7. Cấu trúc của luận văn
3.3. Giải pháp bảo đảm quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động đấu tranh
3.3.4. Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục
Phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống cơ quan thông tin, tuyên truyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp với công tác tuyên truyền. Thường xuyên đổi
mới nội dung, triển khai đồng bộ các loại hình thông tin tuyên truyền, duy trì, phát huy các loại hình tuyên truyền hiệu quả;
Tăng cường tuyên truyền bề rộng, đẩy mạnh tuyên truyền chiều sâu, phát huy hiệu quả tuyên truyền bằng tiếp cận trực tiếp; chú trọng lồng ghép các nội dung tuyên truyền về phòng, chống ma túy với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao;
Tập trung tuyên truyền cho số người có nguy cơ mắc nghiện cao ở cộng đồng, học sinh trong trường học, cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hàng, người đang cai nghiện trong các Trung tâm;
Tăng cường công tác quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa giải trí, ngăn chặn không để phát sinh tệ nạn ma túy;
Các phương tiện truyền thông cần tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức, nội dung thiết thực; các cơ quan báo đài của thành phố phát huy lợi thế của mình để đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền phòng chống ma túy, khai thác tuyên truyền có hiệu quả trên hệ thống đài truyền thanh tại các phường, xã; thông qua hoạt động của các đoàn thể góp phần tạo bước chuyển biến tích cực, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy và tác hại của ma túy nhằm làm giảm tệ nạn ma túy trong đời sống xã hội; gắn tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy với các nội dung xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng khu phố, ấp văn hóa... xây dựng xã, phường không tệ nạn xã hội. Lồng ghép với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các cuộc mít tinh, diễu hành, treo băng rôn, khẩu hiệu...Giới thiệu, biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn.
Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục tác hại của ma túy trong trường học
Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội và đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên trong các hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy ở từng cấp học, trường học...
Chủ động, thường xuyên cung cấp, cập nhật thông tin về các vấn đề phòng, chống ma túy, HIV/AIDS đến đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội. Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội với các nội dung: Kiến thức và các kỹ năng tổ chức hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cho thanh thiếu niên về phòng, chống tệ nạn ma túy; phòng, chống HIV/AIDS, kỹ năng lập kế hoạch, quản lý, điều hành, giám sát hoạt động của các mô hình can thiệp trong thanh thiếu niên.
Đa dạng hóa về nội dung, phương pháp tuyên truyền, giáo dục bảo đảm tính thân thiện, phù hợp với đặc điểm của từng các cấp học, lồng ghép với các hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống tại các cấp học, trường và lớp.
Tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, hội thi tìm hiểu kiến thức về phòng chống tệ nạn ma túy; chiến dịch truyền thông nhân ngày thế giới phòng chống ma túy (26-6); Tháng thanh niên, Chiến dịch Tình nguyện Hè; Chiến dịch truyền thông nhân ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS (01-12),...
Đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống ma túy trong cộng đồng, khu dân cư
Tiếp tục xây dựng, củng cố, duy trì hoạt động và nhân rộng các mô hình can thiệp phòng, chống ma túy; phòng, chống HIV/AIDS và mại dâm tại cộng đồng như: Đội thanh niên tình nguyện thắp sáng niềm tin, Đội tuyên truyền thanh niên, câu lạc bộ thanh niên phòng, chống tệ nạn ma túy; phòng, chống HIV/AIDS và mại dâm, các Hội thi, Hội trại,... phù hợp với nhu cầu, nhận thức của các nhóm đối tượng thanh thiếu niên và đặc điểm của địa phương.
Đa dạng hóa hình thức hoạt động, phối hợp giữa tuyên truyền và hành động, lồng ghép nội dung, phòng chống tệ nạn ma túy; phòng chống HIV/AIDS, mại dâm với các hoạt động của đoàn thể thu hút đông đảo thanh thiếu niên và nhân dân tham gia.
Tổ chức học tập, quán triệt cho thanh thiếu niên chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tệ nạn ma túy; phòng chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng tuyên truyền cho người dễ bị lây nhiễm HIV; đưa nội dung phòng, chống
ma túy; phòng, chống HIV/AIDS, mại dâm vào các buổi sinh hoạt của Đoàn thanh niên, các cuộc họp tổ dân phố, khu phố, ấp...
Tăng cường và phối hợp các hình thức tuyên truyền trực tiếp và truyền thông đại chúng để chuyển tải nội dung về phòng, chống tệ nạn ma túy; phòng, chống HIV/AIDS, mại dâm. Biên tập và phát hành các tài liệu tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma túy; phòng chống HIV/AIDS, mại dâm (bản tin, tờ rơi, áp phích, đĩa nội dung tuyên truyền,...) phù hợp với từng nhóm đối tượng thanh thiếu niên. Phối hợp cùng các cơ quan báo chí, Website, mở các chuyên mục tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn ma túy; phòng, chống HIV/AIDS và mại dâm. Giới thiệu, tuyên truyền rộng rãi các cách làm hay, những mô hình, gương điển hình trong công tác phòng, chống các tệ nạn ma túy; phòng, chống HIV/AIDS, mại dâm.
Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể trong việc triển khai, xây dựng mô hình, phòng chống tệ nạn ma túy; phòng, chống HIV/AIDS và mại dâm ở các phường, xã. Phối hợp với các ngành Lao động Thương binh và Xã hội, Công an, các tổ chức nghề nghiệp, nhằm tập hợp, hỗ trợ, tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên sau cai nghiện ma túy. Gắn với các nội dung được cụ thể trong các phong trào, trong đó đặc biệt chú ý đến các đối tượng thanh niên sau cai nghiện ma tuý; phát động phong trào và tổ chức ký cam kết “Thanh niên nói không với ma túy” trên địa bàn phường, xã.
Tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả và nhân rộng các mô hình hoạt động. Xây dựng kế hoạch phối hợp với các ban ngành liên quan nâng cao tính hiệu quả trong công tác phòng, chống ma túy; phòng ,chống HIV/AIDS và mại dâm.
Đẩy mạnh triển khai các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát nguồn cung cấp ma túy
Để thực hiện tốt công tác này phải tăng cường và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, từng tổ chức và của mỗi công dân. Đẩy mạnh các hoạt động thiết thực vận động các tầng lớp nhân dân thành phố tích cực tham gia. Tích cực hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” và Ngày
“toàn dân phòng, chống ma túy” (26-6), UBND thành phố xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền phòng, chống ma túy trên địa bàn thành phố.
Theo đó, ngoài việc tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 - 3 - 2008 của Bộ Chính trị về “tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới” và Chương trình hành động số 20-Ctr/TU, ngày 12 - 7 - 2008 của Thành ủy về thực hiện Chỉ thị số 21- CT/TW của Bộ Chính trị; Luật Phòng chống ma túy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản chỉ đạo của các cấp lãnh đạo về công tác phòng, chống ma túy, UBND thành phố Rạch Giá có kế hoạch chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, ban ngành của thành phố thực hiện.
Cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân, cán bộ, công nhân viên trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức cảnh giác trước phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại đối tượng, phát động sâu rộng phong trào toàn dân tham gia tố giác tội phạm, nhất là tội phạm về mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy.
Công an thành phố chủ động kiểm tra ngăn chặn nguồn ma túy thẩm lậu từ nước ngoài vào hoặc từ thành phố trung chuyển ra nước ngoài và các địa phương lân cận; kiểm soát, quản lý chặt chẽ các loại tiền chất, chất gây nghiện, hướng thần và thuốc tân dược gây nghiện; chủ động phòng ngừa việc điều chế và sản xuất ma túy tổng hợp trên địa bàn thành phố.
Tổ chức đấu tranh với các đối tượng mua bán, vận chuyển ma túy từ các địa phương khác vào thành phố tiêu thụ. Tăng cường các hoạt động điều tra, phát hiện, bắt giữ và sớm kết luận đề nghị truy tố các đối tượng mua bán, vận chuyển, tàng trữ và tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy.
Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân thành phố phối hợp với Công an thành phố đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố xét xử các vụ án ma túy, tổ chức
đưa ra xét xử lưu động tại các địa bàn trọng điểm về ma túy, để nâng cao tính giáo dục, phòng ngừa và răn đe tội phạm.
Triển khai thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Công an, trong đó, coi trọng biện pháp vận động quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; chú trọng công tác điều tra cơ bản nắm chắc tình hình, thường xuyên rà soát địa bàn, tăng cường lực lượng trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, tập trung triệt xóa các đường dây, ổ nhóm mua bán ma túy. Kịp thời phát hiện và đấu tranh triệt xóa, giải quyết triệt để, dứt điểm các điểm, tụ điểm hoạt động tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn; ưu tiên đầu tư trang, thiết bị chuyên dùng cho lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng làm công tác phòng, chống ma túy. Ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma túy xâm nhập vào thành phố; tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan điều tra với cơ quan truy tố, xét xử tội phạm về ma túy, nhằm nâng cao hiệu quả công tác truy tố, xét xử nghiêm minh và thi hành án tội phạm ma túy.
Tăng cường hiệu quả, nâng cao nhận thức về công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát tiền chất. Quy định trách nhiệm quản lý, kiểm tra, kiểm soát và cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy, nhất là nhóm tiền chất có nguy cơ cao. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các ngành chức năng trong quản lý Nhà nước, tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm việc sản xuất, kinh doanh trái phép thuốc tân dược gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy, việc trồng các cây có chứa chất ma túy, tổ chức sử dụng ma túy trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
- Đối với Công an thành phố
Quán triệt phương châm lấy phòng ngừa là chính, lực lượng Công an thành phố cần huy động lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, các ngành, các cấp, đoàn thể trong cộng đồng dân cư tham gia phát hiện, tố giác các hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng ma túy của các đối tượng.
