Hoàn thiện các quy định pháp luật về đạođức côngvụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đạo đức công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn trên địa bàn quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 80)

Ở Việt Nam, dù chƣa có một văn bản pháp luật riêng nào về đạo đức công vụ; tuy nhiên vấn đề đạo đức công vụ ít, nhiều đƣợc đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau trong các văn bản pháp luật về công vụ. Trong hệ thống các văn bản pháp luật, thì luật cán bộ, công chức là văn bản điều chỉnh chung, trực tiếp và quan trọng nhất tới mọi mặt đời sống công vụ của cán bộ, công chức. Luật xác định phạm vi, đối tƣợng cán bộ, công chức; các quyền, nghĩa

vụ công vụ của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ; quy định chế độ khen thƣởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức và nhiều vấn đề khác có liên quan. Khi mà các quy phạm đạo đức công chức, đạo đức công vụ đƣợc lồng vào các quy phạm pháp luật, thì các quy phạm đó sẽ có sức sống lâu bền, đƣợc thực hiện một cách tự nguyện, tự giác hơn. Thực tiễn cho thấy bên cạnh những văn bản pháp luật hợp pháp, hợp lý thì vẫn còn nhiều văn bản chƣa đi vào cuộc sống, tính khả thi thấp.Việc “pháp luật hóa” đạo đức công chức, đạo đức công vụ là sự thừa nhận của nhà nƣớc về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật: Đạo đức đƣợc “pháp luật hóa”, pháp luật càng hoàn thiện, thì càng đi vào đời sống xã hội; càng trở thành cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội; giải quyết các nhu cầu mà xã hội đặt ra. Do đó việc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện pháp luật công vụ, pháp luật về đạo đức công vụ là tất yếu khách quan trong quá trình phát triển để xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng”, “vừa chuyên” trong nền công vụ hiện nay. Việc ban hành Luật đạo đức công vụ trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền XHCN là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, xác lập hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý của cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của công dân. Đối với tổ chức bộ máy, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là cơ sở cho hoạt động phân công, phân cấp trong quản lý, xác lập nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, cá nhân và là cơ sở để đổi mới hoạt động quản lý nhà nƣớc theo hƣớng năng động, hiệu quả. Từ đó, mỗi công dân, công chức đều ý thức đƣợc quyền, trách nhiệm cơ bản của mình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của tòa án hành chính trong giải quyết yêu cầu, khiếu nại của công dân đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của công chức, bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân một cách kịp thời.

Trong việc hoàn thiện các quy định về đánh giá đạo đức công vụ, cần lựa chọn phƣơng pháp đánh giá phù hợp và linh hoạt. Các phƣơng pháp đánh giá đạo đức công vụ nêu tại chƣơng 1 đều có những ƣu điểm và hạn chế nhất định. Phƣơng pháp đánh giá theo tiêu chuẩn và cho điểm mang tính áp đặt nhiều hơn, đòi hỏi bộ tiêu chuẩn đánh giá phải hết sức chặt chẽ. Phƣơng pháp đánh giá từ các đồng nghiệp cũng rất quan trọng nhƣng nhiều khi không chính xác do dĩ hòa vi quý, lấy lòng nhau do nể nang. Cách đánh giá của công chúng lại chƣa trở thành một kênh đánh gái độc lập đối với việc thực hiện đạo đức công vụ của công chức, do ngƣời dân còn lúng túng vì chƣa có cơ chế thực hiện. Còn ý kiến đánh giá của các phƣơng tiện thông tin đại chúng cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức do các cơ quan còn né tránh hoặc việc phản ánh của báo chí đôi khi chƣa chính xác. Trong điều kiện cụ thể của nền công vụ Việt Nam thì phƣơng pháp đánh giá dựa theo ý kiến nhận xét mặc dù có những hạn chế nhất định nhƣ đã phân tích, song vẫn tỏ ra phù hợp. Nếu thực hiện phƣơng pháp đánh giá này một cách thực chất, trong một môi trƣờng tổ chức mang tính xây dựng thì hiệu quả đánh giá sẽ đạt đƣợc.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá kết quả làm việc của công chức, nên áp dụng phƣơng pháp đánh giá linh hoạt, cụ thể là:

+ Thực hiện nghiêm túc và thực chất phƣơng pháp đánh giá theo ý kiến, nhận xét.

+ Tham khảo và vận dụng phù hợp một số kỹ thuật đánh giá tiên tiến của các phƣơng pháp đánh giá khác mà các nền công vụ trên thế giới đang sử dụng.

Cuối cùng, cần khẩn trƣơng xây dựng hệ thống các bản mô tả chức danh công việc.Đây là một công việc có khối lƣợng rất lớn, đòi hỏi sự phân tích, nghiên cứu công phu. Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý là các bản mô tả chức danh không nên xây dựng quá tỉ mỉ, chi tiết, làm ảnh hƣởng đến sự chủ động và linh hoạt, sáng tạo của công chức khi thực thi công vụ. Với mỗi bản mô tả

chức danh cần làm rõ vị trí của công việc trong tổ chức là gì, kết quả cần đạt tới mà không nhất thiết phải quy định những việc cần làm để đạt đƣợc kết quả đó.

3.2.4. Bảo đảm và phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong thi hành pháp luật về công vụ.

Chế độ ta là chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Trong văn kiện Đại hội XII của Đảng, nhấn mạnh:

“Tiếp tục phát huy Dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân”.

Mọi đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, đƣợc nhân dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đƣa ra những quy định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện.

