3.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức đối với việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng
Tăng cường vai trò của lãnh đạo đối với công tác thi đua, khen thưởng. Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng; tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh; công tác thi đua, khen thưởng, pháp luật của Nhà nước về Thi đua, khen thưởng trong cán bộ công chức, viên chức và người lao động Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Qua đó, làm chuyển biến nhận thức của cán bộ về pháp luật Thi đua, khen thưởng.
Hướng dẫn thực hiện cụ thể, chi tiết các văn bản, Nghị định, Thông tư và Luật Thi đua, khen thưởng làm cho toàn bộ cán bộ công chức, viên chức và người lao động Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiểu được vai trò đặc biệt của thi đua, khen thưởng.
Đẩy mạnh việc thực hiện giải thích về thi đua, khen thưởng. Chú trọng tuyên truyền những nội dung mới của Luật Thi đua, khen thưởng sửa đổi bổ sung và các Nghị định hướng dẫn thi hành.
Phối hợp giữa các đơn vị Ban Tổ chức - Cán bộ, Ban Kế hoạch - Tài chính, Ban Hợp tác quốc tế, Ban Kiểm tra, Ban Dân vận Đảng ủy, Trung tâm Tin học và Tính toán, Tạp chí KHCN và các Tạp chí chuyên ngành, đẩy mạnh công tác truyên truyền tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chủ trương, công tác thi đua, khen thưởng của Đảng và pháp luật của Nhà nước về Thi đua, khen thưởng, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng
viên về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, khen thưởng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Gắn kết các phong trào thi đua yêu nước với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị, làm cho các phong trào thi đua yêu nước chứa đựng nội dung sâu sắc về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, qua đó nâng cao chất lượng các phong trào thi đua. Thông qua các phong trào thi đua, tạo động lực cho cán bộ công chức, viên chức, phát huy được năng lực của mỗi cán bộ.
Các cấp ủy Đảng cần có kế hoạch cụ thể để tiếp tục tập trung tuyên truyền, quán triệt sâu sắc, đầy đủ Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 83-KL/TW của Ban Bí thư (khóa X). Huy động được sức mạnh tổng hợp của các hình thức tuyên truyền, giáo dục, các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động phong trào thi đua và công tác khen thưởng.
3.2.2. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản về thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Việc hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thực hiện công tác thi đua, khen thưởng sẽ tạo hành lang pháp lý Ban Tổ chức - Cán bộ, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các ban chức năng, đơn vị trực thuộc và tổ chức, cán bộ làm thi đua, khen thưởng dễ triển khai thực hiện. Xây dựng các văn bản pháp quy tiếp tục hướng dẫn, cụ thể hoá Luật Thi đua, khen thưởng. Đó là những quy chế, công tác thi đua, khen thưởng, quy định cụ thể để thực hiện luật, qua đó tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và cải tiến thủ tục quy trình tổ chức phong trào thi đua và xét khen thưởng, thực hiện công khai, dân chủ, kịp thời và đảm bảo tính nêu gương, giáo dục trong khen thưởng.
Trên cơ sở quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các Nghị định của Chính phủ, Ban Tổ chức - Cán bộ tham mưu cho Chủ tịch Viện Hàn lâm
ban hành quy chế, quy định hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Thực hiện rà soát, hệ thống hoá tiếp tục phát hiện các mâu thuẫn, trùng chéo, những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong các nội dung của quy chế, quy định hướng dẫn thực hiện về thi đua, khen thưởng, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành. Sửa đổi, bổ sung các nội dung của quy chế, quy định hướng dẫn thực hiện về thi đua, khen thưởng.
3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các phong trào thi đua
Thi đua là một phương pháp tích cực để phát triển toàn diện khả năng sáng tạo của người lao động. Những giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các phong trào thi đua tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam bao gồm:
- Gắn trách nhiệm của Đảng ủy, lãnh đạo, cán bộ, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo về công tác thi đua, khen thưởng. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cơ quan, đơn vị chủ động, tích cực trong công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy đảng, lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác thi đua, khen thưởng. Tiến hành khảo sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả của các PTTĐ, rà soát các phong trào, lồng ghép, gắn kết các PTTĐ hợp lý, thiết thực, hiệu quả.
- Tiếp tục kế thừa những kết quả công tác đã đạt được của năm. Quán triệt tinh thần và phương châm “Chủ động, sáng tạo, chất lượng và hiệu quả”, các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thiết thực, hiệu quả, bám sát các nhiệm vụ chính trị, trọng tâm của cơ quan, đơn vị. Triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua ngay từ những tháng đầu năm, gắn các phong trào thi đua, với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, thực hiện tốt kỷ luật lao động, kỷ cương hành chính.
- Xây dựng các phong trào thi đua có nội dung thi đua bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của cơ quan, đơn vị; các tiêu chí thi đua phải cụ thể và mang tính định lượng, tạo ra những đột phá, tháo gỡ khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Chú trọng công tác tổ chức chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm để nhân ra diện rộng.
- Cách đánh giá, tiêu chí đánh giá thành tích thi đua phải được thiết kế phù hợp với mục tiêu của phong trào thi đua và được điều chỉnh khi mục tiêu thay đổi. Kết quả xét khen thưởng, tôn vinh là bằng chứng xác thực về mức độ hướng đích của phong trào thi đua.
- Khen thưởng phải được thực hiện trên cơ sở phong trào thi đua, xuất phát từ hiệu quả thi đua của từng cá nhân, tập thể. Khen thưởng là để thi đua, phát triển, nuôi dưỡng phong trào thi đua, làm cho mọi người hăng hái, phấn đấu, tin tưởng, thưởng cái gì, cho ai đều phải được cân nhắc kỹ càng, tránh cách làm qua loa, chiếu lệ; vì vậy Hội đồng Thi đua cần dành thời gian và sự suy nghĩ thoả đáng để tổng kết thi đua và bình xét khen thưởng.
