Ngành thống kê Thanh Hóa trong 5 năm qua đã đạt được kết quả khả quan song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục:
Về nghiệp vụ thống kê: Hàng năm các cuộc điều tra ngày càng tăng về quy mô và số lượng các cuộc điều tra hàng năm đều tăng từ 10 -15 %, các chỉ tiêu thu thập cũng tăng từ 10-30% , Tăng gấp đôi, có chỉ tiêu thu tập tăng gấp 3 so với năm 2011 (theo tổng hợp từ phân bổ các cuộc điều tra và chỉ tiêu thu thập các cuộc điều tra cho tỉnh Thanh hóa hàng năm), một số cuộc điều tra các thông tin thu thập quá nhiều, phức tạp, phải hồi tưởng lại thông tin đã qua một khoảng thời gian dài, gây khó khăn cho thực hiện. Còn có tình trạng trùng lắp, trùng chéo nội dụng, nhiều cuộc điều tra thường xuyên thì quy mô như điều tra doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể 2015 như một cuộc tổng điều tra dẫn đến khó khăn trong việc thu thập đầu vào tác động tiêu cực đến chất lượng các cuộc điều tra. Công tác lập danh sách rà soát danh sách các đơn vị điều tra còn sót nhiều dự án công trình do UNBD xã làm chủ đầu tư thuộc vốn điều tra phát triển, việc phân công điều tra viên và tổ trưởng không lập danh sách và phân công địa bàn điều tra cho điều tra viên như không có thông tin về người trả lời phỏng vấn (điều tra doanh nghiệp), Có chi cục Thống kê không thực hiện nhiệm vụ đi điều tra trực tiếp, còn sót nhiều đơn vị điều tra như (điều tra vốn phát triển) (như Chi cục Nông Cống, Tỉnh Gia, Triệu Sơn , (điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể) như Hoằng Hóa,Đông Sơn, Thạch Thành, điều tra xót nhiều thông tin như nhân khẩu thực tế tại hộ, nguồn thu từ tiên lương, tiền công, cho thuê đất trông chọt, chăn nuôi dịch vụ nông nghiệp khác (khảo sát mức sống dân cư) như Triệu Sơn, Cẩm Thủy, Ở một số điạ bàn điều tra có sự sai sệch đáng kể về thông tin số liệu so với khi điều tra như việc xác định ngành nghề kinh doanh đối với cơ sở kinh đa ngành nghề như điều tra (cá thể sản xuất kinh doanh);đặc biệt
có thời điểm phải tiến hành nhiều cuộc điều tra, công chức ngành thống kê lại còn phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, do vậy ảnh hưởng đến nhiệm vụ được giao và các cuộc điều tra.
Hàng năm tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học cao đẳng viết chuyên đề nghiên cứu chưa đạt đúng quy định, bài viết còn ít, chất lượng chưa cao, ứng dụng vào thực tiễn còn thấp, chủ yếu còn hình thức và đối phó, chưa tự giác, chưa đầu tư thời gian, phần thưởng cho một chuyên đề, bài giảng bài viết còn thấp.
Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát: Cục Thống kê, tỉnh Thanh Hóa quy mô và số lượng số cán bộ thực hiện công tác thanh tra kiểm tra thì không tăng, thủ trưởng các đơn vị chưa thực sự coi trọng công tác kiểm tra giám sát là trọng tâm, còn nể nang, né tránh, ngại va chạm, tình trạng công chức làm điều tra viên còn kéo dài chưa được quan tâm đúng mức, nhưng người thực hiện công đoạn của một cuộc điều tra chủ yếu là công chức Cục Thông kê, tỉnh Thanh Hóa và Chi cục thống kê các huyện vừa là người thực hiện rà soát vừa là cập nhật bảng kê vừa là điều tra viên, lại phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, công tác tuyên truyền triển khai các văn bản pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên, công chức ngành thống kê cũng chưa nhận thức đúng việc tuyên truyền giải thích kiến thức thống kê đến các tổ chức cá nhân vì thế cũng là một khó khăn trong việc kiểm tra giám sát làm ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước bằng pháp luật về thống kê.
