Bản thân pháp luật mới chỉ là những quy định thể hiện ý chí của nhà nước. Điều quan trọng là làm sao để pháp luật trở thành một đại lượng tồn tại hợp qui luật, bám rễ chặt trong cuộc sống, mọi chủ thể trong xã hội bao gồm tất cả công dân, tổ chức, cơ quan (trong đó có cả nhà nước) tuân theo. Khi đó (và chỉ khi đó) pháp luật mới thực sự trở thành công cụ quản lý của nhà nước trên các lĩnh vực xã hội và trên mọi vùng lãnh thổ quốc gia. Cũng chỉ khi mọi người cùng thực hiện đúng những quy định của pháp luật thì khi đó pháp luật mới thể hiện được sức mạnh và vai trò của nó đối với xã hội. Pháp luật không thể đi vào đời sống mà phải thông qua việc tổ chức thực hiện trong thực tế đời sống xã hội. Thực hiện pháp luật là một hiện tượng, quá trình có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật. Thực hiện pháp luật về thông kê thực chất là việc các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật này có hành vi xử sự thông qua các chủ thể pháp luật. Thực hiện pháp luật là hiện tượng, quá trình có mục đích là cho nhưng quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật. Thực hiện pháp luật về thống kê là việc các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật này có hành vi xử sự (Thông qua hành động hoặc không hành động) phù hợp với yêu cầu của các quy phạp pháp luật. Dưới góc
độ pháp lý thì hành vi thực hiện đúng pháp luật trong lĩnh vực thông kê của các chủ thể pháp luật là hành vi hợp pháp, có ích cho xã hội, cho nhà nước và cá nhân.Vì vậy tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa vô cũng quan trọng để pháp luật đi vào cuộc sống, phát huy được vai trò, tác dụng của mình.
Tại Nghị quyết số 48/2005/NQ/TW “ Xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu của cuộc sống xã hội là việc khó, nhưng việc bảo đảm để pháp luật được thực hiện thực thi nghiêm chỉnh trong cuộc sống còn khó khăn phức tạp nhiều”
Trong lĩnh vực thống kê, pháp luật về thống kê thực sự có hiệu quả khi các đối tượng cung cấp thông tin, sử dụng thông tin, và sản suất thông tin có sự hiểu biết đầy đủ và tuân thủ nghiêm, thực hiện đúng những quy định pháp luật; nhưng việc tuân thủ pháp luậttrong lĩnh vực thông kê vẫn chưa được các đối tượng bị điều chỉnh chấp hành và thực hiện nghiêm minh. Vì vậy, để pháp luật thật sự trở thành công cụ quản lý của nhà nước để quản lý các hoạt động thống kê và những quá trình, những quan hệ xã hội phát sinh về thống kê phải tổ chức việc thực hiện pháp luật, tức là phải áp dụng và thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế những quy định của pháp luật về hoạt động thống kê.
Đây vừa là sự thể hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa là nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê được thể hiện:
Một là, tổ chức việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê để đề xuất việc xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý phù hợp.
Việc làm này có ý nghĩa lớn, quan trọng, giúp nhà nước có được cơ sở khoa học cho việc ban hành chính sách quản lý phù hợp, để điều chỉnh kịp thời các hoạt đoạt động thống kê. Đây là vấn đề cơ bản nhất, cốt lõi nhất thể hiện rõ chính sách của Nhà nước đối với các cơ sở, tổ chức thực hiện hoạt động thống kê và là những vấn đề thuộc nguyên tắc để định hướng phát triển và hoạt động cho các cơ sở, tổ chức thực hiện hoạt động thống kê, tạo môi
trường pháp lý cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, điều kiện thực hiện hoạt động Thống kê.
