Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đạo đức công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn trên địa bàn quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 128)

tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã làm biến động những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Do đó, cần đẩy mạnh học tập và làm việc theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, hình ảnh tiêu biểu cho sự kết hợp hài hoà giữa tƣ tƣởng đạo đức truyền thống và hiện đại, của dân tộc và nhân loại, giữa “đức trị” và “pháp trị”, giữa “trọng pháp” và “trọng dân”… một tấm gƣơng lý tƣởng cho ngƣời cán bộ cách mạng trong thời đại mới. Trên cơ sở nền tảng là hệ thống tƣ tƣởng đạo đức và tấm gƣơng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng cần tiến hành xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức công chức một cách cụ thể, khoa học; xem đây là thƣớc đo để đánh giá đội ngũ công chức. Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không dừng lại ở phong trào mang tính hình thức mà phải mang tính thiết thực trong hoạt động thực tiễn. Tấm gƣơng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải trở thành động lực tinh thần thúc đẩy ngƣời công chức hành động. Điều này chỉ có đƣợc khi công chức thấm nhuần chuẩn mực đạo đức cách mạng và khao khát đƣợc thực hiện nhƣ một hành động không thể thiếu của lƣơng tâm, trách

nhiệm. Quán triệt các nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ”; “dĩ công vi thƣợng”. Trong đó, đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo phải thực sự là tấm gƣơng sáng để các thế hệ tiếp theo kế thừa và phát triển. Bởi lẽ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao, cán bộ, công chức còn phải đối mặt với một thực tế là trong nhiều trƣờng hợp, lợi ích cá nhân của cán bộ, công chức có thể mâu thuẫn với việc thực hiện đúng đắn, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc nhà nƣớc giao. Khi đó, họ phải có sự lựa chọn khó khăn giữa lợi ích cá nhân hay lợi ích của cơ quan, của Nhà nƣớc, của công việc. Phẩm chất liêm chính đòi hỏi cán bộ, công chức luôn luôn phải đặt lợi ích của cơ quan, của nhà nƣớc lên trên lợi ích cá nhân mà thực hiện một cách trung thực nghĩa vụ, quyền hạn, nhiệm vụ đƣợc nhà nƣớc giao. Tránh lợi dụng quyền hạn, địa vị của bản thân để làm những việc trái với quy định của nhà nƣớc hoặc thực hiện những việc để đạt đƣợc lợi ích của cá nhân mình mà phƣơng hại đến lợi ích của nhà nƣớc. Đặc biệt là, cán bộ, công chức công tác trong các lĩnh vực dễ dẫn đến xung đột lợi ích nhƣ cung cấp dịch vụ công, tuyển dụng và bổ nhiệm, đấu thầu, cấp phép và phê duyệt dự án, thanh tra và kiểm tra, xử lý vi phạm. Cán bộ, công chức đứng trƣớc xung đột lợi ích mà đặt lợi ích của cá nhân mình lên trên có thể làm phƣơng hại tới lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích của ngƣời dân từ mức độ thấp đến mức độ rất cao mà bản thân cá nhân họ lúc thực hiện hành vi có thể cũng không lƣờng trƣớc hết hậu quả xảy ra. Chính vì vậy, nội dung này cần đƣợc luật hóa thành các quy định chặt chẽ, nhằm phòng ngừa trƣớc các tình huống vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức, nhằm không tạo ra cơ hội để cán bộ, công chức bị lung lay tƣ tƣởng, dẫn đến phạm pháp, theo đúng phƣơng châm của Bác Hồ đề ra: “Xét xử đúng là tốt, nhƣng nếu không phải xét xử thì tốt hơn”

Tiểu kết chƣơng 3

Quá trình hình thành đạo đức công vụ là một quá trình phát triển nhận thức từ tự phát (đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội) đến thể chế hóa thành pháp luật của nhà nƣớc và cuối cùng phải nâng lên theo chuẩn mực đạo đức mang tính tự giác. Đối với cán bộ, công chức cơ quan chuyên môn của Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh cũng nhƣ các quận , huyện khác, việc thƣờng xuyên chấn chỉnh, sửa đổi lề lối làm việc nhằm nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công vụ là nhiệm vụ luôn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ uy tín của chính quyền trƣớc nhân dân trên địa bàn. Các giải pháp nâng cao đạo đức công vụ của công chức trên đây cần đƣợc thực hiện một cách đồng bộ. Những chuyển biến tích cực về thái độ phục vụ của công chức, về phẩm chất đạo đức của họ sẽ mang lại lòng tin cho nhân dân khi tiếp xúc với ngƣời đại diện của chính quyền.

