Điều kiện phát triển của Thành phố Buôn Ma Thuột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố buôn ma thuột tỉnh đắk lắk (Trang 40 - 45)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Điều kiện phát triển của Thành phố Buôn Ma Thuột

2.1. Điều kiện phát triển của Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Lắk

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên

Về vị trí địa lý: Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích tự nhiên là

37.718 ha chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk. Phía Bắc giáp huyện CưM’gar. Phía Nam giáp huyện Krông Ana, huyện CưKuin. Phía Đông giáp huyện Krông Pắc. Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cư Jút (tỉnh Đắk Nông). Cao nguyên Buôn Ma Thuột có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, gò đồi thấp, dốc thoải, bị chia cắt bởi các dòng suối đổ về sông Sêrêpôk. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 536m. Thành phố nằm trong vùng cao nguyên trung phần, thời tiết vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên. Mùa mưa và mùa khô được chia thành hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung 90% lượng mưa cả năm, khí hậu ẩm và dịu mát. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp. Nhiệt độ bình quân là 23,50C.

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của Tỉnh Đắk Lắk.

2.1.2. Về dân số và đơn vị hành chính lãnh thổ

Về dân số: Tổng dân số của thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2019 là

người (chiếm 16% dân số toàn Thành phố); số người trong độ tuổi lao động là 214.264 người, chiếm 57, 8% dân số toàn Thành phố.

Về đơn vị hành chính, thành phố Buôn Ma Thuột có 21 phường, xã gồm 13 phường, 8 xã với 248 thôn buôn, tổ dân phố, trong đó có 33 buôn đồng bào dân tộc thiểu số Ê đê, và các thôn, tổ dân phố vùng đồng bào DTTS.

Bảng 2.1: Đơn vị hành chính, tổng dân số và dân số là người DTTS 21 xã phường trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột năm 2019

TT Xã, phường Tổng dân số (người) Người DTTS (người) 1 Xã Hòa phú 18.025 3.843 2 Xã Hòa Khánh 17.252 2.037 3 Xã Hòa Xuân 8.089 4.061 4 Xã Ea Kao 18.581 8.621 5 Phường Khánh Xuân 27.483 6.423 6 Phường Ea Tam 30.483 5.244 7 Phường Tân Thành 17.251 438 8 Phường Tự An 19.850 890

9 Phường Tân Tiến 16.692 412

10 Phường Thắng Lợi 8.051 135

11 Phường Thành Công 15.376 275

12 Phường Thành Nhất 17.399 2.603

13 Phường Thống Nhất 5.701 293

14 Xã Cư Ê bur 21.332 7.721

15 Phường Tân Lợi 25.247 883

17 Phường Tân An 17.567 503

18 Phường Tân Hòa 14.808 170

19 Xã Hòa Thắng 19.427 5.036

20 Xã Hòa Thuận 15.877 16

21 Xã Ea Tu 17.773 8.466

(Nguồn: Niên giám thống kê dân số năm 2019 của Trung tâm dân số và Kế hoạch hóa gia đình thành phố Buôn Ma Thuột)

Qua bảng trênn ta thấy dân số thành phố Buôn Ma Thuột đến tháng 9 năm 2019 tỷ lệ người dân tộc thiểu số tại thành phố Buôn Ma Thuột sinh sống hầu hết tập trung tại các xã vùng ven thành phố, còn ở khu vực các phường đô thị trung tâm thì rất ít. Điều này cho thấy hầu hết người DTTS tại thành phố Buôn Ma Thuột sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp.

Bảng 2.2: Dân số phân theo độ tuổi lao động thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2014 – 2019

Năm Dân số

(người)

Dân số theo độ tuổi lao động (người)

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động so với dân số của

Thành phố (%) 2014 351.150 198.277 56.4 2015 355.674 204.235 57.4 2016 360.018 206.277 57.2 2017 365.080 207.900 56.9 2018 370.320 209.601 56.5 2019 370.191 214.086 57.8

(Nguồn: Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Buôn Ma Thuột)

Từ năm 2014 đến 2019, dân số trong độ tuổi lao động của thành phố Buôn Ma Thuột tăng đều từng năm và chiếm trên 55% dân số toàn Thành phố. Điều đó cho thấy rằng Thành phố luôn có một nguồn lực lao động dồi dào phục vụ cho việc xây dựng một thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên.

2.1.3 Về điều kiện phát triển xã hội

Thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2019 có dân số 370.191 người. Gồm 40 dân tộc anh em cùng sinh sống 16% dân số toàn Thành phố đồng bào dân tộc Ê đê chiếm số lượng lớn nhất, sau là đồng bào dân tộc Tày, Thái, Hoa, Gia Rai, Mường, Nùng, … Mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc sắc riêng, từ phong tục tập quán, tín ngưỡng, ngôn ngữ, chữ viết cho đến các sinh hoạt văn nghệ. Hiện nay, đồng bào DTTS trên địa bàn Thành phố sinh sống chủ yếu tại 33 buôn, một số cụm dân cư phân bổ rải rác tại các thôn, tổ dân phố trên địa bàn 21 phường xã.

Trong tất cả các DTTS thì Dân tộc Ê đê là DTTS chiếm số dân đông nhất trong 39 DTTS (trừ dân tộc Kinh) với số dân là 44.138 người (chiếm 11,7% dân số toàn Thành phố). 38 dân tộc còn lại chiếm 4,3 % dân số toàn Thành phố. Với đặc điểm là một thành phố đa bản sắc văn hóa dân tộc nên Buôn Ma Thuột có Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 20/9/2016 về việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2030; và có định hướng phát triển thành một thành phố Buôn Ma Thuột đô thị xanh, sinh thái và bản sắc theo định hướng Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị.

Nhìn chung, các dân tộc thiểu số tại thành phố Buôn Ma Thuột có truyền thống văn hóa lâu đời, giàu bản sắc. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều thay đổi tích cực trong cải tiến các hình thức canh tác sản xuất cũng như triển

khai nhiều chương trình đổi mới về áp dụng tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp trong sản xuất, nhưng về cơ bản vẫn còn nhiều những tư duy lạc hậu gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển đời sống kinh tế xã hội của người dân. Đặc biệt là người dân tộc thiểu số trên địa bàn Thành phố.

2.1.4 Về điều kiện phát triển kinh tế

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Đắk Lắk, có vị trí chiến lược rất quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí giao thông đường bộ rất thuận lợi với các quốc lộ 14, 26, 27 nối liền với các tỉnh trong cả nước nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai và Campuchia. Có Cảng hàng không với các đường bay đến Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Vinh (Nghệ An).

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở trung tâm Vùng Tây Nguyên, là đầu mối giao thông thuận tiện với toàn vùng, có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp và các cây công nghiệp như: Cà phê, ca cao và một số cây có giá trị kinh tế cao. Thành phố có kết cấu hạ tầng và hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối khá.

Buôn Ma Thuột là thành phố trung tâm công nghiệp, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo và y tế của vùng Tây Nguyên.

Ngoài ra, thành phố Buôn Ma Thuột có nhiều điều kiện tự nhiên cũng như các di tích kết hợp với các cụm đồng bào DTTS có nền văn hóa đa dạng và phong phú, trở thành nét văn hóa đặc trưng là tiền đề thu hút đầu tư cũng như phát triển du lịch địa phương. Nhiều dự án phát triển đô thị được Thành

phố chú trọng thu hút đầu tư có kiến trúc mang bản sắc Tây Nguyên thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, hạ tầng giao thông giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị được tập trung đầu tư hướng tới mục tiêu xây dựng Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.

Nhìn chung, thành phố Buôn Ma Thuột có nhiều điều kiên thuận lợi để phát triển các ngành nghề như thương mại dịch vụ, công nghiệp xây dựng. Năm 2019 thành phố Buôn Ma Thuột cơ bản có 08/08 xã được công nhận xã Nông thôn mới là một trong những tiền đề tốt cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố buôn ma thuột tỉnh đắk lắk (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)