7. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Cán bộ làm công tác tham mưu còn ít, kiêm nhiệm nhiều phần việc; không có cán bộ chuyên trách và chưa được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, chưa nắm vững các quy định của pháp luật về công tác nội chính và PCTN và tình hình hoạt động cũng như các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nội chính... nên trong công tác tham mưu về kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ còn mới, chưa có tiền lệ đối với cán bộ, công chức của Thanh tra tỉnh; khi mới thành lập còn thiếu cán bộ, công chức, trình độ cán bộ không đồng đều, thiếu kinh nghiệm công tác. Vì vậy, khi thực hiện còn nhiều lúng túng; công tác kiểm tra, giám sát về nội chính và phòng, chống tham nhũng hiệu quả chưa cao, chưa đạt
mục tiêu đề ra; chất lượng một số cuộc kiểm tra, giám sát còn hạn chế, chưa chỉ rõ được những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm và nguyên nhân.
Mặt khác, việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hạn chế; số vụ tham nhũng được phát hiện, xử lý qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra còn ít, chưa tương xứng với thực trạng tình hình tham nhũng đang diễn ra; việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với cơ quan thanh tra, kiểm toán và giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với nhau trong việc xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng còn hạn chế.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị; chưa tiến hành sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Ý thức tham gia tố giác các hành vi liên quan đến tham nhũng, lãng phí của nhân dân còn hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về PCTN ở một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị chưa hiệu quả.
Việc xây dựng thể chế về quản lý kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn thiếu chặt chẽ, sơ hở, dễ bị lợi dụng tạo lợi ích nhóm để tham nhũng, như: Còn nhiều quy định pháp luật về công khai, minh bạch chưa được thực hiện đầy đủ; vẫn còn tình trạng lạm dụng quy định về bí mật nhà nước để không công khai, minh bạch. Cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính còn chậm, hiệu quả chưa cao; tình trạng sách nhiễu của cán bộ, công chức trong một số cơ quan nhà nước vẫn đang là vấn đề bức xúc đối với người dân và doanh nghiệp.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu chưa thực sự gương mẫu, chưa quan tâm tới việc lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng; nhất là trong phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng. Vẫn còn có tâm lý né tránh, nể nang không tích cực đấu tranh chống
tham nhũng hoặc vì thành tích hoặc động cơ cá nhân che giấu những khuyết điểm, hành vi tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình.
Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên về công tác kiểm tra, giám sát chưa đầy đủ; chưa quan tâm đúng mức việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Đội ngũ cán bộ, chế độ, chính sách, điều kiện làm việc của Thanh tra tỉnh còn bất cập; công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ Thanh tra có lúc chưa thường xuyên, kịp thời.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Từ khi thành lập, Thanh tra tỉnh đã tham mưu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, mặt khác cũng tăng thêm vị thế của Thanh tra tỉnh, tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và công tác tham mưu trong phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Công tác phòng, chống tham nhũng tiếp tục được Tỉnh Bắc Kạn tích cực triển khai, thực hiện. Các hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng được triển khai đồng bộ ở hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước, góp phần tích cực xây dựng xã hội công khai, minh bạch, dân chủ. Đặc biệt, công tác quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng ở Tỉnh đã được thực hiện tương đối đồng đều và toàn diện, triển khai đồng bộ và kịp thời các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo từ Trung ương, cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể; công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng được đẩy mạnh, thực hiện đồng bộ, có kế hoạch và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị; công tác kiểm tra, thanh tra trách nhiệm thực hiện công tác phòng chống tham nhũng được thực hiện tốt. Việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa đã được triển khai thực hiện tương đối đồng bộ những giải pháp công khai, minh bạch; cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu. Các biện pháp phát hiện, xử lý tham nhũng đã được triển khai, các biện pháp phát hiện tham nhũng được triển khai đồng bộ, nhiều hành vi tham nhũng đã được phát hiện, xử lý, việc thu hồi tài sản tham nhũng và xử lý trách nhiệm người đứng đầu đã được chú ý trong xử lý tham nhũng.
chưa nhiều; cho thấy sự chủ động nắm bắt tình hình và chỉ đạo đối với công tác PCTN ở địa phương còn hạn chế: thiếu chương trình, kế hoạch phối hợp hành động đồng bộ; Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng chưa có sự sáng tạo, các đánh giá hiệu quả tác động của hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến về phòng, chống tham nhũng chưa cao.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI TỈNH BẮC KẠN TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Định hướng công tác PCTN của tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới
Ngày 26/3/2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 25- CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (Chỉ thị số 25-CT/TU), Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Chương trình số 06-CTr/TU ngày 24 tháng 3 năm 2016 về thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng (Chương trình số 06-CTr/TU). Sau khi triển khai thực hiện, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định. Để triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TU, Chỉ thị số 34- CT/TU và Chương trình số 06-CTr có hiệu quả, hàng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đều ban hành Chương trình trọng tâm công tác nội chính và phòng chống tham nhũng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn xác định các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, gồm:
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác PCTN, LP đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp PCTN trong cơ quan, đơn vị mình; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm và gắn trách nhiệm đối với lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra vi phạm.
