Tổ chức thực hiện công tácthi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâmKhoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 53 - 69)

Để tìm hiểu, đánh giá tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thông qua dữ liệu thứ cấp (báo cáo công tác Thi đua, khen thưởng) và thông qua điều tra bằng bảng hỏi tìm hiểu và lấy ý kiến đóng góp của cán bộ công chức, viên chức và người lao động Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Tác giả thực hiện cuộc điều tra khảo sát về thực trạng tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, tập trung chủ yếu vào các vấn đề: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các công tác thi đua, khen thưởng; Phân công, phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; Đánh giá hiệu quả thi đua, khen thưởng; Duy trì, điều chỉnh công tác thi đua, khen thưởng; Kiểm tra, đôn đốc và Đánh giá, tổng kết việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

Số lượng bảng hỏi được phát ra là 300 phiếu. Tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên 90 công chức, viên chức và người lao động theo thứ tự từ dưới lên Danh sách Công chức, viên chức và người lao động thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2018, 30 cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của 30 đơn vị trực thuộc, thuộc và 180 đoàn viên công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - 180 công chức, viên chức và người lao động đã, đang và có mong muốn tham gia các phong trào thi đua. Kết quả khảo sát (phụ lục 3). Bằng phương pháp này tác giả đã thu thập được những thông tin có liên quan đến mức độ hài lòng, nhu cầu của cán bộ công chức, viên chức đối với việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong những năm vừa qua và ở thời điểm hiện tại.

Kết quả xác định thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018 như sau:

(Phiếu điều tra theo phụ lục 2 và Kết quả điều tra được tổng hợp tại phụ lục 3).

2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác

thiđua, khen thưởng

Nhìn vào Bảng 2.2 kết quả đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trên có thể thấy các nội dung xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đều được đánh giá cao, trong đó >60% đánh giá tốt, khá, đánh giá yếu, kém <15%. Được đánh giá cao nhất là nội dung Xây dựng nội quy, quy chế Thi đua, khen thưởng với 242 phiếu, chiếm 80.6%. Kết quả đánh giá cho thấy Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện tốt công tác này.

Bảng 2.2: Đánh giá thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

Mức độ thực hiện Tốt, khá Trung bình Yếu, kém TT Nội dung SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Lập kế hoạch tổ chức điều hành thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

233 77.67% 46 15.33% 21 7.00 %

2 Xác định kế hoạch cung cấp các nguồn lực thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

187 62.33% 73 24.33% 40 13.33%

3 Xác định thời gian triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

212 70.67% 59 19.67% 29 9.67 %

4 Lập kế hoạch kiểm tra thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

191 63.67% 68 22.67% 41 13.67%

5 Xây dựng nội quy, quy chế điều hành tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

242 80.67% 42 14.00% 16 5.33 %

Thực tế, để hiện thực hóa công tác thi đua, khen thưởng, việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được thực hiện rất nghiêm túc, đầy đủ những nội dung cơ bản:

- Kế hoạch tổ chức điều hành xác định Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đơn vị chủ trì, toàn bộ các ban chức năng, các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị nghiên cứu phối hợp triển khai thực hiện. Toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

- Kế hoạch cung cấp các nguồn lực xác định cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, các nguồn lực tài chính, vật tư văn phòng phẩm… Theo đó, toàn bộ trụ sở làm việc cùng trang thiết bị kỹ thuật của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phục vụ tổ chức thực hiện. Nguồn lực tài chính được trích từ Quỹ Thi đua, khen thưởng của Viện. Nguồn hình thành, mức trích và việc sử dụng Quỹ Thi đua, khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 67 và Điều 68 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP và Thông tư số 71/2011/TT-BTC ngày 24/5/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác quản lý tài chính, thực hiện chế độ Thi đua, khen thưởng.

- Thời gian triển khai thực hiện được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam xác định trên cơ sở dự kiến về thời gian duy trì công tác thi đua, khen thưởng, dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền công tác thi đua, khen thưởng đến tổng kết rút kinh nghiệm.

