Sự tác độngcủa toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đạo đức công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn trên địa bàn quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 32)

Hội nhập quốc tế mang tính toàn cầu, khu vực cũng đang tác động làm thay đổi các “giá trị đạo đức xã hội” ở Việt Nam. Nhiều “giá trị đạo đức xã hội” ở Việt Nam. Nhiều “giá trị đạo đức xã hội” trong khu vực ASEAN, khu

vực APEC cũng nhƣ toàn cầu đang đƣợc “chấp nhận chuyển giao” từng bƣớc vào Việt Nam. Bên cạnh lĩnh hội, tiếp thu những giá trị văn hóa của khu vực, thế giới, thì xu hƣớng hội nhập cũng đang làm cho nhiều “giá trị đạo đức” xã hội Việt Nam thay đổi. Chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân có xu hƣớng gia tăng. Các tính cách vị kỷ, đố kỵ, ganh ghét, lừa lọc, gian dối, thiếu trung thực, cơ hội, tham ô, tham nhũng … đang lấn át những chuẩn mực truyền thống. Những biểu hiện tiêu cực, không chỉ xảy ra trong xã hội, mà ở ngay cả trong đội ngũ cán bộ công chức.

Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 4 (khóa XII) đã nêu rõ những “Biểu hiện suy thoái về tƣ tƣởng chính trị”, “Biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống” và cả biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Hội nghị nhấn mạnh sự suy thoái của cán bộ, đảng viên về đạo đức, lối sống: “Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn ngƣời khác hơn mình … Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tƣợng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn đƣợc giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực. Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội …Sử dụng quyền lực đƣợc giao để phục vụ lợi ích cá nhân, hoặc để ngƣời thân, ngƣời quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi”.[10, tr 31, 32]

Rõ ràng trong thời kỳ hội nhập, mở cửa, những yếu tố tiêu cực đã tác động mạnh mẽ đến thái độ, hành vi, đạo đức của ngƣời Việt Nam, trong đó có cả đội ngũ cán bộ, công chức trong tổ chức Đảng và trong Bộ máy Nhà nƣớc ta; Điều đó đã có tác động rất lớn đến việc thực thi công vụ và đạo đức công vụ.

1.1.4.6.Tác động của pháp luật

Pháp luật với tƣ cách là cơ sở pháp lý của hoạt động công vụ, vì vậy, mọi hoạt động công vụ phải hợp pháp, chỉ trên cơ sở pháp luật mà thực hiện các hoạt động. Không có hoạt động công vụ nào của cán bộ, công chức lại không đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật. Vì vậy khi thực thi công vụ đòi hỏi cán bộ, công chức phải trả lời: hoạt động của mình có phù hợp với Hiến pháp, pháp luật không. Chính Hiến pháp, pháp luật đã xác định nhiệm vụ, quyền hạn của các chức vụ, chức danh mà ngƣời cán bộ, công chức đảm nhiệm.

Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng của quốc gia, là luật cơ bản tạo nên cơ sở pháp lý của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quan hệ giữa nhà nƣớc với cá nhân, công dân, là cơ sở để thiết lập chế độ nhà nƣớc, chế độ công vụ - chế độ phục vụ nhà nƣớc và xã hội, luật và các văn bản dƣới luật là những quy định, trở thành nguyên tắc, quy tắc, buộc cán bộ, công chức phải tuân thủ chấp hành. Thái độ, hành vi đạo đức của công chức bị chi phối bởi pháp luật. Do đó, pháp luật về công vụ và hoạt động công vụ phải phù hợp với những nguyên tắc, quy phạm, tinh thần nội dung Hiến pháp. Sự hợp hiến của pháp luật công vụ, hoạt động công vụ là yêu cầu cao nhất của nhà nƣớc pháp quyền đối với mọi hoạt động của nhà nƣớc, trong đó có hoạt động công vụ của cán bộ, công chức. Vì vậy, pháp luật là yếu tố trực tiếp tác động tới đạo đức công vụ.

1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức công vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đạo đức công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn trên địa bàn quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 32)