Sâu đục thân

Một phần của tài liệu Ký thuật trồng, thâm canh, chế biến và bảo quản cây hồ tiêu (Trang 67 - 68)

- Đào hố trồng tiêu: đối với trụ đúc, đào 2 hố hai bên trụ, mỗi hố trồn g1 bầu hay 1 dây tiêu Cũng cĩ thể đào 1 hố rộng ở 1 bên trụ để trồng 2 bầu tiêu hay 2 dây tiêu.

5.3.2. Sâu đục thân

Đặc điểm hình thái và cách gây hại

Trên cây tiêu cĩ 2 lồi sâu đục thân thuộc 2 họ là: xén tĩc (Cerambycidae) và vịi voi (Curculionidae).

* Sâu xén tĩc (Pterolosia subtinctata): Con trưởng thành dài 10,5 - 11,5 mm, phần thân rộng nhất 4 mm. Đầu màu nâu sẫm, thân màu nâu đất, cĩ râu ngắn hơn nhiều so với chiều dài thân. ấu trùng thường cĩ màu trắng trong, ấu trùng cĩ các dạng từ tuổi 1 đến tuổi 5, kích thước ấu trùng tuổi 5 khoảng 13 mm. Nhộng trần, chiều dài 12,5 - 14 mm.

* Sâu vịi voi (Lophobaris piperis): Con trưởng thành màu nâu đen, ở đầu cĩ vịi dài cong xuống vuơng gĩc với thân, kích thước dài 4,6 - 5 mm kể cả vịi, rộng 2 mm. ấu trùng dài 6,0 - 6,5 mm, cĩ màu trắng ngà, khi tách khỏi thân cành tiêu sẽ thấy cĩ hình cong lưng bụng. Nhộng cĩ kích thước bằng hoặc lớn hơn con trưởng thành một ít, khi mới hĩa nhộng cĩ màu trắng ngà.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Châu (1995) thì sâu đục thân gây hại rất nghiêm trọng trên cây tiêu ở vùng Tân Lâm (Quảng Trị) vào những năm 1990 - 1994.

Sâu đục thân vịi voi thường gây hại ở phần thân tiêu sát mặt đất, cĩ khi chúng cịn gây hại cả phần rễ chính của cây tiêu.

Ngược lại, sâu đục thân xén tĩc thường gây hại ở phần trên của thân và nhánh cây tiêu. Sâu cĩ thể đục 1 hoặc nhiều cành trên cây tiêu, do vậy cĩ thể làm vàng, héo

H60: Thân cây tiêu bị sâu đục thân gây hại

và khơ cành hoặc cả cây. Thân, cành bị hại thường dễ gãy ngay ở đốt cĩ sâu đục vào. Khi chẻ thân, cành tiêu ra thường thấy cĩ sâu đục thân ở các dạng ấu trùng, nhộng hoặc con trưởng thành chưa đủ cứng cáp để chui ra ngồi. Con trưởng thành cĩ thể cắn cả chùm bơng, chùm quả. Dẫn đến hiện

tượng rụng bơng, quả, làm giảm năng suất.

Biện pháp phịng trừ

- Thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để phát hiện kịp thời.

- Khi phát hiện cĩ mạt cây đùn ra ở chỗ nào thì tìm đường đục ở đĩ. Cắt bỏ ngay đoạn thân, cành bị sâu đục, chẻ thân, cành bị hại để diệt hết sâu non, trứng.và đốt các bộ phận bị sâu đục thân gây hại để hạn chế sự lây lan.

- Vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ các ổ sâu hại. - Bắt và diệt sâu đục thân trưởng thành.

- Tỉa bớt cành lá cho cây thơng thống, tránh gây vết thương trên thân và cành cây.

- Sử dụng các loại thuốc để phun lên cây như Basudin 40 EC 0,2 %, Cazinon 50 ND 0,2 %, Vibasu 50 ND 0,2 %. Phun 2 lần, cách nhau 7 - 10 ngày. Hoặc cĩ thể sử dụng các loại thuốc hạt để rải vào đất như: Basudin 10 G (30 - 50 g/ cây), Diaphos 10 H (30 - 50 g/ cây), Furadan 3 H (30 - 50 g/ cây), Marshal 5 G (50 - 100 g/ gốc), Nokaph 10 G (20 - 30 g/ gốc).

Một phần của tài liệu Ký thuật trồng, thâm canh, chế biến và bảo quản cây hồ tiêu (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)