Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 40 - 46)

Nghệ An là tỉnh có tổng sản phẩm GDPr khá lớn, xu hướng GDPr tăng lên hàng năm cho thấy tốc độ phát triển của Nghệ An là tương đối tốt. Năm 2015 đã đạt đến con số 81.577.115 triệu đồng cho thấy những thay đổi khá lớn về kinh tế Nghệ An.

Cơ cấu GDPr thay đổi theo hướng phù hợp với xu thế phát triển. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng lên so với ngành nông nghiệp và công nghiệp, cho thấy kinh tế Nghệ An đang có những bước chuyển dịch phù hợp.

Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Nghệ An là chưa cao, còn có những biến động trong các năm. Năm 2010 thu ngân sách là 21.920.539 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 29.346.576 triệu đồng, năm 2012 lại giảm xuống còn 27.980.000 triệu đồng, năm 2015 hoạt động thu ngân sách tăng cao lên đến 36.726.821 triệu đồng. Cơ cấu thu ngân sách còn thể hiện nhiều điểm chưa hợp lý, thu ngân sách trên địa bàn chiếm lỷ lệ nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn thu từ ngân sách trung ương. Năm 2010 thu ngân sách từ trung ương là 12.865.498 triệu đồng chiếm tỷ lệ 58,69%, năm 2012 thu ngân sách từ trung

ương là 18.250.000 triệu đồng chiếm tỷ lệ 65%, năm 2015 thu ngân sách từ trung ương là 24.309.532 triệu đồng chiếm tỷ lệ 66,2%. Điều này cho thấy kinh tế Nghệ An còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách Trung ương mà chưa thể thực hiện xu thế giảm sự phụ thuộc vào ngân sách trung ương.

Chi ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, năm 2013 là 27.152.391 triệu đồng năm 2015 là 35.529.732. Cơ cấu chi ngân sách cũng có nhiều điểm chưa hợp lý, trong đó chi nộp ngân sách trung ương là không có, chi khác chiếm một tỷ lệ rất cao trên ½ tổng chi, chi thường xuyên cũng chiếm tỷ lệ lớn. Chi cho đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ nhỏ năm 2014 là 3.387.020 triệu đồng chiếm tỷ lệ 12,7%. Chi ngân sách 6 tháng đầu năm 2015 ước thực hiện 7.247,96 tỷ đồng, bằng 48,7 dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 1.464,3 tỷ đồng, bằng 48,7% dự toán; chi thường xuyên 5.701,36 tỷ đồng, bằng 47,9 dự toán; chi dự phòng 82,3 tỷ đồng, bằng 27,3% dự toán.

Điều này chó thấy kinh tế Nghệ An còn có nhiều vấn đề quan tâm, khả năng tự thu chi là chưa thể thực hiện phần lớn còn dựa vào ngân sách Trung ương. Vấn đề này là điểm khó khăn đối với một tỉnh có dân số đông, diện tích lớn có cơ sở hạ tầng khá tốt.

2.1.3. Tình hình phát triển dân số

Nghệ An là tỉnh có diện tích 16.490,85 km2 số lượng dân số (31/12/2014) là 3.037.440 người, mật độ dân số trung bình là 184 người/km2. Trong đó dân số khu vực thành thị là 445.155 người, chiếm tỷ lệ 14,95%, dân số khu vực nông thôn là 2.533.550 người chiếm tỷ lệ 86,44%.

Với dân số đông, Nghệ An có nguồn nhân lực dồi dào, là một thuận lợi lớn để Nghệ An phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nghệ An phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có thu nhập đạt mức trung bình khá so với cả nước.

2.1.4. Tiềm năng tự nhiên có thể khai thác

Nghệ An có điều kiện địa lý hết sức đa dạng, bao gồm cả vùng đồng bằng, vùng núi và vùng biển với diện tích 16.488,820 km2 tương đương 1.648.820 ha (năm 2005), sau khi trừ đi đất sông suối và núi đá, còn lại