Hàng năm tập trung làm tốt công tác điều tra cơ bản để nắm tình hình về nguồn ma túy, người phạm tội ma túy, các điểm nóng, tụ điểm phức tạp về ma túy để đưa ra các biện pháp chủ động phòng, chống sao cho thích hợp và hiệu quả.
Tập trung giải quyết cơ bản các địa bàn phường, xã trọng điểm về ma túy. Thực hiện cơ chế duy trì các địa bàn đã giải quyết, không để phát sinh các địa bàn phức tạp mới. Phối hợp chặt chẽ với UBND phường, xã và gia đình quản lý thật chặt, răn đe nghiêm khắc với những đối tượng sau cai nghiện trở về tái hòa nhập cộng đồng để phòng ngừa tái nghiện.
Phối hợp với các tổ chức xã hội, Ban chỉ đạo phường, xã tổ chức tuyên truyền, giáo dục về Luật phòng chống ma túy thông qua biện pháp ấn hành văn bản luật và phát cho các gia đình trên địa bàn, kết hợp với hệ thống thông tin đại chúng như: phát thanh, truyền hình, các báo hàng ngày, các bản tin, tạp chí, tờ rơi, pano, áp phích... đồng thời sử dụng có hiệu quả hệ thống loa truyền thanh của các phường, xã để hực hiện việc tuyên truyền phòng, chống ma túy.
Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp có kế hoạch chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể xã hội tích cực tham gia công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, xây dựng cụm dân cư, tổ dân phố, cơ quan, trường học không có người nghiện ma túy, không có tụ điểm mua bán ma túy. Nâng cao hiệu quả hoạt động tố giác tội phạm qua đường dây nóng, có những biện pháp đảm bảo bí mật, an toàn cho cho người phát hiện, tố giác cho nhân dân yên tâm.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Chỉ đạo Công an các phường, xã thường xuyên tổ chức điều tra nắm bắt tình hình số người nghiện, số đối tượng hoạt động phạm tội về ma túy. Những địa bàn, tụ điểm hoạt động phức tạp về ma túy, những người có nguy cơ mắc nghiện cao, số đối tượng bị bắt nhiều lần nhưng không xử lý được. Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo giải quyết và phải chịu trách nhiệm chính nếu để tình hình phức tạp về ma túy xảy ra tại địa phương mình phụ trách.
Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, có kế hoạch quản lý các loại chất tân dược được phép lưu hành trên thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở thuốc tân dược có biểu hiện nghi vấn trên địa bàn thành phố.
Tăng cường công tác lập, phân loại hồ sơ trước khi đưa đối tượng đi cai nghiện lâu năm, nhiều tiền án, tiền sự cần đưa vào các trường giáo dưỡng do ngành quản lý, nhằm hạn chế sự phức tạp.
Kiên quyết bắt giữ, có biện pháp xử lý thích hợp những đối tượng có biểu hiện lợi dụng kẽ hở của pháp luật để buôn bán, tàng trữ chất ma túy. Mở rộng liên kết phối hợp tác chiến trong phát hiện đường dây, xử lý tội phạm với các đơn vị bạn.
Tăng cường phối hợp hội thảo, trao đổi thông tin kinh nghiệm với cơ quan kiểm soát và phòng, chống ma túy của Liên hợp quốc (UNDP) với các tỉnh thuộc vương quốc Campuchia và các nước trong khu vực để hợp tác phòng, chống tội phạm ma túy.
3.3.5. Nhân rộng mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện
Hoạt động quản lý cai nghiện tại các trường, trung tâm
Quy hoạch các cơ sở cai nghiện ma túy với phương châm: đủ chỗ, đủ tầm và hiệu quả để cai nghiện cho toàn bộ người nghiện trên địa bàn thành phố.
Thống nhất về quan đểm đầu tư cho cai nghiện là đầu tư cho an toàn, lành mạnh vì sự phát triển của xã hội, chứ không chỉ là đầu tư cho người nghiện ma túy, cai nghiện ma túy ngoài các liệu pháp cắt cơn, tâm lý cá nhân, tâm lý nhóm, thể thao...nhất thiết phải dùng phương thức lao động cải tạo để phục hồi chức năng cơ thể và giáo dục người nghiện biết quý trọng của cải vật chất.
Bổ sung và nâng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý tại các Trường, Trung tâm cai nghiện thông qua các cơ chế chính sách thích đáng.
Thành phố cần có cơ chế thu hút người có trình độ đào tạo chuyên môn cao như các ngành: y, dược, sư phạm, tâm lý ...về công tác tại các Trung tâm cai
nghiện, nhằm bổ sung thêm cán bộ nhân viên cho Trung tâm để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thành phố nên có các cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tập thể y,