Các cuộc thanh tra kiểm tra giám sát còn mang nặng tính hình thức nhằm hoàn thành kế hoạch công tác và điểm thi đua hàng năm do Tổng cục giao, chưa thực sự coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra, chưa bám sát vào quyết định 126QĐ/TCTK về quy trình kiểm tra giám sát thực hiện phương án điều tra thống kê và báo cáo thống kê; Công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện các phương án các cuộc điều tra chưa được coi trọng chưa được quan
tâm đúng mức, vì vậy nhiều cuộc điều tra còn sai sót nhưng không phát hiện kịp thời để chấn chỉnh, uốn nắn khắc phục, Nhiều đơn vị chưa thực hiện quyết định 261/QĐ-TCTK về quy trình giám sát thực hiện phương án điều tra thống kê, không có báo cáo kết quả về việc ban hành kế hoạch kiểm tra giám sát. Thủ trưởng các đơn vị chưa thực sự coi công tác kiểm tra giám sát là trọng tâm để nâng cao chất lượng thống tin thống kê, còn nể nang, né tránh, ngại va chạm, tình trạng công chức ngành thống kê làm điều tra viên nhiều và kéo dài không được chấn chính vẫn tiếp tục sảy ra.
Số lượng cán bộ thanh tra ở Cục Thống kê, tỉnh Thanh Hóa ít chỉ có 3 đồng chí mà không phải được đào tạo chính thống từ ngành thanh tra chủ yếu tuyển dụng từ các ngành kinh tế, kế toán, khi vào ngành mới được cử đi đào tạo công tác thanh tra trong thời gian 3-6 tháng vì thế việc chuyên sâu về công tác thanh tra cũng còn nhiều hạn chế.
Về xử lý vi phạm pháp luật
Việc xử lý vi phạm tuân thủ đúng quy trình thanh tra kiểm tra giám sát, song vẫn chưa thực sự áp dụng pháp luật triệt để, pháp luậttrong lĩnh vực thông kêvẫn chưa đủ quyền và đủ mạnh, việc hình thành lỗi vi phạm ở lĩnh vực thống kê mờ nhạt khó phân định vì vậy việc xử lý cũng rất khó khăn. Như đối với người cung cấp thống tin việc phân địch đúng sai trong cung cấp là rất khó khăn, hay việc kéo dài thời gian cho cán bộ thu thập thông tin đưa ra hình thức xử lý cũng rất khó.
Sau quá trình thanh kiểm tra phát hiện rất nhiều lỗi sai phạm chủ yếu ở các nghiệp vụ thống kê, như lỗi sai phiếu, điều tra, chậm thời gian báo cáo trong quá trình giám sát, thanh tra, kiểm tra chủ yếu dùng biện pháp nhắc nhở để khắc phục tại khâu giám sát, nên đối với Cục Thông kê, tỉnh Thanh Hóa không có tình trạng khiếu kiện, hay dẫn tới vi phạm nghiêm trọng song nhiều năm vẫn không khắc phục được tình trạng trên.
Ngoài ra ở Cục Thống kê, tỉnh Thanh Hóa cũng chưa xây dựng được một quy trình về xử lý vi phạm cụ thể nào áp dụng rộng rãi, nên cũng gây hạn chế cho cán bộ thanh tra trong xử lý vi phạm, ngay cả việc căn cứ hướng dẫn từ Luật Thống kê thì việc xác định đối tượng vi phạm cũng còn nhiều khó khăn khi xác định.
Việc điều tra viên đến cơ sở thu thập số liệu bị dùng những lời lẽ khiếm nhã, hoặc không thiện chí cung cấp, hoặc thiếu tôn trọng người thu thập thông tin vẫn sảy ra nhất là các hộ kinh doanh cá thể, hay các doanh nghiệp hoạt động về cầm đồ, các đối tượng cung cấp có trình độ hiểu biết hạn chế.... song chưa có một chế tài nào cụ thể để bảo vệ người thu thập thông tin.
Việc xử lý vi phạm thống kê cũng còn khá phức tạp, thẩm quyền quyết định xử lý vi phạm đối với hoạt động thống kê còn hạn chế việc xử phạt ở Cục phải thông qua UBND tại cơ sở, làm hạn chế thẩm quyền của thống kê, nhưng hạn chế đó đã được thay thế tại Nghị định 95/2016 ngày 1/7/2016 tăng thêm thẩm quyền cho thống kê về xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh quy định tại các Điều 16, 17 và 18 Nghị định này.