- Kế hoạch kiểm tra thực hiện công tác thi đua, khen thưởng bao gồm những dự kiến về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

- Xây dựng những nội dung, quy chế tổ chức điều hành thực hiện công tác thi đua, khen thưởng được Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Viện Hàn lâm

Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện,Chủ tịch Viện Hàn lâm phê duyệt, ban hành thực hiện trong toàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Quy chế Thi đua, khen thưởng quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2018 gồm 5 chương, 21 điều quy định: Những quy định chung; Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; Thẩm quyền quyết định, tổ chức trao tặng, hồ sơ đề nghị khen thưởng; Quỹ thi đua, khen thưởng; Kiểm tra, xử lý vi phạm; Điều khoản thi hành.

2.2.2. Thực trạng phổ biến, tuyên truyền thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

Bảng 2.3: Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về Thi đua, khen thưởng

Mức độ thực hiện

Tốt, khá Trung bình Yếu, kém

TT Nội dung

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

1 Công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến, phát động các phong trào thi đua

155 51.66 % 113 37.66% 32 10.66%

2 Công tác tổng hợp 199 66.33% 95 31.67% 6 2.00%

3 Ứng dụng CNTT trong

Thi đua, khen thưởng 197 65.66% 82 27.33% 21 7.00% (Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Nhìn vào bảng kết quả trên, có thể thấy:

Công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được đánh giá tốt, khá 155 phiếu chiếm tỉ lệ là 51.66%; đánh giá trung bình là 113 phiếu tỉ lệ là 37.66%, và yếu là 32 phiếu tỉ lệ là 10.66%.

Công tác tổng hợp thành tích thi đua, khen thưởng để lập các báo cáo, mẫu biểu thống kê, tiến hành sơ kết tổng kết ở cơ sở được đánh giá khá tốt với 199 phiếu chiếm tỷ lệ 66.33%. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thi đua, khen thưởng được đánh giá tốt, khá 197 phiếu chiếm tỉ lệ là 65.66%; đánh giá trung bình là 82 phiếu tỉ lệ là 27.33%.

Thực tế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đề cao vai trò quan trọng công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng về thi đua, khen thưởng. Khi có văn bản pháp luật của Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức quán triệt trong cán bộ chủ chốt, đồng thời có kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn đến cán bộ công chức, viên chức và người lao động tùy theo yêu cầu đối tượng vận động. Các kỹ năng, giải pháp, hình thức quán triệt phổ biến, tuyên truyền công tác thi đua, khen thưởng phù hợp với từng loại đối tượng, bao gồm:

- Mở các lớp tập huấn tập trung để quán triệt các nội dung công tác thi đua, khen thưởng.

- Bàn các giải pháp và phân công thực hiện (hình thức này phù hợp với các đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện công tác thi đua, khen thưởng).

- Tổ chức các lớp tuyên truyền công tác thi đua, khen thưởng cho các cán bộ làm công tác tuyên truyền.

- Xây dựng văn bản hướng dẫn phổ biến cụ thể việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng cho các đơn vị trực thuộc nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

- Đăng tải, tuyên truyền trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử để toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động biết để thực hiện.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phân công cán bộ hướng dẫn quán triệt nội dung cơ bản của Luật Thi đua, khen thưởng và các

văn bản hướng dẫn thi hành. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc tuyên truyền những nội dung cơ bản của luật tới toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động. Ban Tổ chức - Cán bộ tham mưu cho cấp ủy đảng, lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Các cuộc họp quán triệt, triển khai thường xuyên được thực hiện hoặc quán triệt lồng ghép tại các cuộc họp của cơ quan, công đoàn. Hàng năm, tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các đơn vị trực thuộc, thuộc đều tổ chức quán triệt Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành, cũng như phát động các phong trào thi đua trong toàn cơ quan, đơn vị, từng đoàn viên công đoàn.