Hai là, tổ chức phổ biến, giải thích, tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
Bản thân pháp luật muốn thực hiện được chức năng giáo dục thì phải thông qua hoạt động tuyên truyền, giải thích, phổ biến pháp luật của các chủ thể quản lý nhà nước. Đối với lĩnh vực Thống kê vi phạm pháp luậttrong lĩnh vực thông kêchủ yếu các đối tượng tham gia vào hoạt động thống kê chưa hiểu tầm quan trọng của công tác thống kê cũng như chưa hiểu biết về pháp luật, chưa nhận thức sâu rộng về Luật Thống kê trong cộng đồng còn hạn chế, nên thực hiện chưa nghiêm chỉnh đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và tính pháp lý của thông tin thống kê. Vì vậy, việc giải thích, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường hợp này là cần thiết. Thông qua những hoạt động này làm cho các đối tượng cung cấp, sử dụng và sản xuất số liệu thống kê nhận thức được và có thái độ ứng xử thích hợp theo đúng quy định của pháp luật trong các quan hệ ấy. Làm được điều này là đã đạt được các mục đích nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin vào pháp luật thống kê cho đối tượng, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về thống kê , quản lý xã hội. Phổ biến, giáo dục pháp luật là kênh dẫn pháp luật đến với xã hội, với đời sống hàng ngày của mỗi công dân, tạo nên môi trường sống cho pháp luật. Trong môi trường này pháp luật từng bước được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội… Xây dựng tình cảm pháp luật thống kê đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết sử dụng pháp luật thống kê làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
Ba là, đảm bảo sự thực thi nghiêm túc trên thực tế những quy định về thống kê.
Pháp luật của nhà nước chỉ có giá trị khi nó được thực thi trong đời sống xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là một trong những nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật là phải đảm bảo cho việc tuân thủ, thi hành, sử dụng và áp dụng pháp luật một cách nghiêm túc trong thực tế khi thực hiện những hoạt động quản lý cụ thể về thống kê như:
- Điều tra thống kê: Được tiến hành định kỳ nhằm thu thập thông tin chủ yếu để tổng hợp các chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Chương trình điều tra thống kê quốc gia gồm tên cuộc điều tra, mục đích, đối tượng, đơn vị, loại điều tra, nội dung điều tra, thời kỳ, thời điểm điều tra và cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện.
Tổng điều tra thống kê quốc gia bao gồm: Tổng điều tra dân số và nhà ở; Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp; Tổng điều tra kinh tế; Tổng điều tra thống kê quốc gia khác quy định tại điều 28.
- Chế độ báo cáo thống kê: Quy định tại điểm a và b khoản 1, khoản 2, điều 40, khoản 1,2,3 điều 41,42.. Nội dung chế độ báo cáo thống kê gồm mục đích, phạm vi thống kê, đối tượng áp dụng, đơn vị báo cáo, đơn vị nhận báo cáo, ký hiệu biểu, kỳ báo cáo, thời hạn nhận báo cáo, phương thức gửi báo cáo và các biểu mẫu kèm theo giải thích biểu mẫu báo cáo thống kê cụ thể. Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia được thực hiện để thu thập thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Cơ quan, tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia gồm: Bộ, ngành; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
- Phân tích dự báo, công bố và sử dụng thông tin:Phân tích và dự báo thống kê phục vụ việc xây dựng, đánh giá thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; làm rõ các đặc trưng của hiện tượng kinh tế -
xã hội; sự thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng, vai trò và tác động qua lại của từng yếu tố đối với hiện tượng theo thời gian và không gian. Dự báo thống kê nhằm đưa ra xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội (Điều 45 Luật 2015).
Bốn là, hoàn thiện tổ chức và thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Đây chính là một nội dung nhằm đảm bảo cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đạt kết quả và hiệu quả cao. Đội ngũ cán bộ phải có đủ trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị và khả năng công tác trong việc vận dụng đúng đắn những quy định của pháp luật quản lý nhà nước về thống kê. Nâng cao trách nhiệm cá nhân trong việc thực thi pháp luật và giải quyết các yêu cầu phát sinh từ hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê. Kiện toàn các cơ quan thi hành pháp luật về quản lý nhà nước từ trung ương đến các địa phương trong thống kê. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động của các cơ quan, tổ chức để tránh chồng chéo trong thực hiện pháp luật. Cải tiến các phương pháp chỉ đạo và thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước, đồng thời tạo điều kiện vật chất cần thiết đảm bảo cho hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước đạt hiệu quả cao nhất. Tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật, rút kinh nghiệm kịp thời trong từng thời kỳ để thấy rõ những thiếu sót, nhược điểm trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật để đề ra những biện pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước về thống kê.