1.572.666 ha thuộc hai hệ thống chính là hệ feralit ở vùng đồi vúi và hệ phù sa ở vùng đồng bằng. Cụ thể chia làm 8 nhóm đất chính: (1) Nhóm đất mặn tập trung ở ven biển, nhất là đầm lầy gần cửa sông và vùng bị triều cường xâm nhập; (2) Nhóm đất phèn phân bố dọc duyên hải, có độ pH thấp, nghèo lân nhưng lượng mùn, đạm và kaly tương đối khá; (3) Nhóm đất cát ven biển rất kém màu mỡ; (4) Nhóm đất phù sa phân bố ở dải đồng bằng duyên hải và rải rác ở các thung lũng sông, suối; (5) Nhóm đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, phân bố ở các thềm sông hoặc bậc thang rìa đồng bằng (Đất thường có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng); (6) Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đất biến chất là nhóm đất có diện tích lớn, phân bổ ở nhiều nơi; (7) Đất feralit nâu đỏ trên đá mắc ma trung tính và bazơ có tầng đất dày, các chất dinh dưỡng tương đối khá; (8) Đất bazan phân bố ở vùng Phủ Quỳ, tầng đất dày, độ phì cao, phân bố trên địa hình thoải, rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày (9). Nhóm Đất thủy thành (chiếm 15,75%): đất cát; đất phù sa, dốc tụ; đất mặn; đất phèn; đất bạc màu và biến đổi do trồng lúa, tập trung phần lớn ở vùng đồng bằng ven biển (69%), vùng núi thấp (23,5%) … phục vụ sản xuất cây lương thực ngắn ngày và nhóm Đất địa thành (chiếm 84,25%), gồm đất Feralit đỏ vàng vùng đồi, đất mùn vàng núi cao, phân bổ chủ yếu ở vùng đồi núi và núi cao phù hợp với phát triển cây trồng lâu năm. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 của tỉnh với tổng diện tích 1.648.820 ha với mục đích sử dụng cho đất nông nghiệp 1.033.926 ha (chiếm 62,71%), đất phi nông nghiệp 113.489 ha (chiếm 6,88%), đất chưa sử dụng 501.404 ha (chiếm 30,41%). Diện tích đất chưa sử dụng này chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích tự

nhiên của tỉnh, nếu được khai thác tốt thì đây là một quỹ đất tốt cho nông, lâm nghiệp

Về tài nguyên rừng: Nghệ An với diện tích lâm nghiệp lớn nhất trong cả nước, có nhiều tiềm năng tài nguyên rừng với tổng quỹ đất có thể dùng trong lâm nghiệp là 1.180.000 ha (độ che phủ 47%) với thảm thực vật điển hình là 153 họ, 522 chi và 986 loài cây than gỗ (chưa kể than thảo, than leo và hạ đẳng) trở thành khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An. Theo thống kê, Nghệ An có 01 vườn quốc gia và 02 khu bảo tồn quốc gia với nhiều loại động vật quý hiếm (490 loài của 86 họ và 28 bộ, trong đó 124 loài thú, 293 loài chim, 50 loài bò sát, 23 loài lưỡng hệ), gồm: Vườn quốc gia Pù Mát có diện tích 177.113 ha, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt là 91.113 ha, vùng đệm 86.000 ha đa dạng về thực vật (có 2.494 loài thực vật bậc cao thuộc 202 họ của 6 ngành thực vật) và phong phú về động vật (có 480 loài có xương sống, trong đó có 70 loài thú lớn và 40 loài quý hiếm); Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có diện tíc 56.075 ha đa dạng hệ thực vật (có 612 loài thực vật bậc cao thuộc 117 họ của 3 ngành thực vật) và phong phú về động vật (trong số 291 loài động vất có 218 loài có giá trị kinh tế cao); Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có diện tích 67.934 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 56.837 ha và khu phục hồi sinh thái 11.097 ha … với tổng khối lượng gỗ hiện nay còn khoảng 52 triệu m3, trong đó có tới 425.000 m3 gỗ Pơmu và trữ lượng tre, nứa, mét có trên khoảng 1 tỷ cây (25).

Tổng diện tích lâm nghiệp toàn tỉnh: 907.325,45 ha, trong đó: - Rừng phòng hộ: 300.090,82 ha, trong đó: đất rừng tự nhiên 255.845,26 ha, đất có rừng trồng phòng hộ: 6.813,42 ha; - Rừng đặc dụng: 159.383,83 ha, trong đó: đất có rừng tự nhiên đặc dụng: 158.286,83 ha, đất có rừng trồng đặc dụng: 529,80 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng: 541,10 ha và đất trồng rừng đặc dụng: 26,10 ha; - Rừng sản xuất: 447.850,81 ha, trong đó: đất có

rừng tự nhiên sản xuất: 272.566,74 ha đất có rừng trồng sản xuất: 76.657,22 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất: 64.505,80 ha và đất trồng rừng sản xuất 34.212,05 ha.

Về tài nguyên biển: Nghệ An có bờ biển kéo dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, có trên 3.000 ha diện tích nước mặn, dọc bờ biển có 6 cửa lạch (Lạch Cờn, Lạch Quèn, Lạch Thơi, Lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội) với độ sâu từ 1 đến 3,5m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải từ 50 – 1.000 tấn, trữ lượng hải sản khoảng 80.000 tấn với 267 loài, 91 họ cho phép khả năng khai thác khoảng 35.000 – 37.000 tấn/năm, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao và trữ lượng cá lớn như cá thu, cá nục, cá cơm, tôm biển … Biển Nghệ An không chỉ nổi tiếng về các loài hải sản quý hiếm mà còn

được biết đến với những bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi biển Cửa Lò, bãi biển Nghi Thiết, bãi biển Diễn Thành, bãi biển Cửa Hiền,… trong đó nổi bật nhất là bãi tắm Cửa Lò có nước sạch và sóng vừa phải, độ sâu vừa thoải, là một trong những bãi tắm hấp dẫn của cả nước. Đặc biệt, đảo Ngư cách bờ biển 4 km có diện tích trên 100 ha, mức nước quanh đảo có độ sâu 8 – 12m rất thuận lợi cho việc xây dựng một cảng nước sâu trong tương lai, góp phần đẩy mạnh việc giao thương trong nước và khu vực.