KẾT LUẬN

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, xây dựng xã hội Dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn gắn liền với việc xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất đạo đức và năng lực để thực hiện đƣợc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân giao phó. Cách đây mấy chục năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo về những căn bệnh của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nƣớc. Cách đây 70 năm, trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, Hồ Chí Minh đã chỉ ra các bệnh chủ quan, hẹp hòi, ba hoa và những hậu quả xấu từ những căn bệnh đó. Ngƣời đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải tự rèn mình và nhân dân phải có trách nhiệm giám sát, góp ý, phê bình cán bộ. Còn trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Ngƣời đã chỉ rõ những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên nhƣ độc đoán chuyên quyền, coi thƣờng tập thể, xem khinh quần chúng, quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, xa rời thực tế, ngại khó ngại khổ, tham ô, lãng phí, xa hoa, tham danh, trục lợi, hám địa vị, chức quyền, gây mất đoàn kết nội bộ, không chấp hành đƣờng lối chính sách của Đảng, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân. Ngƣời yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Đây cũng chính là những yêu cầu về đạo đức cách mạng mà quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền đặt ra cho đội ngũ cán bộ, công chức. Quá trình hình thành đạo đức công vụ cũng giống nhƣ quá trình hình thành đạo đức nói chung,đó là một quá trình tự nhận thức, ý thức đến tƣ duy hành động và cuối cùng đƣợc chuẩn hóa thành quy tắc, quy chế và pháp luật của nhà nƣớc.

Hiện nay, trƣớc những biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong một bộ phận công chức nhà nƣớc, vấn đề nâng cao đạo đức công vụ đang đƣợc dƣ luận xã hội đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều nghiên cứu về đạo đức công vụ từ những góc độ tiếp cận khác nhau, làm sáng tỏ nhiều nội dung quan trọng về vấn đề này.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của đạo đức công vụ, việc thực hiện đạo đức công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng, quá trình đô thị hóa và phân tầng xã hội, với yêu cầu ngày càng cao về xây dựng một chính quyền gần dân, việc củng cố và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức có ý nghĩa rất quan trọng. Công chức, cho dù làm việc ở cấp chính quyền nào, cũng phải luôn thể hiện là công bộc của dân, tất cả vì lợi ích của nhân dân mà hành động. Bởi lẽ, chính họ là những ngƣời đại diện cho chính quyền do nhân dân ủy quyền quản lý xã hội, quản lý nhà nƣớc trên địa bàn và có trách nhiệm giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời dân. Để bảo đảm các chuẩn mực đạo đức công vụ trong thực thi nhiệm vụ của công chức, cần thực hiện nhiều giải pháp, từ nhận thức, tƣ tƣởng đến hành động cụ thể. Đặc biệt là việc tự rèn luyện của mỗi cán bộ, công chức để mỗi khi tiếp xúc giải quyết công việc của ngƣời dân, công chức luôn quán triệt tinh thần phục vụ tận tụy đối với nhân dân. Vì vậy, trong tình hình hiện nay cần phải tăng cƣờng giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho cán bộ, công chức; cần phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đạo đức công vụ; có nhƣ vậy mới xây dựng đƣợc một chế độ công vụ trong sạch, vững mạnh từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2001), Hán Việt từ điển, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà

Nội.

2. BANDZELADZE (1985), Đạo đức học, tập 1, Nxb Giáo dục

3. Bộ nội vụ (2007), Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02

năm 2007 về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong Bộ máy chính quyền địa phương, Hà Nội.

4. Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm

2010 Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nội.

5. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm

2014 về Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.

6. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu

Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X nhiệm kỳ 2015 – 2020, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng cộng sản Việt Nam, (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban

chấp hành trung ương (Khóa XI), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10.Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Hội nghị thứ tư Ban chấp

hành Trung ương (Khóa XII), Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội.

11.Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12.Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

13.Trịnh Thanh Hà (2009), Xây dựng văn hóa ứng xử công vụ của công chức cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý hành chính công, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

14.Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo (2002), Đạo đức trong nền công vụ, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.

15.Trần Quốc Hải (2006), “Hoàn thiện thể chế đạo đức công vụ trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí tổ chức nhà nước, (số 5 – 2006).

16.Học viện hành chính Quốc gia (2006), Giáo trình hành chính công, Nxb Khoa học - kỹ thuật, Hà Nội.

