Những yếu tố ảnh hưởng đến đánhgiá công chức cấpxã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 48 - 51)

4 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến đánhgiá công chức cấpxã

1.3.1.Yếu tố khách quan

- Đặc điểm đối tượng đánh giá: Mỗi công chức cấp xã đều có đặc điểm riêng, chức năng, nhiệm vụ riêng. Do vậy khi đánh giá thường bị ảnh hưởng các yếu tố sau:

+Đặc điểm nhân cách: Mỗi công chức là một cá thể độc lập, có những đặc điểm khác nhau về trí não, tính cách và hành vi. Những đặc điểm này hình thành nên sự khác biệt giữa những con người với nhau dẫn đến cách ứng

xử và nhận thức, cách giải quyết vấn đề và giải quyết công việc khác nhau mỗi người có khả năng cống hiến khác nhau.

+ Đặc điểm từng công việc: Mỗi công chức có đặc điểm nhân cách khác nhau, trình độ chuyên môn khác nhau với một nghề nghiệp, lĩnh vực khác nhau. Do đó, khi đánh giá cần phân tích đến những đặc điểm của từng vị trí việc làm và bản mô tả công việc để đánh giá công chức chính xác, khách quan, công bằng. Mô tả công việc sẽ cung cấp những yêu cầu, đặc điểm của công việc, xác định được điều kiện tiến hành, các phẩm chất, năng lực mà công chức cần có để thực thi công việc; dựa vào bản mô tả này để đánh giá đúng năng lực của công chức, vì mỗi công chức có những công việc khác

nhau.

- Môi trường công sở nơi công chức được đánh giá: Môi trường làm việc công sở chính là địa điểm, không gian công chức thực hiện nhiệm vụ của mình. Môi trường công sở có tác động rất lớn đến kết quả thực thi công vụ của công chức cũng như việc đánh giá công chức. Trong môi trường công sở rất cần chú ý đến những yếu tố thuộc về văn hóa. Mỗi công sở, mỗi vùng miền đều có những đặc điểm riêng về văn hóa, tính cách con người và đều có ảnh hưởng đến hoạt động công vụ của công chức. Môi trường công khai, minh bạch, dân chủ, đoàn kết, không bè phái, cục bộ thì đánh giá công chức sẽ có tác động tích cực, công tâm, khách quan. Môi trường thiếu dân chủ, thiếu minh bạch sẽ triệt tiêu các ý kiến đánh giá khách quan.

1.3.2. Yếu tố chủ quan

- Chủ thể đánh giá: Là người sử dụng công chức, ngoài ra trong quá trình đánh giá còn có đồng nghiệp, khách hàng đánh giá để có thông tin chính xác, đầy đủ từ nhiều phía, tránh phiến diện, một chiều. Những đặc điểm của các chủ thể này như trình độ chuyên môn, năng lực, sự tin tưởng, thành kiến...

đánh giá nhiều khi bị chi phối bởi yếu tố thân quen, nhóm, cảm tính, nể nang, né tránh, sợ mất lòng hoặc không nắm chắc được về công chức, không đánh giá được kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của công chức nên việc đánh giá, phân loại công chức thiếu công tâm, thiếu công khai và minh bạch . Đối với người sử dụng công chức, đúng đầu cơ quan, đơn vị không nên quá coi trọng thành tích chung của tập thể mà “đẩy” thành tích cá nhân vì thành tích cá nhân ảnh hưởng tới thành tích chung của tập thể. Chủ thể đánh giá công chức có ảnh hưởng quyết định tới kết quả đánh giá công chức.

- Đối tượng đánh giá: Đối tượng đánh giá là công chức gồm công chức giữ chức vụ lãnh đạo và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo. Do vậy việc đánh giá công chức thường bị chi phối bởi yếu tố lãnh đạo; thường thì lãnh đạo hoặc người có chức vụ sẽ được đánh giá tốt hơn và công chức dưới quyền chưa dám thẳng thắn góp ý, nể nang, ngại va chạm; đồng thời việc định hướng của lãnh đạo cũng ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.

- Nguyên tắc, quy trình đánh giá: Nguyên tắc, quy trình đánh giá cần được đảm bảo thực hiện theo đúng quy định, nghiêm túc, đi sâu vào nội dung, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Kết quả đánh giá đạt được chịu ảnh hưởng rất lớn bởi quá trình thực hiện các nguyên tắc và quy trình đánh giá,

- Nội dung, tiêu chí đánh giá: Nội dung, tiêu chí đánh giá cần rõ ràng, cụ thể cho từng nhóm đổi tượng , tránh chung chung, dàn trải.

- Phương pháp đánh giá: Nếu thực hiện phương pháp đánh giá khoa học, khách quan, hợp lý thì kết quả đánh giá sẽ công bằng, chính xác và ngược lại sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả đánh giá.

- Một số vấn đề khác: Ngoài ra công tác đánh giá còn bị ảnh hưởng bởi Ê kíp. Trong mỗi cơ quan thường có những nhóm nhỏ có cùng quan điểm, sở thích, lối sống..., khi đánh giá thì những người trong nhóm sẽ có đánh giá tốt cho nhau và đánh giá không tốt cho những người khác nhóm, từ đó làm ảnh

hưởng đến kết quả đánh giá, thiếu khách quan, thiếu chính xác.

Sơ đồ 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đánh giá [21, tr.228].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)