Kỹ thuật nghiên cứu can thiệp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHOẺ NGƯỜI CHUYÊN CANH CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP ppt (Trang 37 - 39)

- Tại Campuchia theo báo cáo của Quỹ Môi trường, sử dụng

2.6.2. Kỹ thuật nghiên cứu can thiệp

Thiết kế mô hình can thiệp cộng đồng có đối chứng

Bước 1: Điều tra thực trạng KAP của người nông dân chuyên canh chè tại Thái Nguyên về sử dụng, bảo quản và phòng chống nhiễm độc HCBVTV

- Mô tả KAP về sử dụng bảo quản và phòng chống ngộ độc HCBVTV. - Mô tả thực trạng mô hình bệnh tật của người nông dân chuyên canh chè tại Thái Nguyên qua kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng.

- Phân tích các yếu tố liên quan đến một số bệnh có tỷ lệ mắc caọ

Bước 2: Chọn vấn đề ưu tiên và xây dựng mô hình

Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người nông dân chuyên canh chè trong đó yếu tố sinh học chúng ta rất khó tác động. Yếu tố môi trường trong nghiên cứu này do hạn chế của đề tài chúng tôi chưa đánh giá được. Như vậy hành vi bảo vệ sức khoẻ và hệ thống chăm sóc sức khoẻ là mục tiêu nghiên

cứu và tác động của đề tàị Từ những lý luận kết hợp với kết quả nghiên cứu mô tả, phân tích và tổng hợp chúng tôi xây dựng mô hình xương cá cây nguyên nhân của một số bệnh có tỷ lệ cao ở người nông dân chuyên canh chè (hình 2.2) sơ đồ chọn các giải pháp, phương pháp can thiệp (hình 2. 4).

Nguyên nhân chính của một số chứng bệnh cao ở người nông dân chuyên canh chè bao gồm:

- Người nông dân khi tiếp xúc với HCBVTV không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc sử dụng chưa đúng, chưa đầy đủ, do không hiểu biết về tác dụng của phương tiện bảo vệ cá nhân, cũng như tác hại mà HCBVTV đến sức khoẻ con ngườị

- Người nông dân thực hành sử dụng HCBVTV tuỳ tiện, không đúng kỹ thuật, không đúng lúc, không đúng liềụ Do chưa được đào tạo, tập huấn, hướng dẫn sử dụng, thiếu các thông tin, thiếu tài liệu về sử dụng HCBVTV.

- Người nông dân chưa được chăm sóc về y tế, thiếu hiểu biết các biện pháp phòng chống nhiễm độc HCBVTV.

- Người bán thiếu hiểu biết về phòng chống nhiễm độc và cách sử dụng HCBVTV an toàn, thiếu kỹ năng truyền thông và tài liệu truyền thông.

- Công tác quản lý HCBVTV còn bất cập, thuốc BVTV chưa kiểm soát được, thuốc cấm, thuốc độc hại vẫn còn lưu hành.

Từ kết quả phân tích nguyên nhân, chọn được vấn đề ưu tiên từ đó xây dựng mô hình can thiệp, lựa chọn giải pháp và phương pháp thực hiện, chọn điểm “đột phá” để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao trong can thiệp.

Mô hình can thiệp truyền thông giáo dục sức khoẻ kết hợp chăm sóc y tế được xây dựng nhằm tác động làm thay đổi hành vi bảo vệ sức khoẻ và nâng cao năng lực của trạm y tế xã. Chúng tôi đã nhận ra mối liên kết hữu cơ giữa nông dân, cán bộ y tế xã và người bán thuốc. Cán bộ y tế xã và người bán thuốc qua nghiên cứu đây là 2 đối tượng được bà con nông dân tin tưởng nhất, gần gũi và hay hỏi ý kiến tư vấn về sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc HCBVTV. Chính vì vậy mô hình can thiệp này dựa vào mối liên kết “ Nông dân - Người bán HCBVTV - Cán bộ y tế ”.

Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng

Bước 3: Triển khai các hoạt động can thiệp

(Phần này được trình bày cụ thể trong mục 3.3.1 các hoạt động can thiệp)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHOẺ NGƯỜI CHUYÊN CANH CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP ppt (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)