Nội dung các bước trong tổ chức thực hiện công tácthi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 34 - 42)

khen thưởng

Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng ảnh hưởng lớn tới việc triển khai công tác Thi đua, khen thưởng. Để làm được như vậy, cần phải tiến hành những nội dung theo trình tự sau:

Bảng 1.1: Nội dung các bước trong tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

STT Nội dung yêu cầu Diễn giải

1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác thi

đua, khen thưởng 1.4.1

2 Phổ biến, tuyên truyền thực hiện công tác thi đua, khen

thưởng 1.4.2

3 Phân công, phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen

thưởng 1.4.3

4 Duy trì thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 1.4.4 5 Điều chỉnh công tác thi đua, khen thưởng 1.4.5 6 Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác thi

đua, khen thưởng 1.4.6

7 Đánh giá tổng kết việc thực hiện công tác thi đua, khen

thưởng 1.4.7

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

1.4.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

Đây là cơ sở, là công cụ quan trọng triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Các nội dung, nhiệm vụ trong kế hoạch cung cấp các nguồn lực cho việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi và việc xác định hợp lý thời gian thực hiện công tác thi

đua, khen thưởng. Ở giai đoạn này, người tham gia lập kế hoạch cần phải hiểu và nắm chắc mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng, quy mô, tầm quan trọng công tác thi đua, khen thưởng để trên cơ sở đó xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, các nguồn lực (nhân lực và vật lực), thời gian và giải pháp tổ chức thực hiện. Việc lập kế hoạch triển khai tốt sẽ giúp cho việc thực thi công tác thi đua, khen thưởng được khả thi và không phải điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện.

1.4.2. Phổ biến, tuyên truyền thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

Đây là việc phổ biến, tuyên truyền thực hiện công tác thi đua, khen thưởng cho các đối tượng có liên quan. Việc tuyên truyền, phổ biến công tác thi đua, khen thưởng có thể được thực hiện thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ để quán triệt nội dung hay có thể đăng tải, tuyên truyền trên báo chí, trang thông tin điện tử để cho các đối tượng thụ hưởng được biết và thực hiện. Việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện phải bảo đảm chính xác, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến thì sẽ được các đối tượng thụ hưởng tiếp nhận một cách nhanh chóng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thi đua, khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Đồng thời, với sự nỗ lực các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thi đua, khen thưởng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các phong trào thi đua được diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Công tác khen thưởng phát huy được vai trò động viên, khích lệ mọi tầng lớp nhân dân.

1.4.3. Phân công, phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

Muốn tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng có hiệu quả cần phải phân công, phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, hội đoàn thể, các địa

phương và mọi tầng lớp nhân dân trong tham gia thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và quá trình này ảnh hưởng đến kết quả thực hiện mục tiêu công tác thi đua, khen thưởng. Trong phân công nhiệm vụ cần đặc biệt chú ý đến khả năng, trình độ năng lực chuyên môn và thế mạnh của từng tổ chức, cá nhân, hạn chế tình trạng chồng chéo nhiệm vụ và trách nhiệm không rõ ràng. Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì công tác thi đua, khen thưởng được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng.

1.4.4. Duy trì công tác thi đua, khen thưởng

Duy trì công tác thi đua, khen thưởng là làm cho công tác thi đua, khen thưởng được tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Muốn cho công tác thi đua, khen thưởng được duy trì đòi hỏi phải có sự đồng tâm, hợp lực của cả người tổ chức, người thực hiện và môi trường tồn tại. Đối với các cơ quan nhà nước, nhất là cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng phải thường xuyên quan tâm tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tích cực tham gia thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Nếu việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng gặp phải những khó khăn do môi trường thực tế biến động, thì cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng cấp trung ương sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuân lợi cho việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời chủ động điều chỉnh công tác thi đua, khen thưởng cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Trong một chừng mực nào đó, để đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước có thể kết hợp sử dụng biện pháp hành chính để duy trì công tác thi đua, khen thưởng.

