Tình hình đội ngũ công chức cấpxã trên địabàn huyện Đắk R’Lấp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 58)

4 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Tình hình đội ngũ công chức cấpxã trên địabàn huyện Đắk R’Lấp,

R’Lấp, tỉnh ĐắkNông

2.2.1.Số lượng công chức

Theo thống kê đến 30/12/2016, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp có 120 công chức, trong đó có 82 nam (chiếm 67,2%), nữ 38 công chức (chiếm 31,6%); công chức là người dân tộc thiểu số 11 người (chiếm 9,1%.)

Bảng 2.1. Số lượng công chức cấp xã huyện Đắk R’Lấp, tỉnh ĐắkNông ĐVT: Người Năm Tổng Giới tính Dân tộc thiểu số Nam Nữ Năm 2011 92 61 31 5 Năm 2012 92 60 32 5 Năm 2013 92 60 32 5 Năm 2014 122 84 38 9 Năm 2015 122 84 38 9 Năm 2016 120 82 38 7

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Đắk R’Lấp

Qua số liệu thống kê về số lượng công chức cấp xã giai đoạn 2011 - 2016 được nêu tại Bảng 2.1, ta thấy: số lượng công chức tăng lên hàng năm từ năm 2011 đến năm 2016 số lượng công chức tăng thêm 28 người. Cơ cấu giới tính của công chức có sự chênh lệch lớn, năm 2016 công chức có giới tính nam chiếm 68,3% tổng số công chức, còn công chức nữ chỉ chiếm 31,7%, số lượng công chức là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ thấp 5,8% trong tổng số công chức. Trong những năm tới, UBND huyện Đắk R’Lấp cần có những chính sách để cân bằng giới tính và nâng tỷ lệ công chức là người dân tộc thiểu số lên trong cơ cấu công chức cấp xã.

- Về cơ cấu ngạch công chức

Bảng 2.2. Cơ cấu ngạch công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp ĐVT: Người

Ngạch Số lượng Tỷ lệ %

Chuyên viên cao cấp và tương đương

Chuyên viên chính và tương đương 2 1.6

Nhân viên 25 21

Nguồn: Báo cáo của Phòng Nội vụ huyện Đắk R’Lấp 2016

Qua số liệu được nêu trong Bảng 2.2 ta thấy, cơ cấu ngạch của đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp đến ngày 31/12/2016 có sự khác nhau giữa các ngạch công chức. Trong đó, số lượng công chức giữ ngạch chuyên viên và tương đương chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm 59.1%; số lượng công chức giữ ngạch cán sự và nhân viên chiếm tỷ lệ thấp hơn và có xu hướng giảm qua các năm . Sự thay đổi này trong cơ cấu ngạch công chức cho thấy sự hoàn chỉnh về tổ chức và nhân sự của các cơ quan hành chính cấp xã.

2.2.2. Chất lượng công chức về trình độ chuyên môn

Được sự quan tâm của chính quyền các cấp trong công tác hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, trình độ của đội ngũ công chức cấp xã ngày càng được nâng cao.

Bảng 2.3. Tổng hợp trình độ chuyên môn của công chức cấp xã

ĐVT:Người

STT Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Trung cấp

Số lượng 06 71 30 13

Tỷ lệ (%) 5 59,1 25,1 10,8

Nguồn: Báo cáo Phòng Nội vụ huyện Đắk R’Lấp năm 2016

Qua số liệu nêu tại Bảng 2.3 có thể thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức các cơ quan hành chính cấp xã tính đến ngày 31/12/2016 tương đối cao, số lượng công chức có trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 59,1%), số lượng công chức có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ lớn thứ hai (chiếm 25,1%) và qua thực tế số lượng này không ngừng tăng lên qua các năm. Số lượng công chức có trình độ trung cấp cấp xã hiện nay giảm dần qua các năm. Cấp xã đã có công chức có trình độ thạc sỹ, chiếm tỷ lệ 5 %. Sự thay đổi về trình độ đào tạo của công chức các cơ quan hành chính cấp tỉnh cho thấy sự cố gắng của lãnh đạo UBND các cấp trong thực hiện chính sách sử dụng công chức và sự cố gắng của bản thân từng công chức không ngừng

trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của từng vị trí đảm nhiệm

- Về trình độ lý luận chính trị

Bảng 2.4. Tổng hợp trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã ĐVT: người

