Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố buôn ma thuột tỉnh đắk lắk (Trang 48 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề

12 Điện công nghiệp 18 3

13 Bảo vệ thực vật 5 2 2

14 Gia công và thiết kế sản phẩm mộc

15 Văn thư hành chính 2

16 Khuyến nông lâm 3

Tổng cộng 226 20 65 60

(Nguồn: Báo cáo kết quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2019 của trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên)

Qua bảng trên có thể thấy được trong tổng số học viên có hộ khẩu thường trú được tham gia đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên thì tỷ lệ học viên DTTS còn thấp so với mặt bằng chung. Đây cũng là một trong những thực trạng cần có những giải pháp cấp thiết hiện nay. Tỷ lệ tương quan giữa số lượng người DTTS trong độ tuổi lao động và người lao động DTTS tham gia học nghề tại các trường, cơ sở ĐTN không tương xứng.

2.2.3. Nội dung và hình thức đào tạo nghề cho lao động Dân tộc thiểu số ở Thành phố Buôn Ma Thuột

Các ngành nghề chủ yếu đào tạo cho lao động dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, để kịp thời đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho lao người lao động được có cơ hội học tập, trau dồi tay nghề cũng như từng bước nâng cao chất lượng nguồn lực lao động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các cơ cấu ngành nghề đào tạo cho người lao động đã từng bước được điều chỉnh phù hợp theo cơ cấu ngành nghề theo sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; nhiều ngành nghề mới được tổ chức giảng dạy để dáp ứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn.

Qua khảo sát tại 05 xã: Ea Tu, Hoà Phú, Cư Êbur, Hòa Thắng và Ea Kao, trong 02 năm (2018 – 2019) đã mở 18 lớp dạy nghề thu hút 677 học viên tham gia gồm các ngành nghề: Kỹ thuật nấu ăn; xây dựng dân dụng; trồng và chăm sóc nấm, cà phê, cao su; may công nghiệp [7].

Đối với 05 trường, trung tâm dạy nghề được khảo sát trên địa bàn Thành phố, cho thấy trong 02 năm (2018 và 2019) đã mở được 40 lớp dạy nghề với 13.075 học viên tham gia, gồm chủ yếu các ngành nghề: Kỹ thuật nấu ăn, công nghệ tin học, xây dựng dân dụng, may công nghiệp, bảo vệ thực vật, công nghệ ô tô, công nghệ thông tin, chế biến cà phê, ca cao; chế biến món ăn; điện tử công nghiệp; hàn; kế toán doanh nghiệp; khuyến nông lâm; kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp; may thời trang; thú y; văn thư hành chính; kỹ thuật xây dựng, lái xe các hạng B1, B2...

Theo báo cáo của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, trong 02 năm từ năm 2018 - 2019 tổng số lao động tham gia học nghề 8.700 người, trong đó: học tại các cơ sở đào tạo nghề là 8.140 người; học tại các phường, xã là 560 người (mở 16 lớp; trong đó nguồn kinh phí Thành phố mở 9 lớp, nguồn kinh phí Tỉnh mở 07 lớp với các nghề: Xây dựng dân dụng, kỹ thuật nấu ăn, may công nghiệp, điện dân dụng).

Bảng 2.5: Tổng hợp đào tạo nghề tại các trường, cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố năm 2018

STT Ngành nghề đào tạo Tổng số học viên học nghề Có việc làm sau học nghề Tỷ lệ có việc làm (%) Tổng số Nữ DTTS

1 May công nghiệp 139 139 105 72 52

3 Tin học 40 11 4 0

4 Anh văn 120 31 12 0

5 Sửa chữa máy nổ 16 0 5 0

6 Bảo vệ thực vật 10 2 1 10 100

7 Nghề công nghệ ô tô 62 0 17 13 21

8 Nghề công nghệ thông tin 24 4 10 0

9 Nghề chế biến ca cao 7 3 4 0

10 Nghề chế biến món ăn 123 115 82 5 4

11 Nghề điện tử công nghiệp 4 0 3 3 75

12 Nghề hàn 10 0 10 6 60

13 Nghề kế toán doanh nghiệp 2 0 1 0

14 Nghề khuyến nông lâm 9 4 5 2 22

15

Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển

trong công nghiệp 23 0 10 6 26

16 Nghề may thời trang 17 11 6 9 53

17 Nghề thú y 50 11 5 10 20

18 Nghề Văn thư hành chính 1 1 0 1 100

19 Nghề kỹ thuật xây dựng 30 23 1 24 80

20 Lái xe ô tô 3.318 794 469 576 17

21 Công nghệ thông tin 118 41 62 0

22 Kỹ thuật nấu ăn 23 23 0 23 100

Tổng cộng 4.181 1.248 812 778 19

(Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột của Hội đồng Nhân dân thành

phố Buôn Ma Thuột)

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp đào tạo nghề tại các trường, cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố năm 2019

STT Ngành nghề đào tạo Số học viên học nghề Có việc làm sau học nghề Tỷ lệ có việc làm Tổng số Nữ DTTS

