Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tácthi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 28 - 32)

Trong Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 03/6/1998 của Bộ Chính trị về đổi mới thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới đã chỉ rõ: “Làm rõ vị trí, vai trò quan trọng của thi đua, khen thưởng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước đối với thi đua, khen thưởng; kiện toàn và đổi mới tổ chức - cán bộ của cơ quan tham mưu thi đua, khen thưởng, đổi mới nội dung và hình thức thi đua, khen thưởng..." [9].

Tiếp tục thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua, khen thưởngvà đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, ngày 21 tháng 5 năm 2004, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW, một lần nữa khẳng định rõ: Tiếp tục quán triệt nội dung đổi mới thi đua, khen thưởng theo tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và tinh thần Chỉ thị 35-CT/TW, ngày 03 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII); qua đó nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm về thi đua, khen thưởng; đồng thời tổ chức tốt việc hướng dẫn, thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng. Các cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thi đua. Mỗi chi bộ, đảng viên cần phát huy tốt vai trò tiên phong gương mẫu và là hạt nhân trong các phong trào thi đua ở cơ sở. Chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các

cấp phải phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức chỉ đạo thi đua, làm cho phong trào thi đua trở thành phong trào hành động cách mạng sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân.

1.2.2. Quan điểm của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng

Văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý và công cụ để nhà nước quản lý xã hội nói chung và quản lý thi đua, khen thưởng nói riêng. Nhà nước quản lý thi đua, khen thưởng bằng pháp luật. Nhất thiết nhà nước phải xây dựng và ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa nhà nước và đối tượng quản lý. Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước là sự thể hiện, cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng về thi đua, khen thưởng, đồng thời cũng là sự tập trung nguyện vọng của quần chúng nhân dân trong lao động, sản xuất, công tác, học tập đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Ngay từ khi Nhà nước mới ra đời trong cuộc kháng chiến chống pháp, trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, để huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân Nhà nước ban hành các văn bản pháp lý về thi đua, khen thưởng như: Ngày 20/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Quốc lệnh ban hành 10 điều thưởng với lời mở đầu: “Trong một nước, thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công”. Quốc lệnh là văn bản pháp lý đầu tiên về điều kiện khen thưởng, đặt nền móng xây dựng công tác thi đua, khen thưởng khen thưởng; đã góp phần quan trọng trong phong trào thi đua yêu nước, làm nên chiến thắng thần thánh Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng.

Từ năm 1945 - 1998, Nhà nước ban hành 1 quốc lệnh, 15 sắc lệnh, 6 quyết nghị, 5 pháp lệnh và nhiều nghị định, thông tư, chỉ thị để tổ chức thực hiện thi đua, khen thưởng. Trong suốt thời gian xây dựng đất nước thi đua, khen thưởng đã bám sát được chủ trương, công tác thi đua, khen thưởng của Đảng và Nhà nước, kịp thời đề ra những phương pháp tổ chức thực hiện phù

hợp với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng, đã khơi dậy và phát huy cao độ lòng yêu nước, ý chí quật cường, tinh thần hy sinh cao cả, chủ nghĩa Anh hùng cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân góp phần bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Sau một thời gian dài thi đua, khen thưởng “bị buông lỏng”, ngày 03/5/1998 Bộ chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35 về đổi mới thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới. Ngày 21/5/2004 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến.

Luật Thi đua, khen thưởng ra đời cùng các văn bản pháp quy của nhà nước như Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng, và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định tổ chức làm thi đua, khen thưởng; Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Thông tư 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

Sau 08 năm thực hiện Luật Thi đua, khen thưởng và qua tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến” cho thấy: Thi đua và khen thưởng ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và trong đời sống xã hội. Qua thực tiễn, từ khi Nhà nước ban hành Luật Thi đua, khen thưởng,

thi đua, khen thưởng đã có bước chuyển biến tích cực; nhiều phong trào thi đua đã được các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị cơ sở phát động và triển khai sâu rộng, bám sát nhiệm vụ chính trị; công tác khen thưởng ngày càng đi vào nề nếp, chặt chẽ và đạt được những kết quả cơ bản trên các mặt như: khen thưởng thành tích trong 2 cuộc kháng chiến, khen thưởng niên hạn, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng thành tích đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề, khen thưởng thường xuyên và khen thưởng đối ngoại. Công tác khen thưởng đã kịp thời động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, thi đua, khen thưởng và một số nội dung của Luật Thi đua, khen thưởng chưa đáp ứng và chưa phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra và từ tình hình thực tiễn công tác thi đua, khen thưởng ở các cấp các ngành cần được khắc phục kịp thời. Vì vậy, trong kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, ngày 16/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng số 39/2013/QH13 (có hiệu lực từ ngày 01/6/2014); Nghị định số 65/2014/NĐ- CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013; Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng 2013.

Trên cơ sở quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các địa phương, đơn vị đã đề ra những quy định cụ thể về công tác khen thưởng của địa phương, đơn vị mình theo chức năng nhiệm vụ và điều kiện thực tế cho phép để từng bước đưa Luật Thi đua, khen

thưởngvào cuộc sống, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc mà ở đó thi đua, khen thưởng là biện pháp đòn bẩy được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác thi đua khen thưởng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)