Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản, chiến lược, chính sách, chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện krông pắk, tỉnh đắk lắk (Trang 68 - 81)

sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên

Căn cứ vào Luật thanh niên năm 2005, Nghị định 120/2007/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều Luật thanh niên; chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; các văn bản, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của trung ương nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Đảng ủy, UBND huyện Krông Pắk đã cụ thể hóa ban hành các văn bản, chính sách riêng phù hợp với tình hình của địa phương nhằm phát huy vai trò của thanh niên trong tình hình mới đảm bảo đúng với các quy định của pháp luật hướng đến việc chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ thành người có ích, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong thời gian qua, tỉnh ủy, UBND và các sở, ban ngành tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Krông Pắk nói riêng đã quan tâm ban hành, cụ thể hóa việc thực hiện các chương trình, đề án, chính sách của trung ương cũng như việc triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án chính sách về giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, các chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe cho thanh niên, các chính sách đối với thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, thanh niên hoàn lương và các chính sách về xây dựng, tổ chức Đoàn thanh niên, công tác QLNN về công tác thanh niên trên địa bàn huyện Krông Pắk, cụ thể như:

- Quyết định số 1126/QĐ-UBND, ngày 28/5/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về kế hoạch phát triển thanh niên tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2020.

- Quyết định số 2228/QĐ-UBND, ngày 2/10/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về Chương trình phát triển thanh niên tỉnh giai đoạn 2012 - 2020. Trong đó, xác định rõ mục tiêu tổng quát đó là: Xây dựng thế hệ thanh niên tỉnh Đắk Lắk phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có đạo đức cách mạng, có ý thức chấp hành pháp luật, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa; có trình độ có học vấn, nghề nghiệp và việc làm; có văn hóa, sức khỏe, kỹ năng sống và ý chí vươn lên; xung kích, sáng tạo làm chủ khoa học và công nghệ tiên tiến; hình thành nguồn nhân lực trẻ, có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc [51, tr.2].

- Công văn số 3297/KH-UBND, ngày 4/5/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý nhà nước về thanh niên năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý nhà nước về thanh niên năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh đó là: “Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 11/9/2009 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các văn bản chỉ đạo khác của Đảng, của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk…” [ 52, tr.3].

- Quyết định số 3352/QĐ-UBND ngày 04/12/2017 ban hành kế hoạch thực hiện “chương trình phát triển thanh niên tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016 - 2020”.

- Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2017- 2021 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”.

phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2010 - 2015” đến năm 2020. Mục tiêu tổng quát là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, phát huy đầy đủ tinh thần tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong thanh, thiếu niên; đưa công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, trở thành nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm phát huy đầy đủ vai trò của thanh, thiếu niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Công văn số 1331/UBND-KVGX ngày 13 tháng 02 năm 2018 “về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc thực hiện nhiệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên.

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Lắk trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác thanh niên, các ban ngành, UBND huyện Krông Pắk đã cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch quản lý nhà nước về thanh niên theo lĩnh vực mình quản lý phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Huyện ủy Krông Pắk đã ban hành chương trình 23-CTr/HU năm 2012 của huyện ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. UBND huyện Krông Pắk đã ban hành quyết định số 4411/QĐ- UBND ngày 11/11/2012 của Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắk “về việc ban hành kế hoạch phát triển thanh niên huyện Krông Pắk giai đoạn 2012-2020”. Phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã xây dựng và ban hành kế hoạch số 02-KH/HĐ, ngày 04/02/2013 về thực hiện chương trình hành động số 23-CTr/HU của Huyện ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” tới cán bộ, đoàn viên thanh niên trong toàn huyện và tiếp tục triển khai thực hiện cho đến nay.