Về công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, phổ biến thông tin thống kê
Thực tế trong những năm qua cho thấy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thống kê chưa được quán triệt đầy đủ và sâu rộng; nhận thức về Luật Thống kê trong cộng đồng còn hạn chế nên thực hiện chưa nghiêm chỉnh đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và tính pháp lý của thông tin thống kê. Trong khi đó, công tác thống kê trước tình hình mới và theo yêu cầu phải đổi mới đồng bộ theo tinh thần đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê ban hành theo quyết định số 312/QĐ-TTg ngày 02/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ đòi hỏi phải tăng cường công tác phổ biến và giáo dục pháp luật về thống kê.
Ở Cục Thống kê, tỉnh Thanh Hóa nhưng năm gần đây khi có các cuộc điều tra thì lãnh đạo Cục cũng đã phối hợp với các ban ngành trong tỉnh phát băng đĩa ở hệ thống truyền thanh xã, phường phổ biến kiến thức về các cuộc điều tra thống kê, song thời lượng, thời gian, và hệ thống, kinh phí thực hiện cũng chưa đạt như mong muốn, ngay cả cán bộ thống kê cấp tỉnh cũng chưa từng được tập huấn phổ biến tuyên truyền về kiến thức thống kê, việc thành lập và phổ biến thông tin thống kê trên websile cũng mới được thành lập năm 2014, nội dung còn sơ sài, chưa đủ hấp dẫn đối với người cần tra cứu thông tin. Kết quả của một năm là ấn phẩm niên giám Thống kê Thanh hóa và kết quả của các cuộc điều tra thì việc công bố thông tin, quảng bá sản phẩm ngành TK Thanh Hóa còn chưa làm được, ngay cả trên hệ thống web sai của ngành Thống kê Thanh Hóa việc quảng bá số liệu vẫn còn rất ít và hiếm hoi. Theo khảo sát ngày 20/8 cho 55 cán bộ thuộc Cục Thống kê để phục vụ nghiên cứu đề tài thì 90% cán bộ khảo sát biết có Luật thống kê, trong đó 2% nắm tương đối rõ, 30% biết sơ qua, còn lại chưa từng đọc qua, còn khi khảo sát đã làm gì để tuyên truyền cho sản phẩm thông kê thì 60% trả lời chưa biết và cũng chưa làm gì rõ ràng.
Công tác tuyên truyền phổ biến triển khai thực hiện các văn bản pháp luậttrong lĩnh vực thông kêchưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, Công chức ngành thống kê Thanh hóa cũng chưa nhận thức đúng việc tuyên truyền giải thích, kiến thức thống kê là trách nhiệm của mình chưa có hình thức tuyên truyền hiệu quả để mọi cá nhân tổ chức hiểu rõ quyền và nghĩa vụ khi thực hiện công tác thống kê.
Người sử dụng thông tin, cung cấp thông tin cũng chưa thực sự hiểu về các quy định của luật thống kê, dẫn đến không thấy được tầm quan trọng của việc cung cấp đúng, đủ, sử dụng và tuyên truyền số thống kê bị sai lệch.
Hiện nay, công tác thống kê ở nước ta hầu hết là do các cơ quan Nhà nước thực hiện theo mô hình tập trung kết hợp phân tán. Hệ thống thông tin thống kê được quy định vẫn áp dụng theo trong Luật Thống kê 2003 và đang sử dụng chính thức hiện nay là do Hệ thống cơ quan thống kê nhà nước thực hiện và công bố, cung cấp có thể thấy nhiều vấn đề phát sinh từ việc chưa quy định cụ thể về hệ thống thông tin thống kê chính thức như: chưa xây dựng được một hệ thống thông tin thống kê gắn với các cấp độ của thông tin thống kê và trách nhiệm xây dựng, quản lý, chia sẻ thông tin thống kê trong hệ thống thông tin thống kê; chưa khẳng định được trách nhiệm của Nhà nước đối với các số liệu thống kê, thông tin thống kê; chưa có cơ chế để phân biệt và xử lý các vấn đề phát sinh trong việc cung cấp, công bố các thông tin thống kê do các cơ quan nhà nước thực hiện và tổ chức thống kê ngoài Nhà nước thực hiện.
Về trình độ của cán bộ chuyên trách
Cán bộ làm thống kê ở Cục Thống kê, tỉnh Thanh Hóa 2/3 là được đào tạo từ các chuyên ngành kinh tế, tài chính kế toán, không được đào tạo chính từ các chuyên ngành thống kê, mặc dù đã được học bổ xung kiến thứctrong lĩnh vực thông kêsong vẫn ít nhiền làm ảnh hưởng đến trình độ tư duy thống kê và kết quả của công tác thống kê, hàng năm ở Cục TK Thanh Hóa, tất cả các đồng chí mới tuyển dụng từ ngành không phải thống kê đều được cử đi học lớp trái ngành nhưng thời gian bổ xung kiến thức thống kê chỉ từ 5-15 ngày ngày dẫn đến kết quả chuyên sâutrong lĩnh vực thông kêcòn kém. Việc cán bộ thống kê phải tiếp xúc làm việc với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quản lý thường xuyên liên tục, nhưng trình độ quản lý nhà nước được đào tạo chiếm tỷ lệ còn thấp.
