Kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHOẺ NGƯỜI CHUYÊN CANH CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP ppt (Trang 82 - 90)

- Trong khi tại Phục Linh ngược lại (tăng từ 6,00 loại/mẫu lên 6,

4.1.2.Kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật

độc hóa chất bảo vệ thực vật

Sử dụng HCBVTV trong chuyên canh chè đứng hàng đầu về số lượng thuốc sử dụng và số lần phun, điều này đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra [53],

[65],[71]. Theo Hoàng Anh Cung mỗi vụ rau nông dân phun HCBVTV 7 - 10 lần [30], còn ở vùng trồng chè kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Phương cho thấy mỗi năm có từ 15 - 30 lần phun HCBVTV [65], theo tác giả Trần Huy Thọ nghiên cứu tại vùng chè Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang kết quả cho thấy tối đa số lần phun đạt 30 lần/năm [76]. Các HCBVTV ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, hiện nay số lượng và chủng loại HCBVTV sử dụng ở nước ta tương đối cao so với khu vực [67]. Năm 2009 Bộ NN&PTNT cho phép 886 hoạt chất và 2537 thương phẩm được phép sử dụng tại Việt Nam [4],[5]. Lượng HCBVTV được sử dụng ngày càng tăng, tình trạng quản lý về sử dụng và bảo quản HCBVTV còn nhiều bất cập. Qua công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan chức năng vẫn còn phát hiện việc buôn bán, sử dụng hoá chất BVTV cấm, HCBVTV ngoài danh mục, HCBVTV giả, HCBVTV kém chất lượng, HCBVTV quá hạn sử dụng. Tình trạng thông tin, quảng cáo, ghi nhãn HCBVTV sai quy định vẫn tồn tại; việc tuân thủ các quy định về sử dụng HCBVTV, bảo hộ an toàn lao động của nông dân khi phun rải hoá chất bảo vệ thực vật còn nhiều bất cập. Việc phòng chống ngộ độc HCBVTV chưa được quan tâm [6].

4.1.2.1. Kiến thức sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc HCBVTV

Hiểu đầy đủ về tác dụng của sử dụng HCBVTV thấp, tỷ lệ này 37,9 %, hầu hết mọi người chỉ biết tác dụng HCBVTV dùng để diệt sâu bệnh 99,2 % (bảng 3.3). Chính vì vậy người dân thường có suy nghĩ họ phải dùng nhiều thuốc mới có khả năng diệt sâu bệnh, làm cho sâu bệnh chết ngay do vậy họ thường phối hợp từ hai hoặc nhiều loại thuốc. Khi được hỏi lý do tại sao, chúng tôi nhận được câu trả lời từ chị Bùi Thị Th…xóm 3, Tân Linh: “Pha nhiều loại thuốc 1 lần phun thì sâu mới chết ngay và diệt được nhiều loại sâu

một lúc”. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 17,4 % người nông dân biết pha

thuốc để phun có hiệu quả và an toàn cho sức khoẻ (bảng 3.12). Theo nghiên cứu của Hà Minh Trung và CS [79] cho thấy người dân dùng thuốc có độ độc cao, thuốc hạn chế sử dụng và với liều lượng cao vượt mức kỹ thuật cho phép từ 1,5 đến 3 lần. Đây là một suy nghĩ không tốt thường có ở người dân. Việc phối hợp thuốc có thể gây tương tác làm mất tác dụng của thuốc, mặt khác làm cho sâu bệnh dễ nhờn và kháng với thuốc, đương nhiên giá thành sẽ cao lên. Mặt khác các sinh vật có ích bị tiêu diệt, do vậy làm mất cân bằng sinh

thái, sâu bệnh ngày càng phát triển hơn; như vậy người dân lại càng dùng thuốc nhiều và mạnh hơn nên càng làm cho môi trường bị ô nhiễm hơn.

Hiểu biết về tác hại của thuốc có 94,3 % số người biết HCBVTV gây nhiễm độc cho người, 63,9 % biết gây độc cho vật nuôi, tỷ lệ biết HCBVTV gây ô nhiễm môi trường chiếm 61,6 %, hiểu đầy đủ về tác hại của thuốc chỉ chiếm 50,1 % (bảng 3.3). Nghiên cứu của chúng tôi kết quả tương tự nghiên cứu của Vũ Quốc Hải (2004) tại huyện Khoái Châu - Hưng Yên, 95,8 % số người biết HCBVTV gây nhiễm độc cho người, 62,1 % biết gây độc cho vật nuôi, 53,2 % biết gây ô nhiễm môi trường [43]. Như vậy sau 5 - 6 năm chúng ta thấy hiểu biết của người dân về sử dụng HCBVTV thay đổi không đáng kể, kể cả người trồng chè và người trồng lúạ

Số người được phỏng vấn để ý đến nhãn thuốc không nhiều và số người biết đọc cảnh báo mức độ độc hại qua vạch màu trên nhãn thuốc chiếm tỷ lệ thấp 14,5 % (bảng 3.3). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cao hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả: Bùi Thanh Tâm, Vũ Quốc Hải, không có người nào biết đầy đủ các màu sắc chỉ mức độ độc hại [43], [72].