2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về phát triển thanh niên thanh niên

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách có vai trò quan trọng trong việc đưa pháp luật, chính sách vào cuộc sống để người dân tiếp cận, hiểu biết về luật và chính sách. Thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm cung cấp những thông tin, kiến thức cần thiết và truyền đạt nội dung pháp luật giúp người dân nói chung và thanh niên nói riêng hiểu rõ pháp luật, hình thành thói quen tự giác chấp hành, thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, giúp cho ý thức và tư tưởng của cán bộ, nhân dân được thông suốt, ủng hộ và tự nguyện tiếp nhận các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật giúp cho cán bộ, nhân dân trang bị cho mình tư tưởng, kiến thức vững chắc không bị lay động trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu. Đây cũng là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh để chống lại những âm mưu của các thế lực thù địch đang muốn tìm mọi cách chống phá Đảng và nhà nước ta, nhất là vùng các đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tình trạng thanh niên vi phạm pháp ngày càng gia tăng cũng là vấn đề đáng báo động đối với xã hội, tình trạng tội phạm ngày càng trẻ hóa là hồi chuông cảnh tỉnh các cấp, ban, ngành cần có các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng của thanh niên. Do đó, việc đưa các kiến thức pháp luật đến với thanh niên là công việc quan trọng, vì đây là đối tượng trẻ cả về thể chất và tư tưởng, suy nghĩ chưa chín chắn rất dễ bị các đối tượng xấu, các thế lực thù địch lợi dụng để lôi kéo, kích động nhằm chống phá nước ta. Cần xây dựng cho thanh niên ý thức tự nguyện chấp hành pháp luật, từ đó góp phần hạn chế và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của giới trẻ hiện nay.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật dưới nhiều hình thức như: Thông qua, các hoạt động xây dựng hướng ước, quy ước thôn buôn, tổ dân phố; hoạt động hòa giải ở cơ sở; qua cuộc thi tìm hiểu pháp luật 2014 do Sở tư pháp tổ chức; qua cấp phát tờ rơi, tủ sách pháp luật; qua tổ chức Hội nghị triển khai và quán triệt

14 Luật như Luật việc làm, Luật cư trú, Luật Tiếp công dân, Luật Đất đai… và Hiến pháp 2013.

Trong những năm qua, UBND huyện đã chỉ đạo huyện Đoàn tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban ngành đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật cho đoàn viên thanh niên gắn với đổi mới nội dung và phương pháp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ĐVTN. Chú trọng việc mở các lớp học tập 6 bài học lý luận chính trị, quán triệt Nghị quyết Đại hội của Đảng, Đoàn trong đoàn viên thanh niên, tuyên truyền lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Huyện Đoàn đã phối hợp với trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện tổ chức 120 lớp học tập Nghị quyết của Đảng; tổ chức 260 lớp học tập 6 bài học lý luận chính trị; 38 lớp học tập chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh thu hút hàng chục nghìn lượt đoàn viên thanh niên tham gia; phối hợp với phòng Tư pháp tổ chức 16 lớp tuyên truyền Hiến pháp năm 2013 với sự tham gia của hơn 960 ĐVTN. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện thường xuyên thực hiện qua những hình thức như:

Thứ nhất, tuyên truyền và phổ biến pháp luật, chính sách theo định kỳ cho người dân địa phương, thông qua báo cáo viên giới thiệu phổ biến các luật mới ban hành, giải quyết các thắc mắc của nhân dân.

Thứ hai, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách thông qua đội ngũ cán bộ công chức chủ chốt tại xã, thị trấn như lãnh đạo UBND các xã, thị trấn, cán bộ tư pháp, công an xã, thị trấn, các hòa giải viên, lực lượng công an xã…

Thứ ba, thông qua các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật cũng phần nào trang bị cho thanh niên kiến thức về các luật hiện hành.

Tác động của chính sách, pháp luật về thanh niên đối với thanh niên trong các lĩnh vực quan trọng liên quan nhiều đến thanh niên:

- Trong lĩnh vực học tập của thanh niên: Theo Điều 9 chương II của Luật Thanh niên 2005, thanh niên có quyền được học tập và bình đẳng về cơ hội học