Bậc đào tạo

Chưa đào Tổng số:120

Cao cấp Trung cấp Sơ cấp tạo

Số lượng 13 30 21 56

Tỷ lệ % 10.8 25 17.5 46.7

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Đắk R’Lấp năm 2016

Một trong những yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở là xây dựng đội ngũ công chức có năng lực tổ chức và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Qua bảng thống kê về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức cấp xã trong Bảng 2.4 cho thấy số lượng công chức có trình độ sơ cấp lý luận chính trị chiếm tỷ lệ lớn nhất ( 17.5%) trong tổng số công chức các cơ quan hành chính cấp tỉnh đã qua đào tạo. Số lượng công chức hành chính có trình độ cao cấp chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 10.8%. Số lượng công chức có trình độ lý luận chính trị chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao trong tổng số công chức các cơ quan hành chính cấp tỉnh chiếm 46.7%. Do vậy, đồng thời với việc bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chính quyền cấp xã huyện Đắk R’Lấp cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Trong thời gian tới cần có các giải pháp để nâng cao trình độ lý luận chính trị, cho công chức để đáp ứng được yêu cầu của công việc cho công chức các cơ quan hành chính cấp tỉnh

- Về trình độ tin học, ngoại ngữ

Bảng2.5. Tổng hợp trình độ tin học, ngoại ngữ của công chức cấp xã ĐVT: Người

Tổng số: 120 Chứng chỉ Chứng chỉ Ngoại Chứng chỉ

tin học Tiếng Anh ngữ khác tiếng DTTS

Số lượng 89 8 97

Tỷ lệ % 74.1 63.3 6.6 80.8

Nguồn: Báo cáo Phòng Nội vụ huyện Đắk R’Lấp năm 2016

Qua Bảng 2.5 thống kê về trình độ ngoại ngữ, tin học của công chức cấp xã huyện Đắk R’Lấp năm 2016 ta thấy, số lượng công chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (80.8%), đây là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ công chức cấp xã, xóa bỏ những rào cản trong quá trình cung cấp dịch vụ công cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp. Số lượng công chức có trình độ tin học và ngoại ngữ chiếm tỷ lệ không nhỏ, năm 2016 có tới 74,1% công chức có chứng chỉ tin học và 63,3% công chức có trình độ ngoại ngữ. Như vậy có thể thấy, bên cạnh sự phát triển về số lượng thì trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ công chức cấp xã cũng không ngừng được nâng lên nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

2.3. Thực trạng đánh giá công chức trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp, tỉnh ĐắkNông

2.3.1. Về tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá công chức

Việc đánh giá công chức cấp xã huyện Đắk R’Lấp hiện nay vẫn đang thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước, cụ thể theo các quy định các văn bản sau đây:

13/11/2008, khoá XII, Kỳ họp thứ 4, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010.

- Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ban hành ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại CBCCVC và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2015 và bắt đầu năm 2015 bắt đầu áp dụng Nghị định này để đánh giá công chức. Bên cạnh đó, việc đánh giá còn được thể hiện ở tính sáng tạo của CB,CC, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ.

Hiện nay, đánh giá công chức cấp xã huyện Đắk R’Lấpđược thực hiện trên cơ sở áp dụng đầy đủ các quy định pháp lý hiện hành đã trình bày trong các văn bản pháp luật trên.

2.3.1.1. Về vận dụng các nguyên tắc đánh giá công chức

Thực hiện theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại CB,CC, viên chức thì công tác đánh giá công chức cấp xã huyện Đắk R’Lấp tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định tại điều 3 của Nghị định này gồm: Bảo đảm đúng thẩm quyền: cán bộ do cấp có thẩm quyền quản lý đánh giá; công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá. Cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của CB,CC, viên chức; Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; Việc đánh giá, phân loại CB,CC lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; Việc đánh giá, phân loại viên chức quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách; Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Trường hợp CB,CC, viên chức không hoàn thành

nhiệm vụ do yếu tố khách quan, bất khả kháng thì được xem xét trong quá trình đánh giá, phân loại.

Trong các nguyên tắc nêu trên, đánh giá công chức cấp xã huyện Đắk R’Lấp tập trung nhấn mạnh vào một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất, bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức. Khi đánh giá công chức cần căn cứ vàothực chất kết quả công việc mà công chức thực hiện, không dựa vào cảm tính, ý chí chủ quan của người đánh giá. Tuy nhiên hiện nay, công tác đánh giá

công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp vẫn còn tình trạng dựa vào cảm tính, cảm tình riêng để đánh giá. Vì vậy dẫn đến tình trạng những người mạnh dạn trong công tác phê bình thường có kết quả đánh giá thấp, những người ít đưa ra ý kiến, ít va chạm thường có kết quả đánh giá cao, cào bằng. Những người có khuyết điểm, sai lầm từ thời gian trước đó dù cố gắng sửa chữa nhưng vẫn có ấn tượng xấu, khi đánh giá sẽ có những ý kiến nhận xét không tốt… Vì vậy khi đánh giá cần đặt lợi ích chung lên lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, có các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng để nâng cao hiệu quả đánh giá.

