Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 34 - 36)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và

chính sách về di tích lịch sử - văn hóa

Hệ thống các quy định pháp luật về di tích LSVH là tổng thể những nguyên tắc thể hiện tư tưởng chủ đạo của Nhà nước về đường lối, phương hướng bảo vệ và phát huy các giá trị di sản, là cơ sở pháp lý quan trọng trong quản lý và tổ chức các hoạt động của các cá nhân, tổ chức.

Ngày 04/4/1984, Hội đồng nhà nước đã thống nhất công bố Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, DLTC, đề ra những cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện hơn nữa cơ sở lý luận cho các đơn vị ngành Quản lý văn hóa trong hoạt động nghiên cứu, bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử.

Hiện nay, Luật Di sản văn hóa được ban hành năm 2002, sửa đổi và bổ sung năm 2009 (được hợp nhất năm 2013) là văn bản pháp lý quan trọng làm cơ sở để thực hiện các hoạt động liên quan đến di sản văn hóa nói chung và di tích LSVH nói riêng.

Bên cạnh đó, để thực thi Luật Di sản văn hóa, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan trong lĩnh vực quản lý di tích, như: Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa; Chỉ thị số 5/2002/CT-TTg ngày 18 tháng 2 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn, đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về việc Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích LSVH, DLTC; Nghị định 166/2018/NÐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích LSVH, danh lam thắng cảnh.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VH,TTDL) ban hành: Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Bộ VHTT-DL về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích LSVH và DLTC đến năm 2020; Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTTDL ngày 6 tháng 2 năm 2003 của Bộ VH,TTDL về việc ban hành quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích LSVH và DLTC; Chỉ thị số 73/CT-BVHTTDL ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Bộ VH,TTDL về việc tăng cường công tác quản lý di tích và các hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; Chỉ thị số 16/CT-BVHTTDL ngày 3 tháng 2 năm 2010 của Bộ VH,TTDL về việc tăng cường công tác chỉ đạo quản lý hoạt động văn hóa, tín ngưỡng tại di tích;Thông tư số 04/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ VH,TTDL về việc Quy định Chương trình bồi dưỡng kiến thức về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích LSVH, DLTC.

Toàn bộ những văn bản pháp lý được ban hành và ngày càng được hoàn thiện đã tạo hành lang pháp lý vững chắc nhằm hướng dẫn, điều hành một cách tổng thể các hoạt động trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy di tích LSVH của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)