Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 27 - 29)

hoạt động, thực hiện theo các mục tiêu kinh tế – xã hội mà Nhà nước đề ra.

1.2.2. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước nghiệp nhà nước

Với vai trò của DNNN nêu trên, thì việc Nhà nước quản lý DNNN là một yêu cầu “tất yếu”, nó thể hiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất, Nhà nước không chỉ là một tổ chức chính trị hay tổ chức hành chính đơn thuần mà trên thực tế trong điều kiện hiện nay, bộ máy nhà nước của bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải đảm đương chức năng kinh tế quan trọng, điều này được quyết định bởi sự phát triển xã hội hoá sản xuất.

Thứ hai, có thể thấy Nhà nước có ít nhất ba chức năng quan trọng liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh sản xuất của DNNN: Một là, Nhà nước phải định ra và quán triệt thực hiện chiến lược phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phải định ra chính sách kinh tế, bao gồm chính sách khoa học kỹ thuật, chính sách ngành nghề, chính sách phát triển khu vực, chính sách tiền lương, lao động,… tiến hành qui hoạch và thực hiện điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế quốc dân. Chức năng này của nhà nước chủ yếu do các ban ngành, các cơ quan nhà nước thi hành, nhưng nếu không có sự tham gia phối hợp của DNNN thì khả năng thực thi là rất thấp. Điều này tuy có liên quan đến tất cả các doanh nghiệp nhưng DNNN giữ vị trí chủ chốt do những tiềm năng về vốn, và những lĩnh vực mà nó đang nắm giữ đem lại, hay nói cách khác do vai trò của DNNN trong nền kinh tế đem lại. Phải thừa nhận, DNNN đã và đang là một trong những công cụ quan trọng, là lực lượng tin cậy để nhà nước thực hiện chức năng kinh tế, chính sách kinh tế và xã hội, chiến lược và qui hoạch phát triển kinh tế, điều tiết nền kinh tế quốc dân. Nếu kinh tế nhà nước không gánh vác được nghĩa vụ trách nhiệm này thì trên một mức độ rất lớn, đã tự làm mất đi giá trị tồn tại và phát triển của mình. Chính

vì vậy, Nhà nước không thể không hoàn toàn can thiệp vào DNNN, DNNN phải hoàn thành mục tiêu kinh doanh và phương hướng phát triển mà Nhà nước đã qui định. Hai là, Nhà nước phải thực hiện chức năng người sở hữu đối với DNNN. Điều này có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh sản xuất của DNNN. Ba là, Nhà nước còn phải thực hiện chức năng quản lý kinh tế, điều này liên quan trực tiếp tới tất cả các doanh nghiệp.

Như vậy, sự quản lý của Nhà nước đối với DNNN là một yêu cầu cần thiết và không phân biệt nền kinh tế. Nhưng ở mỗi nền kinh tế cụ thể, cách thức quản lý đối với DNNN lại khác nhau và cách thức này phụ thuộc vào đòi hỏi khách quan hay nói cách khác phụ thuộc vào sự vận hành của nền kinh tế (các qui luật kinh tế chi phối). Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đang đòi hỏi sự bình đẳng, sự tự do cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu hay thành phần kinh tế. Vì vậy, sự quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng phải nhằm thoả mãn các đòi hỏi của nền kinh tế hiện tại, có như vậy, thì kinh tế thị trường mới phát huy được những ưu thế của nó. Khắc phục những mặt hạn chế của nền kinh tế thị trường cũng được xác định là một trong những nhiệm vụ của Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý kinh tế. Nhưng xét trên phương diện pháp lý, Nhà nước quản lý xã hội phải bằng pháp luật, nên để khắc phục những hạn chế của nền kinh tế, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống pháp luật chung để phòng ngừa và hạn chế, chứ không thể sử dụng một thành phần kinh tế (vốn được coi là bình đẳng với các thành phần kinh tế khác) để làm công cụ gây ảnh hưởng tới các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, để giải quyết những hạn chế của nền kinh tế thị trường, Nhà nước cần thực hiện thông qua các hình thức như chính sách hỗ trợ, thuế, hạn mức... chứ không nên sử dụng các DNNN, bởi lẽ mục tiêu hoạt động của DNNN là kinh doanh chứ không phải là giải quyết các vấn đề xã hội. Chính vì vậy, điều quan

trọng hiện nay trong việc quản lý đối với DNNN là phải tìm ra một cơ chế quản lý hợp lý, chứ không phải đi tìm lý do khẳng định sự cần thiết của quản lý đối với DNNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 27 - 29)