Góp phần điều chỉnh và hỗ trợ sự phát triển của di tích lịch sử văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 40 - 41)

7. Kết cấu luận văn

1.3.2. Góp phần điều chỉnh và hỗ trợ sự phát triển của di tích lịch sử văn

1.3.2. Góp phần điều chỉnh và hỗ trợ sự phát triển của di tích lịch sử - văn hóa văn hóa

Trong xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, các giá trị di tích lịch sử - văn hóa phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức khác nhau. Với tư cách là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhà nước luôn là chủ thể quản lý điều hành quan trọng trong việc sử dụng các công cụ chính sách, pháp luật, bộ máy, nguồn nhân lực và tài chính để có những bước đi cụ thể, định hướng, điều chỉnh, hỗ trợ, những cách làm mới để có thể tận dụng cơ hội, hạn chế khó khăn, thách thức trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển di tích LSVH.

QLNN về di tích LSVH đã góp phần không nhỏ vào điều chỉnh, hỗ trợ sự tồn tại, phát triển của các di tích khi mà hiện nay nhiều di tích LSVH kể cả cấp quốc gia hay ở địa phương có nguy cơ bị hủy hoại và nhiều di tích đang đối mặt với nguy cơ biến mất. Nhiều di tích đã được xếp hạng cũng đang bị vi phạm hay xuống cấp, chưa kể một số di tích được trùng tu, tôn tạo không đúng khoa học, không còn giữ được giá trị nguyên bản của nó.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di tích LSVH về cơ bản đã tạo ra cơ chế thúc đẩy công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích LSVH nói riêng, tạo căn cứ chung tay góp sức, phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các Bộ ngành, các cấp cũng như địa phương để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, cùng nhau vào cuộc một cách quyết liệt, ban hành nhiều giải pháp một cách đồng bộ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả để gìn giữ những giá trị ngàn đời mà cha ông truyền lại.

QLNN về di tích LSVH cũng thể hiện vai trò điều chỉnh và hỗ trợ sự phát triển di tích LSVH trong việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách để tăng cường nguồn thu, đầu tư cho các di tích LSVH, khuyến khích, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đóng góp cho sự nghiệp này. Thúc đẩy xã hội hóa các nguồn lực vật chất và tinh thần, cả trong và ngoài nước cho hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích. Đẩy mạnh hội nhập và giao lưu hợp tác quốc tế trong bảo tồn các di sản văn hóa, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới, góp phần làm giàu cho văn hóa dân tộc.

Hoạt động giám sát việc chấp hành pháp luật về di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử nói riêng được chú trọng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền những hành vi vi phạm pháp luật; tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về di tích lịch sử - văn hóa. Mặt khác, nhà nước cũng có cơ chế để tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát huy vai trò giám sát của cộng đồng, xã hội trong phát hiện sai phạm, kịp thời ngăn chặn những sai phạm ảnh hưởng đến di tích của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)