- Khen thưởng phải kết hợp giữa động viên tinh thần và khuyến khích thưởng vật chất, bảo đảm đúng nguyên tắc và chế độ tài chính của Nhà nước. Kết quả khen thưởng, là căn cứ để đánh giá cán bộ, xét lên lương trước thời hạn hàng năm, để xem xét quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo các cấp.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp và công tác thanh tra kiểm tra.
- Tăng cường phối hợp, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội trong việc vận động cán bộ công chức, viên chức và người lao động tham gia các phong trào thi đua.
- Phối hợp với Tạp chí KHCN, các Tạp chí chuyên ngành, Trung tâm Tin học và Tính toán mở các chuyên trang, chuyên mục “Gương Người tốt,
việc tốt”. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức giao lưu các điển hình tiên tiến.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin vào các lĩnh vực công tác, trong cải cách thủ tục hành chính, trong công tác khen thưởng, quản lý hồ sơ khen thưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng các cấp
- Tăng cường công tác quản lý về thi đua, khen thưởng. Ban Tổ chức - Cán bộ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu ban hành, phối hợp ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp.
- Củng cố, kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên hội đồng trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tổ chức triển khai các phong trào thi đua và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng khen thưởng. Phân công, phân nhiệm các thành viên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng pháp luật về thi đua, khen thưởng. Xây dựng Kế hoạch tổ chức Đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp và công tác thanh tra kiểm tra của Ban Tổ chức - Cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng. Ban Tổ chức - Cán bộ tham mưu tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm thi đua, khen thưởng, tổ chức tập huấn, triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thông qua việc thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện công tác thi đua, khen thưởng.
3.2.5. Giải pháp kiện toàn, nâng cao đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp
Xuất phát từ thực tế chức năng quản lý nhà nước về Thi đua, khen thưởng trong Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam những năm qua, để làm tốt thi đua, khen thưởng trong tình hình mới, cần phải tiến hành kiện toàn, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách các cấp. Đội ngũ này cần được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cũng như nâng cao kiến thức, kinh tế - xã hội, tiếp tục nghiên cứu học tập chủ trương, công tác thi đua, khen thưởng của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế cần:
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, đội ngũ cán bộ, đảng viên về xây dựng đội ngũ CBCT công tác thi đua, khen thưởng
- Nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của thi đua, khen thưởng trong điều kiện hiện nay ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, từ đó có nhận thức đúng đắn về vai trò của đội ngũ CBCT công tác Thi đua, khen thưởng. Tổ chức quán triệt những nội dung cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, về vai trò, tác dụng của thi đua, khen thưởng.
- Xây dựng các biện pháp pháp quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của cán bộ và công tác cán bộ, liên hệ vào đội ngũ CBCT công tác thi đua, khen thưởng.
- Quán triệt, nâng cao nhận thức của lãnh đạo cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên về nội dung, nguyên tắc thi đua, khen thưởng và nội dung xây dựng đội ngũ CBCT công tác thi đua, khen thưởng.
- Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, quán triệt sâu sắc trong cấp uỷ và các tổ chức về xây dựng đội ngũ CBCT công tác thi đua, khen thưởng. Tăng cường công tác tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng và vai trò, sự cần thiết xây dựng đội ngũ CBCT công tác thi đua, khen thưởng. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức này, về tham gia xây dựng đội ngũ CBCT công tác thi đua, khen thưởng. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền về vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng và sự cần thiết, những nội dung về xây dựng đội ngũ CBCT công tác thi đua, khen thưởng.
Hai là, cụ thể hoá tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng
- Quán triệt và nắm vững những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cán bộ và công tác cán bộ.
- Quán triệt sâu sắc yêu cầu, nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng hiện nay, chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh CBCT công tác thi đua, khen thưởng, chú ý hiện trạng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng.
- Tiêu chuẩn từng chức danh CBCT công tác thi đua, khen thưởng được xác định phải đáp ứng yêu cầu công tác thi đua, khen thưởng và sự phát triển liên tục, kế thừa trong đội ngũ CBCT công tác thi đua, khen thưởng.
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để có được bộ tiêu chuẩn chức danh CBCT công tác thi đua, khen thưởng.
Ba là, xây dựng và thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, đánh giá, sử dụng và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tạo nên đội ngũ cán bộ có số lượng hợp lý, có chất lượng hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ
- Trong xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ chú ý tạo bước chuyển biến về số lượng đi liền với nâng cao chất lượng CBCT công tác thi đua, khen thưởng.
- Đẩy mạnh các hoạt động tạo nguồn để có nguồn cán bộ dồi dào, có chất lượng đưa vào quy hoạch CBCT công tác thi đua, khen thưởng.
- Quán triệt và thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc công tác quy hoạch cán bộ, nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng trong xây quy hoạch CBCT công tác thi đua, khen thưởng.
- Khảo sát, đánh giá đội ngũ CBCT công tác thi đua, khen thưởng hiện có, dự báo sự biến động và nhu cầu cán bộ cho nhiệm kỳ trước mắt và các nhiệm kỳ tiếp theo.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCT công tác thi đua, khen thưởng trong quy hoạch và duy trì đều đặn việc quản lý, đánh giá cán bộ trong quy hoạch, xem xét bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch.
- Trên cơ sở quy hoạch CBCT công tác thi đua, khen thưởng và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch, xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ trong quy hoạch.