Cổng thông tin điện tử Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xây dựng chuyên trang, chuyên mục để tuyên truyền, giới thiệu về Luật Thi đua, khen thưởng. Tuy nhiên, để tăng cường hoạt động của toàn bộ hệ thống trong việc thực hiện chính Thi đua, khen thưởng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cần tiến hành tin học hoá trong thi đua, khen thưởng để quản lý thành tích của cá nhân và tập thể qua các năm (kể cả khen thưởng đột xuất và khen thưởng chuyên đề), theo dõi quá trình khen thưởng một cách hệ thống các thành tích đạt được của cá nhân và tập thể. Bên cạnh đó, việc đưa các mẫu, thể thức văn bản quy định và nội dung cho từng mục xét thi đua, khen thưởng cho từng cá nhân, đơn vị tập thể sẽ thống nhất, chặt chẽ hơn. Với việc sử dụng tin học hoá trong thi đua, khen thưởng cũng góp phần rất lớn trong công tác tuyên truyền cũng như đưa ra những quyết định trong lĩnh vực Thi đua, khen thưởng một cách nhanh

chóng, chính xác, kịp thời, tiết kiệm được nhiều thời gian công sức của bộ phận làm công tác này.

Nhìn chung, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện, đã gắn hai khâu tuyên truyền và tổ chức thực hiện.

Trên cơ sở tuyên truyền phổ biến, quán triệt, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam rất coi trọng việc tổ chức thực hiện các công tác thi đua, khen thưởng. Trong công tác thi đua, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã yêu cầu các đơn vị cụ thể hóa mục tiêu thi đua, tiêu chuẩn thi đua và chấm điểm thi đua… Công tác khen thưởng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có những quy định cụ thể hóa về nguyên tắc, đối tượng, tiêu chuẩn, hình thức, thủ tục, hồ sơ quy trình xét khen thưởng và đã chỉ đạo áp dụng thống nhất trong toàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có những hướng dẫn rất cụ thể trong việc thực hiện các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng. Ngoài những công văn hướng dẫn, chỉ đạo chung còn có những văn bản hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ như mẫu báo cáo, mẫu biểu thống kê, cách tiến hành sơ kết tổng kết ở các đơn vị trực thuộc…

2.2.3. Thực trạng phân công, phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cá nhân, tổ chức tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

Bảng 2.4: Đánh giá thực trạng phân công, phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

Mức độ thực hiện Tốt, khá Trung bình Yếu, kém TT Nội dung SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1 Xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính 213 71.00% 68 22.67% 19 6.33% 2 Xác định tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

231 77.00% 51 17.00% 18 6.00%

3

Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân, tổ chức trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

219 73.00% 56 18.67% 25 8.33%

(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Kết quả trên cho thấy thực trạng phân công, phối hợp công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được đánh giá cao với >70% đánh giá tốt, khá<10% đánh giá yếu, kém. Trong đó, việc xác định tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp thực hiện công tác thi đua, khen thưởng được đánh giá cao nhất với 231 phiếu tốt, khá, chiếm 77%. Xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính và phân công trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân, tổ chức trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng lần lượt là 213 phiếu (71%) và 219 phiếu (73%).

Thực tế, việc phân công nhiệm vụ được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện trên cơ sở đánh giá khả năng, trình độ năng lực chuyên môn và thế mạnh của từng tổ chức, cá nhân, đồng thời hạn chế tình trạng trùng chéo nhiệm vụ và không rõ trách nhiệm. Công việc này cũng được tiến hành một cách khoa học, hợp lý, nhờ đó đã phát huy được nhân tố tích cực, góp

phần nâng cao hiệu quả thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, đồng thời thể hiện việc tổ chức điều hành và phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về công tác thi đua, khen thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Viện Hàn lâm là Ban Tổ chức - Cán bộ:

- Tham mưu giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp Hội đồng;

- Xin ý kiến các thành viên không tham dự họp Hội đồng bằng văn bản, tổng hợp và báo cáo Chủ tịch Hội đồng;

- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cho các kỳ họp của Hội đồng; - Giải quyết những việc có liên quan đến công tác của Hội đồng giữa các kỳ họp theo quy định của Nhà nước, của Viện Hàn lâm và báo cáo Hội đồng trong phiên họp gần nhất.

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở là tổ chức tham mưu, tư vấn cho Thủ trưởng đơn vị về công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị.

2.2.4. Thực trạng duy trì công tác thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 53 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)