Thứ hai, đánh giá căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao, kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá đã làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp. Điều này đã giúp làm rõ nhìn nhận kết quả đóng góp của từng thành viên trong kết quả tập thể, nhằm xét đến hiệu quả thực hiện công việc của từng thành viên. Bên cạnh đó, đánh giá rõ những ưu, nhược điểm của công chức trong quá trình thực thi công vụ, từ đó đã từng bước khắc phục các nhược điểm, hạn chế của công chức và chọn ra những phương pháp, cách thức phù hợp để phát huy ưu điểm trong thực thi công vụ.

Hiện nay Luật CB,CC có quy định đánh giá phải dựa vào phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc, thái độ phục vụ nhân

dân. Xuất phát từ đónhà nước rất chú ý đến thái độ của công chức khi thi hành công vụ. Tuy nhiên, để xác định những tiêu chí này trong quá trình đánh giá công chức cấp xã là vô cùng khó khăn.Thực tế là đánh giá trình độ của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Đắk R’Lấp hiện còn nhiều điều chung chung

2.3.1.2. Về phương pháp đánh giá và phân loại công chức

Phương pháp đánh giá công chức cấp xã huyện Đắk R’Lấp là phương pháp tự đánh giá. Theo đó công chức tự đánh giá kết quả công tác, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân, nêu những ưu, nhược điểm trong quá trình thực thi nhiệm vụ, tự phân loại kết quả đánh giá và trình bày tại cuộc họp của cơ quan. Tại cuộc họp ý kiến nhận xét của tập thể và thủ trưởng về công chức được bổ sung thêm. Cuối cùng thủ trưởng là người chịu trách nhiệm xem xét và đưa ra quyết định về kết quả phân loại công chức theo các mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; không hoàn thành nhiệm vụ.

Việc tuân thủ và áp dụng phương pháp tự đánh giá của công chức đã đề cao được tính dân chủ, công khai, bên cạnh đó giúp công chức tiếp nhận được những ý kiến khác nhau từ nhiều phía.Cách làm đó đã góp phần làm cho việc đánh giá có tính khách quan hơn. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy phương pháp đánh giá theo ý kiến nhận xét, đánh giá đã bộc lộ một số nhược điểm: - Một số công chức vì tâm lý nể nang nên không dám thẳng thắn góp ý, phê bình mặc dù là không đồng ý với một số điểm của công chức khác nhưng lại không dám nói thẳng, nói thật.

- Một số công chức khi làm việc ngại va chạm, ít tranh cãi, luôn dĩ hòa vi quý, thì luôn được lòng mọi người trong đơn vị và thường nhận được nhiều ý kiến đánh giá tốt.Ngược lại, những công chức làm việc nhiều thì thường có

sai sót, chậm tiến độ, hay những người thẳng thắn trong đấu tranh, không ngại 56

va chạm thì thường nhận được những ý kiến đánh giá không tốt từ đó dẫn đến kết quả đánh giá không tốt.

- Một số trường hợp bị ảnh hưởng bởi sự định hướng của lãnh đạo nên dẫn đến các ý kiến tham gia tại cuộc họp sẽ dè dặt hơn và thận trọng hơn; nếu có thì cũng nói theo cách khác nhẹ nhàng.

Công chức cấp xã huyện Đắk R’Lấp được phân loại theo các mức sau:

Một là, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

Để được phân loại ở mức này, công chức phải đảm bảo thực hiện những điều kiện sau:

Thực hiện tốt các nội dung được quy định tại điều 56, Luật CB,CC gồm: Chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;thái độ phục vụ nhân dân.

Hoàn thành 100% nhiệm vụ, khối lượng công việc được giao, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả;

Có ít nhất 1 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động công vụ của cơ quan, đơn vị và được cấp có thẩm quyền công nhận.

Mức phân loại này được thực hiện từ 2015 đến nay khác một số vấn đề so với những năm trước là:

Thứ nhất, từ năm 2015 yêu cầu phải hoàn thành 100% nhiệm vụ và khối lượng công việc được giao chứ không phải chỉ từ 90% như những năm trước.

Thứ hai, trong những năm trước, việc công chức hoàn thành khối lượng công việc chỉ cần đạt tiến độ, đạt chất lượng và hiệu quả là đã có thể xếp loại vào mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong khi đó, từ năm 2015 thì một

trong những yêu cầu để đạt được mức phân loại này là công chức phải vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả.

Hai là, hoàn thành tốt nhiệm vụ

Để được phân loại ở mức này, công chức phải đảm bảo thực hiện những điều kiện sau:

Thực hiện tốt các nội dung được quy định tại điều 56, Luật CB,CC gồm: Chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;thái độ phục vụ nhân dân.

Hoàn thành 100% nhiệm vụ, khối lượng công việc được giao, đạt tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Ba là, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chếvề năng lực Để phân loại ở mức này, công chức đạt các tiêu chí sau:

Thực hiện tốt hai nội dung được quy định tại điều 56, Luật CB,CC gồm: Chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.

Hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ, khối lượng công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn huyện đăk rlắp, tỉnh đăk nông (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)