Các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội có trách nhiệm tham gia thực hiện theo yêu cầu của nhà nước và vận động lẫn nhau tích cực chấp hành công

tác thi đua, khen thưởng. Phải làm cho các tổ chức, cá nhân nhận thức rõ vai trò của mình trong xã hội, để họ phát huy quyền làm chủ xã hội trong việc chấp hành công tác thi đua, khen thưởng. Tăng cường thực hiện dân chủ để người dân mạnh dạn tham gia quản lý xã hội, trong đó tự giác chấp hành công tác thi đua, khen thưởng và tham gia tìm kiến, đề xuất biện pháp thực hiện mục tiêu với các cơ quan nhà nước để điều chỉnh bổ sung công tác thi đua, khen thưởng.

Những hoạt động đồng bộ trên sẽ góp phần tích cực vào việc duy trì công tác thi đua, khen thưởng trong đời sống xã hội.

1.4.5. Điều chỉnh công tác thi đua, khen thưởng

Điều chỉnh công tác thi đua, khen thưởng là một hoạt động cần thiết diễn ra thường xuyên trong tiến trình tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, được cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng cấp trung ương thực hiện để công tác thi đua, khen thưởng ngày càng phù hợp với yêu cần quản lý và tình hình thực tế của đất nước. Theo quy định, cơ quan nào ban hành công tác thi đua, khen thưởng thì được quyền điều chỉnh bổ sung công tác thi đua, khen thưởng, nhưng trên thực tế việc điều chỉnh các biện pháp, cơ chế công tác thi đua, khen thưởng diễn ra rất linh hoạt, vì thế cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng cấp trung ương và các ngành, các cấp chủ động điều chỉnh biện pháp, cơ chế công tác thi đua, khen thưởng để thực hiện có hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng, miễn là không làm thay đổi mục tiêu của công tác thi đua, khen thưởng.

Một nguyên tắc cần chấp hành khi điều chỉnh công tác thi đua, khen thưởng là để công tác thi đua, khen thưởng tiếp tục tồn tại, chỉ được điều chỉnh các biện pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu công tác thi đua, khen thưởng hoặc bổ sung, hoàn chỉnh mục tiêu theo yêu cầu thực tế. Nếu điều chỉnh là thay đổi mục tiêu, nghĩa là làm thay đổi công tác thi đua, khen thưởng, thì coi như công tác thi đua, khen thưởng không tồn tại.

1.4.6. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng là nhằm bảo đảm cho các hoạt động thi đua, khen thưởng được diễn ra bình thường theo đúng quy định của pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nhằm tuyên truyền sâu rộng để quần chúng nhân dân tham gia các phong trào thi đua, thực hiện công tác khen thưởng để từ đó nắm rõ quan điểm, công tác thi đua, khen thưởng, pháp luật về thi đua, khen thưởng của Đảng và Nhà nước.

Phát hiện kịp thời, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm về thi đua, khen thưởng, các vi phạm trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng nhằm bảo đảm các công tác thi đua, khen thưởng, pháp luật về thi đua, khen thưởng của Đảng, Nhà nước được thực hiện, cũng như phát huy những giá trị tốt đẹp của công tác thi đua, khen thưởng.

Trên thực tế khi triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng không phải cơ quan, tổ chức nào cũng làm tốt, làm nhanh như nhau vì thế cần phải đôn đốc để vừa thúc đẩy các cơ quan, tổ chức, cá nhân nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chống những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

1.4.7. Đánh giá tổng kết việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng được tiến hành liên tục trong thời gian duy trì công tác thi đua, khen thưởng. Có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Đánh giá tổng kết, sơ kết công tác thi đua, khen thưởng là kiểm điểm việc thực hiện các chủ trương, công tác thi đua, khen thưởng của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng.

Đánh giá tổng kết trong tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành công

tác thi đua, khen thưởng của các cơ quan nhà nước trong hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội.

Việc đánh giá tổng kết về chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của các cơ quan nhà nước trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Nội dung đánh giá, tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành là chương trình hành động, kế hoạch được xây dựng để thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và những nội quy, quy chế, các văn bản hướng dẫn, văn bản liên tịch, chương trình phối hợp và các văn bản quy phạmkhác để xem xét tình hình phối hợp chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo điều hành của các cơ quan nhà nước còn phải xem xét, đánh giá việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội, đó là đánh giá tinh thần hưởng ứng mục tiêu và ý thức chấp hành những quy định của công tác thi đua, khen thưởng. Việc đánh giá tổng kết trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng sẽ chỉ ra được chính xác những ưu điểm, hạn chế, kinh nghiệm trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện công tác thi đua, khen thưởng 1.5.1. Yếu tố khách quan

