Yếu tố chính trị và pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 44 - 45)

7. Kết cấu luận văn

14.1. Yếu tố chính trị và pháp lý

“Bảo vệ di sản văn hóa là một việc làm được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, vì di sản là vốn quý của dân tộc để lại cho muôn đời sau” [35]. Có thể khẳng định rằng, trong hơn 30 xây dựng và bảo vệ tổ quốc, lĩnh vực văn hóa nói chung cũng như QLNN về di tích LSVH luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo một cách sâu sát, kịp thời của Đảng, Nhà nước ta. Đánh giá của Ban chỉ đạo tổng kết - Bộ Chính trị đã kết luận trong Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 đổi mới (1986-2016): “sự khởi sắc trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, truyền thông đại chúng, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa làm cho đời sống tinh thần của con người, xã hội phong phú, đa dạng hơn, mức hưởng thụ

văn hóa của nhân dân từng bước được nâng lên” [5, tr 97]. Nhận thức được tầm quan trọng của di tích LSVH, qua mỗi kỳ Đại hội, Đảng đều khẳng định “bảo tồn là động lực của sự phát triển”

Sự ổn định về thể chế chính trị, sự nhất quán trong phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo cơ sở cho Nhà nước quản lý ngày càng hiệu quả hơn trên mọi mặt đời sống xã hội, đặc biệt là QLNN về di tích LSVH. Đường lối, chiến lược của Đảng cũng như hành lang pháp lý đầy đủ, cơ chế, chính sách phù hợp cũng như các kế hoạch, quy hoạch liên quan của Nhà nước góp phần tạo cơ sở và tiền đề vững chắc cho việc chỉ đạo các hoạt động liên quan đến công tác giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích LSVH một cách hiệu quả hơn, góp phần ngăn chặn sự xuống cấp, biến mất của những di tích có giá trị. Tác động một cách mạnh mẽ và quyết định đến sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc, tạo động lực nhằm hướng tới một ngành “công nghiệp không khói”: công nghiệp du lịch, đem lại lợi nhuận cao về kinh tế cho đất nước.

QLNN về di tích LSVH chịu ảnh hưởng và tác động thông qua hoạt động của cả hệ thống chính trị, thực hiện nhiệm vụ QLNN cũng chính là thực hiện nhiệm vụ chính trị và phục vụ mục tiêu chính trị. Đồng thời mọi hoạt động của QLNN về di tích LSVH đều phải thực hiện tuân theo pháp luật và dựa trên pháp luật đã được ban hành, hướng tới việc hoàn thành những định hướng chiến lược quan trọng về văn hóa mà Đảng, Nhà nước đã đề ra. Qua điều này, chúng ta cũng phần nào đánh giá được tầm quan trọng, sự tác động tiên quyết của yếu tố chính trị cũng như yếu tố pháp lý đến QLNN về di tích LSVH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)