Về tài nguyên nước và sông ngòi: Mạng lưới sông ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An phần lớn chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, phù hợp với độ nghiên của địa hình. Phần lớn sông ngòi của tỉnh nằm trong hệ thống sông Cả. Sông ngòi có giá trị đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Đó là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nông nghiệp, là tuyến giao thông tiện lợi và ở mức độ nhất định là nguồn thủy điện phục vụ nội tỉnh. Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Bên cạnh nguồn nước trên mặt, nguồn nước ngầm ở Nghệ An tương đối phong phú, ước tính khoảng 42 tỷ m3. Ngoài ra, Nghệ An cũng

có nhiều nguồn nước khoảng nhưng chưa được khảo sát nhiều, trong đó suối nước nóng – nước khoáng Bản Khang (Quỳ Hợp) có chất lượng tốt, thuộc nhóm CO2 với lưu lượng 0,5l/s. Các nguồn khác ở Bản Hạt, Bản Đò, Bản Lạng (Quỳ Hợp), Cồn Soi (Nghĩa Đàn), Vinh Giang (Đô Lương) có thể khai thác để phục vụ du lịch.

Về tài nguyên khoáng sản: Nghệ An có trữ lượng khoáng sản khá lớn, chủ yếu là vật liệu xây dựng, bao gồm: đá trắng với trữ lượng 310 triệu tấn tập trung ở các Huyện (Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Quỳ Châu), đá vôi để sản xuất xi măng gần 4 tỷ tấn; đá vôi trắng trên 900 triệu tấn dọc theo (Hoàng Mai, Đô Lương, Anh Sơn, Tân Kỳ); đất sét làm nguyên liệu xi măng trên 1,2 tỷ tấn; sét làm gốm sứ cao cấp trên 5 triêu m3; đá Rionít xây dựng 500 triệu m3; đá bazan 260 triệu m3; đá ốp lát – đá Granit 150 triệu m3, đá Mable 300 triệu m3, vàng sa khoáng ở thượng nguồn sông Hiếu, sông Lam, cụ thể: Vàng có đến

15 điểm mỏ gồm có quặng gốc, sa khoáng phân bố trên các địa bàn Tương Dương, Con Cuông … trong đó riêng mỏ Tà Soi tại Quỳ Châu có trữ lượng dự báo 8.000kg; Đá quý ở huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu được đánh giá với tỷ lệ

1/50.000 trên diện tích 400km2 với trữ lượng dự báo 50 tấn; Thiếc phân bổ phần lớn ở các huyện miền Tây Nghệ An (Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong…) với trữ lượng đánh giá trên 82.000 tấn thiếc tinh luyện. Đặc điểm, các loại khoáng sản trên lại được phân bổ tương đối tập trung, có chất lượng cao, gần đường giao thông thuận lợi cho sản xuất xi măng, gốm sứ, gạch lát, sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Về tiềm năng du lịch: Nghệ An có nhiều danh lam thắng cảnh, điển hình Vườn quốc gia Pù Mát, Rừng nguyên sinh Pù Huống, Pù Hoạt. là những kho tàng bảo tồn đa dạng sinh học hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, có các thác đẹp nổi tiếng như thác Khe Kèm, thác Sao Va, … Nghệ An tiềm năng du lịch nhân văn với trên 1.000 di tích lịch sử văn hóa trong đó 130 di

tích lịch sử xếp hạng di tích quốc gia như: Khu di tích lịch sử - văn hóa Kim Liên, Khu lưu niệm cụ Phan Bội Châu, Khu miếu mộ đền thờ Mai Hắc Đế… và nhiều lễ hội (Đền Cờn – Quỳnh Lưu, Đền Cuông – Diễn Châu, Đền thờ Nguyễn Xí – Nghi Lộc, hang Thẩm Bua, Thẩm ồm, Thẩm Voi – Quỳ Châu…); Khu di tích quốc gia Kim Liên – quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị lịch sử to lớn, là quê hương của các điệu hò ví dặm, hát phường vải (năm 2014 Dân ca Nghệ An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới). Nghệ An còn là một trong những địa phương có tiềm năng du lịch biển với các bãi biển tự nhiên như Cửa Lò, bãi Nghi Thiết, bãi biển Diễn Thành, bãi biển Cửa Hiền …. Bãi tắm Cửa Lò có nền phẳng, cát mịn, nước trong, sóng không lớn, cảnh quan và môi trường hấp dẫn, những khu Resort Bãi Lữ, Sen Vàng, sân golf hấp dẫn; Hệ thống nhà hàng , khách sạn lớn; thành phố Vinh là đô thị loại I… đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, du lịch làm việc, hội thảo cho nhà đầu tư trong nước và Quốc tế. Với những tiềm năng to lớn về phát triển du lịch, Nghệ An được Chính phủ xác định là một trong những điểm du lịch của cả nước trong chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2010 – 2020.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)