Một là, hệ thống chính trị bao gồm văn hóa chính trị, Hiến pháp và thể chế chính trị. Hệ thống chính trị chi phối toàn bộ nội dung và hình thức trong việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng bởi nó được quy định cụ thể trong Hiến pháp, có tính kế thừa và phát triển qua nhiều giai đoạn, mọi hoạt động của các thể chế có liên quan đến thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đều không nằm ngoài những quy định của Hiến pháp. Mặt khác, sự nhất quán trong quan điểm lãnh đạo và những quy định của Hiến pháp tạo nên một văn hóa chính trị mang tính truyền thống, bền vững, phản ánh nhận thức và tư duy chính trị của các tổ chức và cá nhân trong hệ thống chính trị đối với việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

Hai là, vai trò điều hành của Nhà nước. Nhà nước với vai trò quản lý vĩ mô của mình có tác động lớn và toàn diện đến sự phát triển nói chung và việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng nói riêng. Nhà nước thực hiện các chức năng như định hướng, tạo điều kiện môi trường, điều tiết và kiểm soát. Nhà nước thực hiện vai trò quản lý thông qua việc vận dụng các quy luật khách quan, các công tác thi đua, khen thưởng, các nguyên tắc và phương pháp quản lý nói chung một các toàn diện. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng phải tính đến khả năng quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ. Việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng thành công khi có bộ máy quản lý, điều hành đáp ứng yêu cầu.

Ba là, các yếu tố bao gồm: Vai trò của công luận và truyền thông, hệ thống các giá trị xã hội, hệ thống kinh tế, các quan hệ bên trong chính quyền. Công tác thi đua, khen thưởng chịu sự tác động bởi các yếu tố văn hóa, môi trường sống, dư luận xã hội và đời sống kinh tế. Điều đó thể hiện sự tồn tại trong đa dạng và thỏa hiệp của công tác thi đua, khen thưởng với hệ thống các giá trị xã hội, đồng thời sự nảy sinh các vấn đề xã hội mới buộc các nhà hoạch định công tác thi đua, khen thưởng phải tính toán xây dựng, điều chỉnh để việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trở nên hài hòa, phù hợp nhằm đảm bảo đạt được những mục tiêu đề ra của công tác thi đua, khen thưởng.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Một là, các yếu tố thuộc về cơ quan, tổ chức. Việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ các bước. Nếu không, công tác thi đua, khen thưởng sẽ không đạt kết quả tốt, sẽ đi không đúng mục tiêu, yêu cầu đặt ra.

Hai là, điều kiện vật chất cho quá trình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Điều kiện vật chất luôn phải được tăng cường các nguồn lực vật chất và nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Trong thực tế, do chỉ thiếu các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho công tác tuyên truyền phổ biến công tác thi đua,

khen thưởng thì các cơ quan nhà nước khó có thể chuyển tải những nội dung công tác thi đua, khen thưởng đến với chủ thể tham gia và đối tượng thụ hưởng một cách thường xuyên.

Ba là, sự đồng tình, ủng hộ của đối tượng thụ hưởng và các đối tượng liên quan. Đây cũng là nhân tố có vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại, cũng là vấn đề hết sức lớn lao, bởi việc thực hiện các mục tiêu không thể chỉ do các cơ quan, tổ chức nhà nước làm, mà phải có sự tham gia của cá nhân. Vì mỗi cá nhân không chỉ là người trực tiếp tham gia hiện thực hóa mục tiêu, mà còn là đối tượng trực tiếp thụ hưởng.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tác giả đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về công tác thi đua, khen thưởng bao gồm các khái niệm, vấn đề, mục tiêu, giải pháp và công cụ công tác thi đua, khen thưởng. Tác giả đồng thời đã trình bày cách tiếp cận và yêu cầu đối với tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện công tác thi đua, khen thưởng được xác định gồm hệ thống chính trị, vai trò điều hành của Nhà nước và các yếu tố bên trong như công luận, truyền thông, các giá trị xã hội, hệ thống kinh tế... Chương 1 chính là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sẽ được trình bày cụ thể ở chương 2.

Chương 2:

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 34 - 42)