Xác định vấn đề can thiệp và xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHOẺ NGƯỜI CHUYÊN CANH CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP ppt (Trang 94 - 96)

- Trong khi tại Phục Linh ngược lại (tăng từ 6,00 loại/mẫu lên 6,

4.3.1. Xác định vấn đề can thiệp và xây dựng mô hình

Việc sử dụng các HCBVTV là một thực tế khách quan và là một yêu

cầu không thể thiếu trong ngành sản xuất nông nghiệp ở nước tạ Nhờ có HCBVTV mà sản lượng năng suất cây trồng được bảo vệ, giảm các thất thoát sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch do chuột bọ sâu bệnh phá hoạị HCBVTV là một loại hàng hoá đặc biệt do đặc tính độc hại của chúng đối với sức khoẻ con người và môi trường sinh thái, nhưng nó cũng là một loại hàng hoá rất thông dụng đối với những người làm nông nghiệp. Có tới hơn 11 triệu hộ nông dân ở Việt Nam phải sử dụng HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp, hết vụ này đến vụ khác, hết năm này đến năm khác [79]. Có nhiều yếu tố dẫn đến nguy cơ nhiễm độc HCBVTV ở người lao động trực tiếp tiếp xúc với HCBVTV và ở đông đảo nhân dân phải tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp bị ô nhiễm HCBVTV.

Qua kết quả nghiên cứu thực trạng về KAP và mô hình bệnh tật của người nông dân chuyên canh chè. Sau khi phân tích các yếu tố liên quan và yếu tố nguy cơ dẫn đến tỷ lệ một số bệnh cao chúng tôi sử dụng mô hình xương cá (hình 3.1) để tìm hiểu nguyên nhân có thể can thiệp được, từ đó xây dựng mô hình can thiệp, lựa chọn giải pháp và phương pháp thực hiện, chọn điểm “đột phá” để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao trong can thiệp.

vấn đề một số chứng bệnh cao ở người nông dân chuyên canh chè thường xuyên tiếp xúc với HCBVTV. (Nội dung đã trình bày trong mục 2.6.2 thiết kế can thiệp cộng đồng có đối chứng).

Trước khi tiến hành can thiệp chúng tôi đã nghiên cứu kỹ một số mô hình nghiên cứu trước rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng và tránh những hạn chế mà các đề tài trước gặp phảị Đã có nhiều đề tài nghiên cứu trong ngành y tế mô tả tình trạng ô nhiễm môi trường lao động và nhiễm độc HCBVTV ở người lao động cũng như ô nhiễm đất, nước, thực phẩm do HCBVTV, đồng thời kiến nghị những giải pháp cần thiết để cải thiện thực trạng [77], [88], [89]. Tuy nhiên những nghiên cứu trên cũng chỉ dẫn đến những lời khuyên có cơ sở khoa học, một số nghiên cứu cũng đã đưa ra các mô hình, đặc biệt là mô hình truyền thông [90], [94]. Phương pháp truyền thông như thế nào để có hiệu quả, dựa vào cơ sở nào để duy trì tính bền vững sau khi dự án kết thúc? Các hoạt động can thiệp nhằm nâng cao sức khoẻ của người nông dân chuyên canh chè như thế nào, dựa vào những nguồn lực nào để hoạt động và duy trì? Đó là những câu hỏi cần có câu trả lờị Trên thực tế triển khai thực hiện ở nông thôn nước ta còn ít và vẫn chưa có giải pháp can thiệp thực sự có hiệu quả.

Một số nghiên cứu can thiệp đã triển khai ở một số vùng tại Việt Nam

(đã phân tích phần 1.3) nhìn chung các đề tài cũng có những ưu điểm đem lại

những kết quả ban đầu bên cạnh đó những mặt hạn chế, hiệu quả không rõ rệt đòi hỏi phải có những hướng đi mới và những giải pháp mớị Thực tế đời sống lao động sản xuất ở nông thôn nước ta vẫn đòi hỏi có thêm những mô hình, những giải pháp mới có tính khả thi và hiệu quả nhằm sử dụng hóa chất BVTV một cách hợp lý, an toàn góp phần bảo vệ sức khoẻ cho người nông dân và bảo vệ môi trường sinh tháị

- Từ kết quả phân tích trên chúng tôi lựa chọn các giải pháp và xây dựng mô hình can thiệp. Tên mô hình “Phòng chống nhiễm độc HCBVTV”, các biện pháp kỹ thuật trong can thiệp: nghiên cứu này đã sử dụng cả truyền thông trực tiếp và gián tiếp, nhằm thay đổi hành vi kết hợp khám bệnh định kỳ phát hiện, điều trị một số bệnh liên quan HCBVTV.

người sử dụng HCBVTV (Nông dân) - người buôn bán HCBVTV (Tiểu thương) - người làm công tác y tế (Cán bộ y tế). Chúng tôi gọi tắt là mô hình “Nông - Tiểu - Cán”. Trong đề tài này chúng tôi đã chọn điểm đột phá vào những khâu then chốt là nguyên nhân chính có thể can thiệp được để can thiệp

có tính chọn lọc và trọng điểm nhằm đạt hiệu quả cao cụ thể là:

- Người nông dân tiếp xúc với HCBVTV là đối tượng cần được can thiệp để thay đổi hành vi có lợi cho sức khoẻ và là đối tượng cần quản lý và chăm sóc sức khoẻ.

- Người bán HCBVTV là đối tượng cần can thiệp nhằm nâng cao kiến thức để tư vấn về sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc HCBVTV cho khách hàng. Đặc biệt là kỹ năng tư vấn họ chính là người truyền thông trực tiếp có hiệu quả nhất đối với việc sử dụng, bảo quản thuốc. Thực tế kết quả nghiên cứu có 83,4 % khách hàng được người bán hướng dẫn.

- Cán bộ y tế là đối tượng cần can thiệp để nâng cao năng lực xử trí ngộ độc HCBVTV và kỹ năng tư vấn. Cũng là người truyền thông trực tiếp có hiệu quả nhất đối với việc phòng chống ngộ độc HCBVTV và chăm sóc sức khoẻ người nông dân. (nguồn thông tin từ cán bộ y tế chiếm 68,3 %).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHOẺ NGƯỜI CHUYÊN CANH CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP ppt (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)