2 Xây dựng dân dụng 210 0 210 210 100 3 Lái xe ô tô (hạng B2) 2.790 700 528 934 33

4 Kỹ thuật xây dựng 4 0 2 1 25

5 Công nghệ ô tô 126 0 17 65 52

6 Hàn 108 0 70 44 41

7 Kế toán doanh nghiệp 37 25 7 22 59

8 Điện tử công nghiệp 25 0 0 25 100

9 Công nghệ thông tin 124 22 15 38 31

10 Thú y 50 6 4 13 26

11 Kỹ thuật chế biến món ăn 207 159 96 168 81

12 May thời trang 16 9 7 2 13

13 Chế biến cà phê ca cao 4 0 1 4 100

14

Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển

trong công nghiệp 7 0 1 7 100

15 Điện công nghiệp 18 0 3 0

16 Bảo vệ thực vật 5 2 0 2 40

17 Văn thư hành chính 11 8 1 9 82

18 Khuyến nông lâm 3 0 3 3 100

19 Căt gọt kim loại 7 0 0 7 100

20

Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa

không khí 3 0 0 3 100

21 Điện dân dụng 4 0 0 4 100

22 Nhân viên bếp Á Âu 15 4 0 2 13

23 Nhân viên pha chế đồ uống 40 33 8 32 80

24 Nâng hạng giấy phép lái xe 59 0 2 42 71

25 Quản lý doanh nghiệp 12 4 0 0 0

26 Nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng 4 4 0 1 25

Tổng cộng 3.959 1.046 1.045 1.708 43

(Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột của Hội đồng Nhân dân thành

phố Buôn Ma Thuột)

Bảng 2.7: Bảng tổng hợp số lao động giải quyết việc làm tại các phường, xã trên địa bàn Thành phố

STT Đơn vị Giải quyết việc làm

Năm 2018 Năm 2019

1 Phường Thống Nhất 91 129

2 Phường Thành Nhất 682 868

3 Phường Thắng Lợi 62 178

4 Phường Tân Lợi 400 450

5 Phường Thành Công 370 389

6 Phường Tân Tiến 997 457

7 Phường Tân Thành 364 373

8 Phường Tự An 252 360

9 Phường Tân An 171 336

10 Phường Tân Lập 630 350

11 Phường Tân Hoà 230 230

12 Phường Ea Tam 360 401 13 Phường Khánh Xuân 642 642 14 Xã Hoà Thuận 450 450 15 Xã Ea Tu 373 456 16 Xã Hoà Thắng 235 380 17 Xã Cưê Bur 159 243 18 Xã Ea Kao 200 379 19 Xã Hoà Khánh 131 232 20 Xã Hoà Xuân 300 300 21 Xã Hoà Phú 290 300 Tổng cộng 7.089 8.074

(Nguồn: Báo cáo kết quả khảo sát công tác đào tạo nghề và giải quyết

việc làm trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột của Hội đồng Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột)

Qua 3 bảng tổng hợp trên thấy được qua mỗi năm thì Thành phố đã có những tổng hợp theo dõi về kết quả lao động được tham gia đào tạo nghề tại

địa bàn. Trong đó, tỷ lệ người lao động được tham gia đào tạo nghề cũng như số lượng người lao động có việc làm sau đào tạo nghề trên từng địa bàn phường xã của thành phố Buôn Ma Thuột có những biến động không đồng nhất. Có những địa phương thì tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm tăng rõ như tại các xã nhưng cũng có những địa bàn thì tỷ lệ này không tăng hoặc tăng ít. Đặc biệt tại 1 số xã có đông tỷ lệ dân cư là người DTTS như xã Hòa Khánh, Ea Kao, Cư Ê bur.

Thời gian và địa điểm đào tạo

Nhiều năm qua, nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động nói chung và lao động DTTS nói riêng, công tác đào tạo nghề tại địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đã được triển khai thực hiện đa dạng về hình thức và linh hoạt về thời gian, địa điểm như: đào tạo chính quy, đào tạo thường xuyên, ngắn hạn, dài hạn và trung hạn. Đồng thời, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học thì các lớp được tổ chức tại các địa điểm linh hoạt.

Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 quy định thời gian đào tạo của các cấp trình độ cụ thể như sau:

- Trình độ sơ cấp: 03 tháng đến dưới 01 năm nhưng phải đảm bảo thời gian học tối thiểu là 300 giờ đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

- Trình độ trung cấp đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là 01 đến 02 năm học tùy theo ngành nghề đào tạo.

- Trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo. Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng văn hóa trung học phổ thông.

- Trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ 02 năm đến 03 năm tùy học theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 01 đến 02 năm tùy theo chuyên ngành hoặc nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông. Thời gian trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã hoạc và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.

Thu nhập và việc làm sau đào tạo nghề của người lao động nói chung và lao động dân tộc thiểu số nói riêng tại thành phố Buôn Ma Thuột

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo nghề, đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là thu nhập và việc làm của người lao động tại địa phương đó. Tại thành phố Buôn Ma Thuột, vấn đề liên kết với doanh nghiệp được các cơ sở đào tạo nghề quan tâm và chú trọng. Qua đó, một lượng lớn sinh viên, học sinh và người đào tạo nghề được giới thiệu việc làm và có thu nhập ổn định.