Hiểu biết đầy đủ cách chọn thời tiết mát để phun, biết phun giật lùi, biết phun xuôi chiều gió đạt tỷ lệ thấp 29,6 % (bảng 3.4). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả của Vũ Quốc Hải ở vùng trồng lúa [43], chọn thời tiết mát để phun chiếm 100 %, biết phun giật lùi chiếm 82,2 %, biết phun xuôi chiều gió 93,2 %. Điều này cho thấy phun HCBVTV cho chè việc chọn phun xuôi chiều gió, hướng gió khó hơn phun HCBVTV cho lúa, do cây chè cao, được trồng theo luống và trên sườn đồị Người phun thường đi theo luống chè phun cho dễ mà không quan tâm đến hướng gió. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tư và CS cũng cho thấy có tới 29,29 % (tại Sông Cầu) và 59,17 % (tại Minh Lập) số hộ phun thuốc bất kỳ thời gian nào khi thuận lợi (kể cả trời nắng), phun theo địa hình và hướng trước mặt chiếm 24,17 % đến 39,72 %. Việc phun thuốc khi trời nắng nóng và phun theo địa hình (do đồi chè tròn nên người dân phải phun theo hướng mặt trước) như vậy tất nhiên sẽ có một lượng thuốc bám vào người và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe [86]. Đây cũng là đặc thù cần quan tâm để xây dựng giải pháp can thiệp phù hợp với khu vực chuyên canh chè.

Kiến thức bảo quản HCBVTV chưa tốt, nơi cất giữ tuỳ tiện. Tỷ lệ cất giữ xa trẻ em không với tới được mới đạt 69,6 % và tỷ lệ này thấp dần lần lượt là: xa thực phẩm nguồn nước 55,6 %, ngoài nhà/bếp 48,3 %, khoá buộc chắc chắn 38,7 %, biết bảo quản xa nguồn nhiệt 29,6 %. Hiểu đầy đủ cất giữ an toàn tỷ lệ rất thấp 24,7 % (bảng 3.7). Kết quả này khác kết quả nghiên cứu của một số tác giả: Vũ Quốc Hải [43] cất giữ trẻ em không với tới được 55,8%, xa thực phẩm nguồn nước 87,4 %, ngoài nhà/bếp 63,2 % . Theo chúng tôi có sự khác nhau này là do thời điểm nghiên cứu của các tác giả trước thời điểm nghiên cứu của chúng tôi nhiều năm. Trong thời gian đó kiến thức của người dân phần nào đã được nâng lên. Người dân cho rằng cất giữ phải xa tầm tay trẻ em là quan trọng nhất, tránh để trẻ em lấy nghịch có thể gây ra hậu quả đáng tiếc, điều đó phù hợp tỷ lệ cất giữ xa tầm tay trẻ em cao nhất.

Nhận biết đường xâm nhập của thuốc vào cơ thể con người qua đường hô hấp 88,6 % chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là qua da, mắt 66,2 % và qua ăn uống là 50,4 %. Biết đầy đủ đường xâm nhập của HCBVTV vào cơ thể thấp 40,5 % (bảng 3.6). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả nghiên cứu của Vũ Quốc Hải [43], qua đường hô hấp 97,7 % chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đến qua ăn uống là 63,2 % và qua da, mắt 46,8 %.

Bảng 3.5 cho thấy kiến thức về phòng chống tác hại của HCBVTV đáng lo ngại, chỉ có 22,3 % số người được hỏi kể được đầy đủ các loại phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết khi tiếp xúc với HCBVTV trong khi đó hàng ngày họ phải đối mặt với nó. Tỷ lệ kể được sử dụng khẩu trang tương đối cao 93,2 %, sau đó là đến mũ nón 89,4 %, quần áo bảo hộ 71,2%, găng tay 56,9%, thấp nhất tỷ lệ sử dụng kính mắt khi phun thuốc tỷ lệ này chỉ chiếm 32,2 %. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả của Nguyễn Thị Hà, tỷ lệ người biết sử dụng khẩu trang cao > 90 % [35]. Qua kết quả này chúng tôi thấy nó phù hợp với nhận biết về đường xâm nhập của thuốc, người dân cho rằng HCBVTV vào cơ thể qua đường hô hấp là chủ yếu do đó tỷ lệ khẩu trang được người dân sử dụng nhiều nhất.