- Giải quyết kịp thời các đơn, thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; cơ quan trong khối nội chính tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện
nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, điều tra, giải quyết tố cáo, xử lý tố giác, tin báo tội phạm, chỉ đạo kiện toàn nâng cao năng lực, trách nhiệm đội ngũ làm công tác giám định tư pháp.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đặc biệt là cần thanh tra, kiểm tra chuyên đề về công tác PCTN, LP và đưa công tác PCTN, LP vào chương trình hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương.
- Thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, như: thực hiện tốt Luật PCTN, các thông tư hướng dẫn về pháp luật liên quan đến công tác PCTN, LP.
- Thực hiện tốt công tác công khai minh bạch trong quản lý tài chính, tài sản; tạo điều kiện, khuyến khích cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực phát hiện các hành vi tham nhũng. Chú trọng bảo vệ, khen thưởng xứng đáng đối với người tố cáo hành vi tham nhũng; đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi trù dập, trả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để gây mất đoàn kết, vu khống, hãm hại người khác…
3.2. Giải pháp về công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng tại tỉnh Bắc Kạn
3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để đảm bảo công quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để đảm bảo công tác PCTN có hiệu lực, hiệu quả
- Nhất là, xây dựng các quy chế nội bộ của Đảng, các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức áp dụng đối với cán bộ, đảng viên, người đứng đầu, xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế - xã hội và thể chế về PCTN theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
- Khẳng định rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước về PCTN làm cho mọi người thấy rõ việc đẩy mạnh PCTN xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiên quyếtt xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm không làm hạn chế sức sáng tạo, dam nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của những người tâm huyết, vì sự nghiệp đổi mới của Đảng, với động cơ trong sáng lành mạnh; không làm chậm sự phát triển, mà ngược lại làm trong sạch, tạo sức mạnh thật sự cua bộ máy và đội ngũ cán bộ, củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân, tạo động lực mới, khí thế mới để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước.
- Thể chế nói chung và thể chế về PCTN nói riêng cùng với chuẩn mực đạo đức trên các lĩnh vực là yếu tố cơ bản, nền tảng, có tác dụng ngăn chặn từ gốc hành vi tham nhũng. Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng chính sách, pháp luật để hạn chế sự tác động tiêu cực của “nhóm lợi ích”, “sân sau”, ngăn chặn nguy cơ nảy sinh tham nhũng ngay từ khi xây dựng chính sách. Hệ thống thể chế của Đảng và Nhà nước phải tạo ra được một cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng; cơ chê răn đe, trừng trị đê không dám tham nhũng và một cơ chê bảo đảm để không cần tham nhũng
Hoàn thiện pháp luật về thanh tra, kiểm toán theo hướng xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, quan hệ phối hợp với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng.
3.2.2. Chú trọng công tác tuyên truyền, quán triệt các văn bản liên quan đến công tác PCTN tại tỉnh Bắc Kạn quan đến công tác PCTN tại tỉnh Bắc Kạn
Tập trung công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng; Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành; nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đến toàn
tham nhũng. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, các giải pháp nhằm nâng cao năng lực phát hiện, xử lý tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp cơ sở nhằm ngăn chặn, phòng ngừa có hiệu quả những hành vi tham nhũng.
Cấp uỷ chi bộ và tập thể lãnh đạo Ban nội chính Tỉnh uỷ tăng cường lãnh đạo thực hiện có hiệu quả Thông báo kết luận số 226-TB/TW ngày 03 tháng 3 năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Hướng dẫn số 19- HD/UBKTTW ngày 24 tháng 9 năm 2009 về tăng cường tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giam sát của Đảng. Tiếp tục triển khai, quán triệt sâu sắc, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết đại XII của Đảng, nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020, các quy định, quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bộ Chính trị, Ban Bí thư trung ương Đảng và các hướng dẫn của UBKT Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, nghị quyết Trung ương 5 khoá X về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, Kết luận số 72-KL/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020; Hướng dẫn thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng trong Chương VII, Chương VIII Điều lệ Đảng.
Tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhân dân, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhằm thu hút sự đóng góp của nhân dân để làm tốt công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức nhân dân có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát; khắc phục kịp thời sơ hở, yếu kém trong xây dựng chính sách, pháp luật, công tác quản lý nhà nước. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, nhất là giữa các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tham gia làm người đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của người dân để cùng kiến nghị, xem xét, giải quyết những vấn đề thuộc lợi ích chính đáng của công dân; tăng cường việc giám sát của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
3.2.3. Nâng cao việc thực hiện công tác công khai, minh bạch và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập
Một là, Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ rõ: “Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải trình và giám sát việc tăng giảm tài sản của cán bộ, đảng viên. Cơ quan đề xuất đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải tiến hành thẩm định, xác minh, đánh giá tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập và công khai theo quy định”.
Việc Bộ Chính trị ban hành Quy định số 85-QĐ/TW ngày 23-5- 2017 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thể hiện tinh thần nêu gương và yêu cầu nêu gương đối với cán bộ cấp cao trong công tác kê khai và kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản. Để thực hiện có hiệu quả công việc khó, phức tạp, nhạy cảm này, cần sự thống nhất trong nhận thức và sự chấp hành nghiêm túc của tất cả cán bộ thuộc diện điều chỉnh của Quy định. Khi được kiểm tra, giám sát, cán bộ có nghĩa vụ kê khai tài sản phải báo cáo đầy đủ, trung thực, kịp