Bảng 2.8: Bảng kết quả người lao động có việc làm sau đào tạo nghề tại thành phố Buôn Ma Thuột năm 2014 – 2019

Năm Số lượng người có việc làm sau đào tạo nghề

Số lượng người DTTS có việc làm sau đào tạo

nghề Tỷ lệ (%) 2014 11.000 1.760 16 2015 11.255 1.913 17 2016 10.280 1.799 17.5

2017 10.700 2.033 19

2018 9.240 1.811 19.6

(Nguồn:Báo cáo kết quả thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Ủy ban Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột)

Đối với công tác xuất khẩu: Hàng năm, xuất khẩu lao động cho khoảng 50 lao động đi thị trường các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan ... Tuy nhiên, số lượng lao động là người dân tộc tham gia xuất khẩu lao động chưa đảm bảo được yêu cầu của phía đối tác nước ngoài, trình độ năng lực còn hạn chế dẫn đến tỷ lệ xuất khẩu lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số thấp.

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động Dân tộc thiểu số ở Thành phố Buôn Ma Thuột

2.3.1. Thực trạng điều tra khảo sát nhu cầu đào tạo và quy mô quy hoạch các cơ sở đào tạo nghề ở thành phố Buôn Ma Thuột

Xác định công tác khảo sát nhu cầu học nghề là việc làm rất quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của chương trình vì vậy hàng năm tỉnh đã chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương tiến hành khảo sát, đăng ký nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn, đồng thời yêu cầu các đơn vị đào tạo nghề tiến hành rà soát các nghề có đủ điều kiện tham gia giảng dạy, báo cáo năng lực và đăng ký chi tiết nhu cầu đào tạo nghề của từng đơn vị.

Trước giai đoạn 2014 - 2019, đã có những khảo sát về nhu cầu học nghề như:

Năm 2010, tỉnh Đắk Lắk đã triển khai điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề trên địa bàn toàn tỉnh với 254.274 hộ, 1.114.991 nhân khẩu. Qua điều tra khảo sát có 17,93% số người trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề;

phân bổ theo các nhóm (Nông, lâm nghiệp: chiếm 50,2%; Công nghiệp, Xây dựng: chiếm 36,1%; Thương mại, dịch vụ: chiếm 13,7%.); điều tra điểm 821 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp trong 03 năm (2010 – 2012) là 29.400 lao động; trong đó: (Nông, lâm nghiệp: chiếm 7,6%; Công nghiệp, Xây dựng: chiếm 75,8%; Thương mại, dịch vụ: chiếm 16,5%). (15)

Đối với thành phố Buôn Ma Thuột, năm 2013 đã khảo sát học viên theo học tại các lớp đào tạo nghề, nhằm đánh giá công tác tổ chức dạy và học đối với các lớp dạy nghề, cụ thể: số phiếu phát ra: 567 phiếu, kết quả: có 409 ý kiến trả lời biết được thông tin về lớp học thông qua cán bộ của cơ sở GDNN chiếm 72,13%; biết về việc làm sau đào tạo: có 296 ý kiến trả lời nhờ cơ sở GDNN giới thiệu chiếm tỷ lệ 52,2%; nhóm câu hỏi về chương trình, giáo trình, nội dung được truyền tải: có 521 ý kiến trả lời: dễ hiểu cho phần lý thuyết chiếm tỷ lệ 91,89%; Hướng dẫn thực hành tốt có 556 ý kiến chiếm tỷ lệ: 98,06%; về cơ sở vật chất: có 412 ý kiến trả lời được trang bị rất đầy đủ về thiết bị, máy móc học tập chiếm tỷ lệ 72,66%. (13)

Tuy nhiên từ năm giai đoạn năm 2014 đến nay thì địa bàn tỉnh và Thành phố vẫn chưa thực hiện lại được việc khảo sát về nhu cầu học nghề này.

Theo Quyết định số 2001/QĐ-UBND, ngày 08/8/2011 về việc phê duyệt Đề án phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Đắk Lắk đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Đến nay, trên địa bàn Thành phố có 26 trường có chức năng đào tạo nghề, trong đó: 05 trường Cao đẳng; 11 trường trung cấp nghề và 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (03 cơ sở công lập, 07 cơ sở ngoài công lập).

Do vậy, việc dự báo, chưa xuất phát từ nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, thực tế phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất nông nghiệp ở địa phương, năng lực đào tạo nghề của các đơn vị giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu sử dụng lao động của thị trường. Do đó, các nghề đào tạo cơ bản chưa thực sự phù hợp với nhu cầu người học, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Về trình độ và phương thức cũng như chất lượng đào tạo: Rà soát các chương trình đào tạo, đầu tư trang thiết bị, giáo viên để học viên tốt nghiệp có đủ kiến thức, kỹ năng quy định và thái độ nghề nghiệp đúng đắn đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước, phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhu cầu tự tạo việc làm của mới của người học nghề, phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn đảm bảo ít nhất 60 người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố buôn ma thuột tỉnh đắk lắk (Trang 48 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)