm về phòng, chống tham nhũng; các dự thảo Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
- Ban hành Thông tư hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật; Công văn số 1835/TTCP-KHTH ngày 24/10/2018 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2019, Uỷ ban nhân dân các tỉnh ban hành các văn bản pháp luật, kế hoạch công tác PCTN hàng năm với mục đích:
- Tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc chỉ đạo, điều hành công tác PCTN; thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp PCTN trên địa bàn tỉnh theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Nâng cao hiệu quả công tác PCTN, phát huy vai trò của toàn xã hội trong đấu tranh PCTN, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, khắc phục những hạn chế, yếu kém, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng; tự giác chấp hành và thực hiện có hiệu quả các quy định về PCTN; xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Công tác ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chiến lược về PCTN phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quy định về PCTN. Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chức năng, của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị; thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN nhằm phát hiện, kịp thời xử lý hành vi tham nhũng theo đúng quy định pháp luật, ngăn chặn hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra.
- Xác định PCTN là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, trước hết là người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.
- Công tác PCTN phải được triển khai cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, tránh hình thức, chiếu lệ.
1.1.4.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng chống tham nhũng
Xuất phát từ đặc thù thể chế chính trị tại Việt Nam, “xã hội” trong phòng, chống tham nhũng được tập trung vào một số chủ thể nhất định, bao
gồm: Mặt trận Tổ quốc, doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề, báo chí, ban thanh tra nhân dân và công dân.
Luật ghi nhận và đề cao vai trò cũng như trách nhiệm của các đoàn thể xã hội, báo chí, doanh nghiệp và công dân trong phòng, chống tham nhũng; có các quy định cụ thể nhằm khuyến khích và đảm bảo sự tham gia của xã hội; quy định rõ về quyền tiếp cận thông tin của cơ quan, tổ chức và công dân; cơ chế cụ thể để thực hiện quyền này.
Bên cạnh đó, Luật cán bộ công chức 2008 đã cụ thể hóa những việc cán bộ công chức không được làm tại Điều 18 về Đạo đức nghề nghiệp và Điều 19 về Bí mật nhà nước, cụ thể:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
- Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
- Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, Điều 20 còn quy định cán bộ, công chức còn không được làm
Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Theo Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được quy định rõ, theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng; phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng (Điều 8).
Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng còn thể hiện ở những nội dung sau:
- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân và các thành viên tổ chức mình thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Động viên nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng;
- Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phát hiện, xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng;
Vai trò của cơ quan báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong những năm qua được đánh giá rất cao, việc Luật dành một số điều quy định về vai trò, trách nhiệm của cơ quan báo chí là cần thiết. Theo tinh thần đó, Luật quy định: “Cơ quan báo chí có trách nhiệm tham gia vào việc phòng, chống tham nhũng; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng; khi đưa tin phải bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan và phải chịu trách nhiệm về nội dung của thông tin đã đưa.” (Điều 9).
Ban thanh tra nhân dân có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về công tác PCTN. Cụ thể:
- Góp phần động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng, chỉ có như vậy thì hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng mới được nâng cao.
- Thực hiện việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và trong các trường học. Việc đưa giáo dục phòng, chống tham nhũng vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức đã được thực hiện từ nhiều năm nay và bước đầu đã thu được kết quả tích cực, góp phần hình thành đội ngũ cán bộ, công chức liêm chính, tận tâm, công tâm, không tham nhũng.
1.1.4.3. Việc thực hiện công tác công khai minh bạch tài sản, thu nhập
Ý nghĩa: Kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức luôn là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng hữu hiệu nhất. Mục đích của việc kê khai tài sản, thu nhập là để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết được tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai nhằm minh bạch tài sản, thu nhập của người đó; phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng.
a. Nghĩa vụ kê khai tài sản
* Đối tượng phải kê khai tài sản
- Đối tượng phải kê khai tài sản được quy định tại Điều 34 Luật PCTN 2018. Có thể phân biệt người có nghĩa vụ kê khai tài sản thành ba loại:
Thứ nhất, toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức.
Thứ hai, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Những người này có thể là cán bộ, công chức hoặc không và được điều chỉnh bởi pháp luật về Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Thứ ba, Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
* Phạm vi, trách nhiệm kê khai tài sản
Điều 33 quy định về phạm vi, trách nhiệm kê khai tài sản như sau: - Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập và biến động về tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng, con chưa thành niên theo quy định của Luật này.
- Người có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai tài sản, thu nhập.
b. Các loại tài sản phải kê khai
Các loại tài sản phải kê khai được quy định tại Điều 35 gồm có:
− Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
− Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và bất động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
− Tài sản, tài khoản ở nước ngoài; − Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Để tránh việc kê khai mang tính hình thức, kê khai không đầy đủ, Điều 8 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP đã quy định cụ thể về tài sản, thu nhập phải kê khai, bao gồm:
- Các loại nhà, công trình xây dựng (Nhà, công trình xây dựng khác đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu; Nhà, công trình xây dựng khác chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đứng tên người khác; Nhà, công trình xây dựng khác đang thuê hoặc đang sử dụng thuộc sở hữu của Nhà nước);
- Các quyền sử dụng đất (Quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng; Quyền sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên người khác);
- Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài mà giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên;
- Tài sản ở nước ngoài;
- Ô tô, mô tô, xe máy, tầu, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký) có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên;
- Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên;
- Các khoản nợ phải trả có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; - Tổng thu nhập trong năm.
1.1.4.4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng chống tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý pháp luật về tham nhũng
a. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng chống tham nhũng
• Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện các vụ việc tham nhũng. Tại Điều 55 Luật Phòng, chống tham nhũng quy định về công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước như sau: “1. Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng; 2. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”.
Trách nhiệm này chủ yếu thuộc về các tổ chức thanh tra nhà nước và đây cũng là mảng hoạt động rõ nét nhất của công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng. Điều 61 Luật PCTN quy định cụ thể về thẩm quyền thanh tra các cấp: cơ quan thanh tra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo thẩm quyền như sau:
a) Thanh tra Chính phủ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan ở trung ương thực hiện; người công tác tại Thanh tra Chính phủ thực hiện;
b) Thanh tra Bộ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Thanh tra tỉnh thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương thực hiện, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Nghị quyết ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Chính Phủ có quy định: “Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng giúp Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược”. Điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra cũng như vai trò của Thanh tra Chính phủ nói riêng và của ngành thanh tra nói chung trong công tác quản lý nhà nướcvề công tác thanh tra.
- Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (Khoản 1, Điều 2, Luật tố cáo).
- Tố cáo và trình tự, thủ tục giải quyết cũng như trách nhiệm giải quyết tố cáo đã được quy định trong Luật tố cáo. Luật phòng, chống tham nhũng quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng. Trước hết, Luật quy định quyền của công dân trong việc tố cáo hành vi tham nhũng đồng thời cũng xác định trách nhiệm của công dân khi thực hiện quyền tố cáo theo quy định tại Điều 65: “Cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng, cá nhân có quyền tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.” và điều 69: “1. Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của nội dung phản ánh, báo cáo; 2. Người tố cáo hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm về