Kiến nghị, đề xuất đối với thành phố Buôn Ma Thuột về công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố buôn ma thuột tỉnh đắk lắk (Trang 87 - 95)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Kiến nghị, đề xuất đối với thành phố Buôn Ma Thuột về công tác quản lý

tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số

Nhằm góp phần từng bước nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động DTTS trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong giai đoạn tiếp theo, tác giả đưa ra một số đề xuất cụ thể như sau:

Đối với UBND Thành phố

Thứ nhất, Tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động bằng nhiều hình thức đến đông đảo người dân được tiếp cận thông tin. Đặc biệt là đối với vùng đồng bào DTTS để góp phần nâng cao nhận thức của người lao động DTTS về tầm quan trọng của việc học nghề.

Thứ hai, Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn cách thức điều tra, tổng hợp số liệu cho các phường, xã, phòng ban chuyên môn về điều tra số liệu đào tạo nghề, giải quyết việc làm hàng năm và sau các đợt học nghề.

Thứ ba, Chỉ đạo triển khai khảo sát nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu học nghề để có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động trong những năm tiếp theo. Xây dựng các chương trình liên kết với các trường Cao đẳng, cơ sở ĐTN đảm bảo các yêu cầu theo quy định để phối hợp tổ chức các lớp dạy nghề. Chỉ đạo phòng ban chuyên môn, UBND các phường, xã chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề để có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng phù hợp và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Thứ tư, Chỉ đạo phòng ban chuyên môn làm đầu mối tạo sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với đơn vị đào tạo nghề để giải quyết tốt nhu cầu giữa đào tạo và giải quyết việc làm; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

trong tuyên truyền, tổng hợp, thống kê, quản lý và phối hợp trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

Thứ năm, quan tâm chú trọng tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo nghề là người DTTS địa phương.

Đối với các phòng, ban, đoàn thể Thành phố và các xã, phường:

Thứ nhất, Đa dạng các hình thức tư vấn giới thiệu việc làm từ tổ chức theo các phiên tư vấn hỗ trợ việc làm thành các hình thức kiếm việc làm trên các trang thông tin điện tử, facebook… cung cấp dễ dàng các thông tin về tuyển dụng việc làm, đa dạng ngành nghề.

Thứ hai, Tăng cường hơn nữa việc lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác đào tạo nghề - giải quyết việc làm thông qua Nghị quyết của Đảng ủy cơ sở; chính quyền cơ sở cần xây dựng kế hoạch phối hợp với các đoàn thể triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng ủy về đào tạo nghề - giải quyết việc làm.

Thứ ba, Thường xuyên thông tin, tư vấn về dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động đến cấp uỷ các thôn, buôn, tổ dân phố và người lao động trên địa bàn nhằm tạo cơ hội cho người lao động lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, tìm kiếm việc làm và tham gia xuất khẩu lao động ở nước ngoài nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Thứ tư, Thực hiện tốt việc vay vốn tín dụng ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm thông qua nguồn vốn vay ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Đắk Lắk.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể và địa phương trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng năm sát với nhu cầu của người học và thị trường lao động trên địa bàn. Đồng thời, tiếp tục phát huy vai trò của

lực lượng cốt cán người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào công tác tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động DTTS tại Thành phố.

Đối với các đơn vị đào tạo nghề:

Thứ nhất, Cần tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, các trường, trung tâm đào tạo nghề và doanh nghiệp để tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường và giải quyết việc làm cho lao động khi đào tạo xong.

Thứ hai, Phối hợp, kết nối chặt chẽ, thường xuyên với các doanh nghiệp và các ngành có liên quan để tổ chức tốt việc đào tạo nghề theo đơn đặt hàng và cung ứng lao động có tay nghề cao nhằm gắn kết giữa đào tạo nghề với giải quyết việc làm.

Thứ ba, Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển dụng, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, phối hợp với các doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng gắn với nhu cầu đào tạo để giải quyết kịp thời nhu cầu của người lao động.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 tác giả tập trung làm rõ những quan điểm, mục tiêu và phương hướng đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Từ đó, tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột từ nay đến năm 2025.

KẾT LUẬN

Đào tạo nghề là một trong những lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của không chỉ địa phương và còn trên phạm vi cả nước. Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề đối với lao động dân tộc thiểu số nói riêng là một trong những yếu tố định sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột. Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thành phố Buôn Ma Thuột theo Kết luận số 67 của Bộ Chính trị thì một trong những điều kiện tiên quyết đó là quan tâm chú trọng đến công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề đối với lao động DTTS trên địa bàn thành phố giai đoạn 2014 – 2019 tác giả đưa ra nhưng phương hướng và giải pháp trong thời gian tới, cụ thể như sau:

Thứ nhất, luận văn đã bước đầu hệ thống hóa có bổ sung một số lý luận cơ bản về hoạt động đào tạo nghề và vai trò, tính cấp thiết và nội dung quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số.

Thứ hai, luận văn đã trình bày cơ bản thực quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong giai đoạn hiện nay. Tác giả đã phân tích và làm rõ thực trạng từ đó vạch ra những kết quả cũng như hạn chế tồn tại cần khắc phục của công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiếu số và những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế tồn tại.

Cuối cùng, dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn, luận văn đưa ra một vài định hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề đối với lao động DTTS trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ cho phép của luận văn thạc sỹ, nội dung và phạm vi nghiên cứu giới hạn trong một địa phương nên vẫn còn một số vấn đề chưa thể phân tích sâu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW

năm 2013 của TW Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

2. Bộ Chính trị (2019), Kết luận số số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của

Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội.

3. Chính phủ (2011), Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/ 2011 của

Chính phủ về Công tác Dân tộc, Hà Nội.

4. Chính phủ (2010), Chỉ thị số 1971/Ct-TTg ngày 27/10/2010 của Thủ

tướng Chính phủ về Tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.

5. Chính phủ (2016), Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2020 ,định hướng đến 2030, Hà Nội.

6. Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Hà Nội.

7. Hội đồng Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột (2019), Báo cáo kết

quả khảo sát công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

8. H Nghị Bkrông (2018), “Bồi dưỡng quản lý Nhà nước cho cán bộ dân tộc thiểu số ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” luận văn thạc sỹ Quản lý Công (năm 2018), Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Anh Tài (2017), “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho

thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, luận văn thạc sỹ Quản lý Công (năm 2017), Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

10. Phan Thị Thu Hà (2012), “Đào tạo lao động người dân tộc thiểu số

trên địa bàn thành phố Kon Tum, Luận văn thạc sỹ Kinh tế phát triển (2012),

Hà Nội.

11. Phòng LĐ TB & XH thành phố Buôn Ma Thuột (2019), Báo cáo

phục vụ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ III năm 2019, Đắk Lắk.

12. Quốc Hội (2012), Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012, Hà Nội.

13. Quốc hội (2006), Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Hà Nội.

14. Quốc Hội (2006), Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014, Hà Nội.

15. Thành ủy Buôn Ma Thuột 2020, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ

thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đắk Lắk.

16. Thông cáo báo chí kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (2019),http://tongdieutradanso.vn/thong-cao-bao-chi-ket-qua-tong-dieu-tra- dan-so-va-nha-o-nam-2019.html

17. Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên (2019), Báo cáo kết quả

đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2019 của trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên, Đắk Lắk.

18. Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên (2020), Báo cáo tổng kết

19. Trung tâm Dân số và kế hoạch hóa Gia đình thành phố Buôn Ma Thuột (2019), Niên giám thống kê dân số và nhà ở thành phố Buôn Ma Thuột

năm 2019, Đắk Lắk.

20. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2019), Báo cáo kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2019, Đắk Lắk.

21. Ủy ban Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột (2019), Báo cáo kết quả thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Đắk Lắk.

22. Ủy ban Nhân dân thị xã Buôn Hồ (2019), Báo cáo chính trị tại Đại

hội đại biểu các dân tộc thiểu số thị xã Buôn Hồ lần thứ III năm 2019, Đắk

Lắk.

23. Ủy ban Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột (2019), Báo cáo chính

trị tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Buôn Ma Thuột lần thứ III năm 2019, Đắk Lắk.

25. Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột (2019), Báo cáo tình

hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng năm 2019 và phương hướng năm 2020, Đắk Lắk.

26. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2018), Báo cáo kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 – 2017 và kế hoạch giai đoạn 2018 – 2020, Đắk Lắk.

27. https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/nang-cao-nang-luc-canh- tranh-quoc-gia-cua-viet-nam-truoc-yeu-cau-moi-329061.html

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố buôn ma thuột tỉnh đắk lắk (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)