17.Hồ Chí Minh, Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá

nhân, Nxb Trẻ TpHCM (1999), Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 1, (1995), Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, (1995), Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 7, (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22.Hội đồng nhân dân Quận 9, Báo cáo số 56/BC-HĐND ngày 7/7/2017

về hoạt động 6 tháng đầu năm 2017 và phương hướng 6 tháng cuối năm

2017, Thành phố Hồ Chí Minh.

23.Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ

môn Khoa học Mác – Lê nin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết

học Mác – Lê nin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24.Nguyễn Cảnh Hợp (2011), Thể chế công vụ, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội. 25.Kết quả biểu quyết các mục tiêu, chỉ tiêu tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quận 9, nhiệm kỳ (2015 – 2020), Thành phố Hồ Chí Minh.

26.Nguyễn Lân (2006), từ điển “từ và ngữ Việt Nam”, Nxb Tổng hợp Tp

27. Lê Đình Mùi (2012), Pháp luật về đạo đức công chức ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành lý luận và lịch sử, nhà nƣớc và pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

28.Nxb Lao động (2014), Hiến pháp Việt Nam (tổng hợp): các năm 1946,

1959, 1980, 1992, 2001, 2013.

29.Trần Sĩ Phán (2015), “Nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ công chức hiện nay”, Tạp chí lý luận chính trị, (số 10 – 2015).

30.Hoàng Phê (Chủ biên 1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

31.Phòng kinh tế, UBND Quận 9 (2017), Báo cáo số 324/BC – KT ngày

8/9/2017 về tình hình thực hiện phát triển kinh tế 9 tháng đầu năm 2017 và

phương hướng 3 tháng cuối năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh.

32.Phòng nội vụ, UBND Quận 9 (2017), Báo cáo số 423/BC – NV ngày

8/9/2017 về kết quả thực hiện ngành nội vụ 9 tháng đầu năm 2017 và phương hướng 3 tháng cuối năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh.

33.Phòng tƣ pháp, UBND Quận 9 (2017), Báo cáo số 75/BC – TP ngày

8/9/2017 về công tác tư pháp 9 tháng đầu năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh.

34.Phòng văn hóa thông tin, UBND Quận 9 (2017), Báo cáo số 187/BC –

VH&TT ngày 11/9/2017 về tình hình hoạt động 9 tháng đầu năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh.

35.Thang Văn Phúc (2017), “Nâng cao chất lƣợng công tác giáo dục đạo

đức công chức trong điều kiện cải cách hành chính nhà nƣớc”, Tạp chí cộng

sản, (số 1 – 2017).

36.Quận ủy Quận 9 (2015), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quận 9

nhiệm kỳ 2015 – 2020, Thành phố Hồ Chí Minh.

37.Quận ủy Quận 9 (2016), Chương trình hành động số 05/CTHĐ-QU ngày 5 tháng 01 năm 2016 về thực hiện nghị quyết Đại biểu Đảng bộ Quận

lần thứ V về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đảm bảo phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới (giai đoạn 2016 – 2020), Thành phố Hồ Chí Minh.

38.Quốc hội (2008), Luật số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008

về Cán bộ, công chức, Hà Nội.

39.Quốc hội (2015), Luật số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 về Tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội.

40.Nguyễn Đăng Thành (Chủ biên 2012), Giáo trình Đạo đức công vụ, Học viện Hành chính, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

41.Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (2009), Luật hành chính Việt Nam,

Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.

42.Phạm Hồng Thái (2010), “Sự điều chỉnh pháp luật về đạo đức công vụ

ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (số 5 – 2010).

43.Huỳnh Văn Thới (2015), “Quan điểm tiếp cận trong đánh giá văn hóa

công vụ”, Tạp chí quản lý nhà nước, (số 238, năm 2015).

44.Vũ Thƣ (chủ nhiệm 2008), Cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay

– Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện nhà nƣớc và pháp luật, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

45.Thủ tƣớng chính phủ (2007), Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 Ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước, Hà Nội.

46. UBND Quận 9 (2014), Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 22/10/2014

về ban hành quy chế văn hóa công sở và quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức và lao động hợp đồng tại Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.

47.UBND Quận 9 (2016), Báo cáo số 303/BC – UBND ngày 14/12/2016

về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2016, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh.

48. UBND Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Quyết định số 6506/QĐ- UBND ngày 13/12/2016 về kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh.

49.UNDP (2009), Cải cách nền hành chính ở Việt Nam hiện nay Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

50.Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một

số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Hà Nội.

51.Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh cán bộ, công chức,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đạo đức công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn trên địa bàn quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)