Hiểu biết đầy đủ về điều kiện sức khoẻ khi phun HCBVTV còn thấp chỉ đạt 21,0 %. Đại đa số những người được phỏng vấn kể được khi có thai, có bệnh và cho con bú không nên đi phun HCBVTV tỷ lệ này chiếm 86,5 %, tỷ lệ biết người già trẻ em không được đi phun chiếm 81 %. Tỷ lệ biết phải khám

sức khoẻ định kỳ hoặc không phun thuốc quá 2 giờ trong 1 ngày, khoảng cách 2 tuần mới phun 1 đợt còn thấp (25,5 % - 36,1 %), (bảng 3.8). Như vậy là khoảng 70 % người dân không biết phải đi khám bệnh định kỳ hay phun thuốc trong thời gian bao lâu thì phải nghỉ ngơi để tránh ngộ độc. Kết quả nghiên cứu của Vũ Quốc Hải [43] cách đây hơn 5 năm tỷ lệ này thấp hơn chỉ có 6,3 % trả lời cần khám sức khoẻ định kỳ điều này cho thấy các dịch vụ y tế chưa được người dân chú ý, người dân chưa hiểu cần phải đi khám bệnh định kỳ khi tiếp xúc với HCBVTV ở thời điểm đó. Còn bây giờ tỷ lệ này đã tăng lên là do người dân nhận thức tốt hơn, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp.

Tỷ lệ biết đầy đủ các triệu chứng ngộ độc HCBVTV còn thấp 22,6 %. Có 3 nhóm triệu chứng được người dân biết nhiều là: đau đầu tỷ lệ 87,3 %, buồn nôn 67 %, ăn kém ngon 64,7 %, thấp nhất là triệu chứng tăng tiết nước bọt 32,5% (bảng 3.9). Rất nhiều các triệu chứng liên quan tới sử dụng HCBVTV mà người dân không biết mà cứ cho rằng đó là các biểu hiện do “làm quá sức”. Theo nghiên cứu của Cao Thúy Tạo những người sử dụng HCBVTV thường có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, tăng tiết nước bọt, mất ngủ và có 32,4 % đối tượng có xu hướng cường phó giao cảm [71]. Về hiểu biết đầy đủ kiến thức xử trí nạn nhân khi bị ngộ độc HCBVTV rất thấp 5,5 %. Số người biết phải đưa nạn nhân ngộ độc ra khỏi khu vực có HCBVTV còn thấp 30,4 %. Số người biết loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể nạn nhân cũng rất thấp 13,5 %. Rất nhiều người dân cho rằng chỉ cần uống 1 số loại nước giải độc 63,9 %. Quan điểm của rất nhiều người sử dụng HCBVTV là sau khi phun nếu có triệu chứng ngộ độc chỉ cần uống 1 số nước như nước cam, nước đường và nghỉ ngơi là khỏi, ngày hôm sau có thể lại tiếp tục đi phun HCBVTV. Tỷ lệ người biết phải chuyển đến cơ sở y tế chiếm 52,7 % (bảng 3.10). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hà, Vũ Quốc Hải [35], [43].

4.1.2.2. Thái độ của người nông dân chuyên canh chè sử dụng HCBVTV

Thái độ của người nông dân chuyên canh chè sử dụng HCBVTV đại đa số có tâm lý lo lắng khi sử dụng HCBVTV ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân, có đến 97,4 % lo lắng cho sức khoẻ khi phun HCBVTV, chỉ có 2,6 % người trả lời không lo lắng gì. Có đến 98,7 % người sử dụng HCBVTV cho rằng cần thiết và rất cần phải sử dụng các loại phương tiện bảo vệ cá nhân

(bảng 3.11). Người dân khi sử dụng HCBVTV đã có thái độ tích cực, quan tâm lo lắng cho sức khoẻ của bản thân và gia đình. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả của các tác giả Nguyễn Thị Hà [35], Vũ Quốc Hải [43].

Như vậy thái độ của người nông dân chuyên canh chè sử dụng HCBVTV nhìn chung có thái độ tích cực, đây cũng là lý do rất quan trọng góp phần vào thành công cho mô hình can thiệp của đề tàịViệc người dân có thái độ tốt ủng hộ những hoạt động của mô hình can thiệp nhằm biến những kiến thức thành thực hành, thể hiện bằng những hoạt động cụ thể. Chính thái độ tốt của người dân trong việc phòng chống nhiễm độc HCBVTV đã giúp đề tài mang tính khả thi và mô hình được duy trì bền vững tại cộng đồng.