tập. Các quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong học tập đã được cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch phù hợp với tình hình địa phương, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh niên có cơ hội học tập, được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại; được hỗ trợ học phí, miễn giảm học phí đối với các thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên thuộc hộ gia đình chính sách; được vay vốn để học tập đối với thanh niên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường ở vùng sâu, vùng xa…Huyện Krông Pắk đã tích cực đầu tư xây dựng trường lớp theo chương trình chuẩn quốc gia, dần xóa bỏ các lớp, trường tạm, tạo mọi điều kiện cho thanh niên được học tập, vươn lên trong cuộc sống. Năm học 2016 - 2017, toàn huyện có 101 trường thuộc huyện quản lý có 38.452 học sinh các cấp. Số trường đạt chuẩn quốc gia là đến nay là 40/99 trường chiếm 40.4% [60, tr.2]. Trình độ học vấn phổ thông và số lượng thanh niên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng tăng qua các năm cho thấy huyện Krông Pắk luôn quan tâm đến việc phát triển, phổ cập giáo dục, tạo mọi điều kiện để thanh niên có cơ hội học tập và cống hiến cho địa phương. Cấp ủy Đảng cũng đã chỉ đạo các ban, ngành các cấp tạo điều kiện cho cán bộ trẻ theo học các lớp đại học, cao đẳng, trung cấp lý luận hành chính… không ngừng nâng cao trình độ tri thức, kỹ năng để đáp ứng công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời kỳ mới. Công tác quy hoạch bố trí đội ngũ cán bộ Đoàn vào các chức danh chủ chốt của Đảng được quan tâm hơn, đội ngũ cán bộ Đoàn quá tuổi từng bước được sắp xếp, bố trí luân chuyển công tác kịp thời, từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách cấp huyện và cấp xã theo đúng quy chế về cán bộ Đoàn và công tác Đoàn trong thời kỳ mới.

Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận thanh niên dân tộc thiểu số vẫn chưa được tiếp cận nhiều với công nghệ thông tin. Đây cũng là một trong những hạn chế lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.

luật về lao động, tạo việc làm cho thanh niên có tác động rất lớn đến việc định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; các ngành nghề được đào tạo gắn với nhu cầu thực tế; hình thức đào tạo, tư vấn ngày càng được đổi mới và phong phú hơn trước. Cấp ủy Đảng đã chỉ đạo các ban, ngành các cấp tạo điều kiện cho thanh niên phát triển. Trong đó, Đoàn Thanh niên làm nòng cốt đã tổ chức các hoạt động truyền thông, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho thanh niên về học nghề, lập nghiệp như: phối hợp với các đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức công tác tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho ĐVTN nông thôn, bộ đội xuất ngũ, ĐVTN là người dân tộc thiểu số, học sinh THPT; phối hợp tổ chức các chương trình như: Lớp “khởi sự doanh nghiệp”, sàn giao dịch việc làm, các lớp sơ cấp nghề cho ĐVTN trên địa bàn. Toàn huyện đã phối hợp với trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh, phòng Lao động -Thương Binh và xã hội huyện,... tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, ngày tuyển dụng cho khoảng hơn 6.000 thanh niên; phối hợp với trung tâm dạy nghề huyện mở 38 lớp dạy nghề gồm thú y, sửa chữa nông cơ, xe máy, điện dân dụng… cho 1.330 thanh niên; tư vấn hướng nghiệp trên 20.000 lượt học sinh THPT; phối hợp với tỉnh Đoàn, trường Đại học Tây nguyên mở được 01 lớp khởi sự doanh nghiệp cho 100 ĐVTN [56, tr.3]. Bên cạnh các mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định trong đào tạo nghề cho thanh niên như: chất lượng các lớp đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng, chính sách đào nghề chưa thật sự tác động mạnh đến thanh niên, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số và thanh niên nông thôn.

- Trong lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ: Thực hiện công văn số 45/BTC, ngày 12/3/2018 của Ban tổ chức cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Đắk Lắk về việc triển khai cuộc thi “sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Đắk Lắk lần thứ VI năm học 2017 - 2018”. Huyện Krông Pắk đã chỉ đạo huyện đoàn triển khai và tổ chức hội thi “sáng tạo trẻ huyện Krông Pắk lần thứ VII năm 2018” với sự tham gia của 51 sản phẩm đạt chất lượng được lựa chọn từ

hơn 100 sản phẩm gửi đến hội thi. Tại hội thi đã có 21 sản phẩm chất lượng và sáng tạo nhất, chọn những sản phẩm đạt giải tham gia hội thi sáng tạo trẻ cấp tỉnh. Trong đó, có 2 sản phẩm đạt giải khuyến khích cấp tỉnh: Robot lau nhà (Cao Đức Thắng, lớp 8A1, Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai); máy phun thuốc, gieo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác thanh niên trên địa bàn huyện krông pắk, tỉnh đắk lắk (Trang 68 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)