Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 53 - 55)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Có thể nói Bình Dương là tỉnh có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh và cả nước hết sức thuận lợi. Trong những năm qua, tỉnh đã có mức thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vô cùng ngoạn mục, hỗ trợ cho việc tiếp nhận các thông tin và công nghệ tiên tiến để hình thành các khu công nghiệp và đô thị lớn. Bên cạnh đó, Bình Dương mang nhiều tiềm năng để phát triển giao lưu, hợp tác với các địa phương trong nước và quốc tế trên nhiều lĩnh vực.

Với phương châm lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng phát triển kinh tế - xã hội, đến nay Bình Dương đã hình thành nên 48 khu công nghiệp, được Chính phủ phê duyệt vào danh mục các khu công nghiệp của cả nước ưu tiên phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Đây là một tiền đề vô cùng thuận lợi để tỉnh Bình Dương tạo đà trong định hướng phát triển về kinh tế trong thời gian tới.

Lợi thế sẵn có giúp Bình Dương đã thu hút được rất nhiều các dự án đầu tư lớn cả về quy mô và giá trị. Về tình hình đăng ký kinh doanh trong nước tính đến 31/10/2018, tỉnh đã thu hút được 49.085 tỉ đồng vốn đăng ký kinh doanh, trong đó: có 4.933 doanh nghiệp đăng ký mới với tổng số vốn đăng ký là 30.667 tỉ đồng, tăng 24.3% so với cùng kỳ; 923 doanh nghiệp điều chỉnh với tổng vốn tăng 19.907 tỉ đồng; 25 doanh nghiệp điều chỉnh giảm 592 tỉ đồng; Lũy kế đến 31/10/2018, toàn tỉnh có 35.609 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 286.295 tỉ đồng [9, tr4]. Ngoài ra, tình hình đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Bình Dương cũng vô cùng khởi sắc trong năm 2018, chủ yếu là từ các quốc gia như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Theo thống kê, tỉnh đã thu hút được 1.646 triệu đô la Mỹ, trong đó có 173 dự án mới với tổng số vốn đầu tư đăng ký lên 843 triệu đô la Mỹ (bằng 65.6 cùng kỳ). Có 111 dự án điều chỉnh vốn đầu tư với vốn đăng ký tăng thêm 493 triệu đô la Mỹ và 121 dự án đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần với vốn đăng ký 312 triệu đô la Mỹ [9, tr 4].

Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng được phát triển đúng hướng quy hoạch, thu hút được sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ. Đến nay, tỉnh đã có 04 khu nông nghiệp công nghệ cao với 979 ha, ước tính giá trị sản xuất nông nghiệp trong năm 2018 đạt 16.157,6 tỉ đồng [9, tr 12].

Năm 2018, GRDP (theo giá so sánh năm 2010) ước tăng 9,01%. Cơ cấu kinh tế: khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 63,87%; khu vực dịch vụ chiếm 23,94%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,08%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,11 %. Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2018 ước tính đạt 130,2 triệu đồng/năm [9, tr.1-2].

Bảng 2.1: Tổng sản phẩm (GRDP) tỉnh Bình Dƣơng năm 2018

GRDP

Cơ cấu (%) Tốc độ tăng trƣởng (%)

Tổng số 100,00 100,00 9,15 9,01

Nông lâm nghiệp thủy sản 3,43 3,08 3,71 3,65 Công nghiệp - Xây dựng 63,66 63,87 10,03 9,37

Trong đó: Công nghiệp 60,79 60,92 10,04 9,48

Dịch vụ 23,44 23,94 9,11 10,18

Nguồn: Cục Thống kê Bình Dương - năm 2018

Trong những năm tới, Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng hơn nữa phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe, nhằm phục vụ mục tiêu hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững sau năm 2015 đến năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)