4.1.2.3. Thực hành của người nông dân chuyên canh chè tiếp xúc HCBVTV

Một số vấn đề có liên quan đến tăng mức độ phơi nhiễm của người nông dân với HCBVTV là phương thức sử dụng HCBVTV ở nước ta còn rất thủ công, công cụ phun thuốc chủ yếu là bình bơm bằng tay và HCBVTV được phun nhiều lần trong một vụ và trong một năm. Cách pha chế thuốc, phun thuốc còn rất thủ công, tuỳ tiện, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người phun HCBVTV thô sơ (khẩu trang, áo mưa…) và nhiều khi không có [72].

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người thực hành sử dụng hóa chất BVTV đúng còn rất thấp 17,4 %. Thường trộn 2 - 3 loại thuốc vào một bình trong lần phun, tỷ lệ trộn nhiều loại thuốc là 82,3 % (bảng 3.12). Trong phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm chị Đào Thị X...46 tuổi xóm 6, Tân Linh kể: “Khi mua thuốc người bán hướng dẫn chúng em cứ pha 2 gói 1 bình phun, về em cũng làm theo, nhưng thông thường khi phun em pha luôn phân bón lá vào

cho đỡ công phun”. Hay như anh Đào Tân H…43 tuổi xóm 13 cho biết: “Pha

thuốc em làm đúng như chỉ dẫn, nhưng sâu bây giờ khó diệt lắm, phải pha 2 -

3 loại thuốc mới diệt được nó”. Trong nghiên cứu của Bùi Thanh Tâm và CS

tại huyện Chí Linh (Hải Dương) có 29,6 % trường hợp pha HCBVTV đặc hơn chỉ dẫn, 47 % trường hợp pha trộn tuỳ tiện nhiều thứ HCBVTV khác nhau để diệt sâu mạnh hơn [72]. Như vậy tỷ lệ pha HCBVTV đặc hơn chỉ dẫn và pha trộn tuỳ tiện vẫn rất phổ biến.

Do đặc tính của thuốc tác động lên côn trùng, sâu bệnh tác động trực tiếp hoặc hô hấp phải sẽ gây chết sâu bệnh. Nếu người chuyên canh chè

không sử dụng hoặc sử dụng không đầy đủ các phương tiện phương tiện bảo vệ cá nhân thì HCBVTV sẽ trực tiếp ngấm qua da, hít phải qua hô hấp...Do đó HCBVTV sẽ tác động tới sức khỏe con người là điều không tránh khỏị Điều này đã được một số tác giả khẳng định [47], [129].

Tỷ lệ sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân trong nghiên cứu của chúng tôi rất thấp 6,5 %, nhưng tỷ lệ người phun có sử dụng khẩu trang cao 92,2 %. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả của Nguyễn Thị Hà, Vũ Quốc Hải, Hoàng Hải tỷ lệ này trên 90 %. Tỷ lệ thấp nhất là sử dụng kính mắt 11,9 %, thấp hơn nhiều kết quả của một số nghiên cứu trước đâỵ Kết quả nghiên cứu Bùi Thanh Tâm [72] là 57,0 %, Nguyễn Thị Hà [35] là 27,65 %. Nhìn chung các tác giả trên đều nhận thấy việc tuân thủ các biện pháp an toàn vệ sinh khi sử dụng HCBVTV của người dân rất đáng lo ngạị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mua và sử dụng thuốc có độc tính mạnh, thuốc cấm sử dụng, vẫn còn 66 người trong tổng số 385 người biết rõ HCBVTV nằm trong danh mục cấm nhưng vẫn mua để dùng (17,1 %) . Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tư và CS (2003) về sử dụng HCBVTV cấm của người chuyên canh chè tại Sông Cầu và Minh Lập là 41,0 % [86]. Theo chúng tôi những năm gần đây với sự phát triển của khoa học ngày càng nhiều loại thuốc ít độc hại hơn được sản xuất và cung cấp ra thị trường. Bên cạnh đó kiến thức của người dân về HCBVTV cũng được cải thiện qua các nguồn thông tin từ đài, ti vị Lý do thuốc giá rẻ, hiệu quả mạnh thậm trí một số người khi mua thuốc không quan tâm đến nhãn hiệu và hướng dẫn sử dụng, mà họ chỉ quan tâm đến giá thành rẻ và hiệu quả của thuốc. Người dân khi mua chỉ được hướng dẫn cách lựa chọn các loại thuốc phù hợp với chủng loại cây trồng, còn cách sử dụng an toàn và tác hại của các hóa chất đối với sức khỏe con người thì ít được đề cập tới [72], [86]. Điều này thực sự lo ngại cho sức khỏe của con người và môi trường sống.

Xử lý chai lọ sau sử dụng còn nhiều sai phạm, chúng tôi nhận thấy có tới 21,8 % vứt lung tung hoặc dùng lại (bảng 3.15). Kết quả nghiên cứu của

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHOẺ NGƯỜI CHUYÊN CANH CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP ppt (Trang 82 - 90)