Số lượng cán bộ làm công tác thống kê tại xã phường gần 400 cán bộ chưa kể cán bộ thống kê doanh nghiệp, đơn vị cơ sở hành chính có rất nhiều,
nhưng lại không thuộc biên chế của Cục Thống kê, số lượng cán bộ này lại có tác động rất lớn đến kết quả hoạt động thống kê, song Ngành thống kê Thanh Hóa cũng chưa có một chương trình tập huấn, hay phổ biến, hướng dẫn, hay một quy định gì cụ thể cho đối tượng này, giữa Cục Thống kê và các đối tượng này cũng không có ràng buộc về kinh tế và pháp lý một cách cụ thể khiến cho họ không trú trọng trong thời gian và công sức cho ngành Thống kê Tỉnh.
Cán bộ thanh tra từ các phòng nghiệp vụ như phòng Công Nghiệp, Thương Mại, Dân Số được phối hợp với thanh tra nhưng lại chưa được bồi dưỡng, hay đào tạo gì về công tác thanh tra dẫn đến tình trạng dẫn đến kết quả của việc kiểm tra giám sát chưa cao.
Về cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động: Toàn ngành thống kê có 27 chi cục Thống kê các huyện thị trong đó chỉ mới có 11 chi cục là có trụ sở riêng, còn lại đang phải dùng nhờ với UNBD Huyện, thị. Các phòng làm việc chật trội, tài liêu thống kê hàng năm lại quá lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả làm việc và chất lượng thống kê.
Số lượng máy tính được trang bị 100% song chất lượng máy đã hết khấu hao lớn, tốc độ chậm, đường truyền dùng chung với ủy ban có nơi rất chậm (Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa) mà báo cáo và chấm điểm thi đua lại được căn cứ trước vào đường truyền dữ liệu, sau mới dùng đến báo cáo văn bản. Trang thiết bị dùng ở các Chi Cục chưa đồng bộ như bàn làm việc, bàn ghế, các chi Cục Thì liên tục phải tập huấn nghiệp vụ thống kê cho các tổ trưởng và điều tra viên, nhưng lại không có máy chiếu và hội trường , thường phải đi thuê cũng gây rất nhiều khó khăn, cả ngành thống kê chỉ có 4 máy chiếu mỗi khi tập huấn thì thường vào cùng một thời gian dẫn đến khó sắp xếp cho các chi cục khi sử dụng.
Mọi kinh phí hoạt động của ngành thống kê Thanh Hóa sử dụng nguồn kinh phí cấp, kinh phí các cuộc điều tra đã được định mức cụ thể, rõ ràng
song định mức công cho một phiếu điều tra còn thấp không khuyến khích được điều tra viên tham gia, nâng cao trách nhiệm của họ, như cuộc điều tra nông nghiệp và thủy sản năm 2016 huy động tới hơn 1000 điều tra viên công một phiếu điều tra hơn 10.000 đồng trong khi đó điều tra viên phải đến hộ phỏng vấn tất cả các chỉ tiêu nông nghiệp và người làm nông nghiệp trong gia đình trong 8 trang giấy, mỗi một điều tra viên cố gắng thì hoàn thành 10 phiếu trên ngày =100.000 đồng/ ngày công quá thấp so với công lao động tự đo trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng số bị bỏ sót quy trình thu thập.
Công tác tài chính kế toán vẫn còn chưa đồng bộ, các mẫu biểu kế toán còn sai quy định, việc lập các chứng từ còn sót, kế toán các Chi cục còn thường kiêm nhiệm không hiểu rõ các định khoản và sổ sách kế toán.
Về ban hành văn bản:
Sự chênh lệch số liệu giữa tỉnh và Tổng cục Thống kê về một số chỉ tiêu như GDP,… vẫn còn. Sự chênh lệch đó bắt nguồn từ đâu và thuộc trách nhiệm của ai thì chưa được làm rõ; xử lý ai, xử lý như thế nào thì cũng chưa