Tập trung xây dựng văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân”. [9, tr. 169]

Thực tế vấn đề dân chủ hiện nay đã trở thành nhu cầu xã hội, dân chủ là nguyên tắc của công cuộc đổi mới đất nƣớc; dân chủ đã trở thành phong trào xã hội hóa rộng khắp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Dân chủ XHCN vẫn còn hiện tƣợng vi phạm dân chủ. Ngay trong một bộ phận cán bộ công chức trong bộ máy Nhà nƣớc vẫn còn kiểu “Dân chủ bè phái”, “dân chủ cục bộ, lợi ích nhóm”; “Dân chủ họ hàng, dân tộc” … Vẫn còn hiện tƣợng lợi dụng chức quyền, quan liêu, móc ngoặc, vụ lợi, tham ô, tham nhũng …

huy dân chủ XHCN, thực hiện tốt quyền dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp của công dân, để bảo đảm công bằng bình đẳng mang lại lợi ích cho cán bộ, công chức, cho ngƣời lao động.

Mặt khác phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Bảo đảm pháp chế là nguyên tắc cơ bản nhất của quản lý hành chính nhà nƣớc; nếu không thực hiện tốt nguyên tắc cơ bản này, thì hoạt động quản lý nhà nƣớc sẽ không có cơ sở pháp lý bền vững, và sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng, không thống nhất hoặc thiếu đồng bộ. Thực hiện tốt pháp chế là bảo đảm cho việc thực thi pháp luật đạt hiệu quả cao.

Pháp chế là tổng thể các biện pháp, phƣơng tiện, tổ chức – pháp lý do các cơ quan, nhà nƣớc, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực thi pháp luật, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nƣớc, để thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận của công dân.

Tăng cƣờng pháp chế tức là tăng cƣờng sự tuân thủ pháp luật, trật tự pháp luật, là xây dựng cơ chế, phƣơng tiện, phƣơng pháp, và cách thức tổ chức, nhằm làm cho pháp luật công vụ đƣợc thực thi có hiệu quả trong thực tế.

Vì vậy, để tăng cƣờng pháp chế XHCN, cần phải:

● Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh tạo cơ sở pháp lý tốt nhất cho hoạt động của nhà nƣớc và công dân.

● Xây dựng bộ máy, tổ chức điều hành tin gọn, đủ năng lực, làm việc có hiệu lực, hiệu quả.

● Xây đội ngũ công chức có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đƣợc giao.

● Nêu cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của công dân, của cán bộ, công chức xử lý nghiêm mọi trƣờng hợp vi phạm pháp luật về đạo đức công vụ.

nhà nƣớc thuộc về nhân dân”; bảo đảmquyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp giữa các cơ quantrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp.

Phải tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đạo đức công vụ, tạo sự “lan tỏa”, “thẩm thấu” những giá trị chuẩn mực về đạo đức công vụ vào trong đội ngũ cán bộ, công chức.

Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức theo yêu cầu, nhiệm vụ mới của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm tính công khai, minh bạch, dân chủ trong tuyển dụng, bổ nhiệm công chức.

3.2.5. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã làm biến động những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Do đó, cần đẩy mạnh học tập và làm việc theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, hình ảnh tiêu biểu cho sự kết hợp hài hoà giữa tƣ tƣởng đạo đức truyền thống và hiện đại, của dân tộc và nhân loại, giữa “đức trị” và “pháp trị”, giữa “trọng pháp” và “trọng dân”… một tấm gƣơng lý tƣởng cho ngƣời cán bộ cách mạng trong thời đại mới. Trên cơ sở nền tảng là hệ thống tƣ tƣởng đạo đức và tấm gƣơng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng cần tiến hành xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức công chức một cách cụ thể, khoa học; xem đây là thƣớc đo để đánh giá đội ngũ công chức. Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không dừng lại ở phong trào mang tính hình thức mà phải mang tính thiết thực trong hoạt động thực tiễn. Tấm gƣơng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải trở thành động lực tinh thần thúc đẩy ngƣời công chức hành động. Điều này chỉ có đƣợc khi công chức thấm nhuần chuẩn mực đạo đức cách mạng và khao khát đƣợc thực hiện nhƣ một hành động không thể thiếu của lƣơng tâm, trách

nhiệm. Quán triệt các nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ”; “dĩ công vi thƣợng”. Trong đó, đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo phải thực sự là tấm gƣơng sáng để các thế hệ tiếp theo kế thừa và phát triển. Bởi lẽ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao, cán bộ, công chức còn phải đối mặt với một thực tế là trong nhiều trƣờng hợp, lợi ích cá nhân của cán bộ, công chức có thể mâu thuẫn với việc thực hiện đúng đắn, đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc nhà nƣớc giao. Khi đó, họ phải có sự lựa chọn khó khăn giữa lợi ích cá nhân hay lợi ích của cơ quan, của Nhà nƣớc, của công việc. Phẩm chất liêm chính đòi hỏi cán bộ, công chức luôn luôn phải đặt lợi ích của cơ quan, của nhà nƣớc lên trên lợi ích cá nhân mà thực hiện một cách trung thực nghĩa vụ, quyền hạn, nhiệm vụ đƣợc nhà nƣớc giao. Tránh lợi dụng quyền hạn, địa vị của bản thân để làm những việc trái với quy định của nhà nƣớc hoặc thực hiện những việc để đạt đƣợc lợi ích của cá nhân mình mà phƣơng hại đến lợi ích của nhà nƣớc. Đặc biệt là, cán bộ, công chức công tác trong các lĩnh vực dễ dẫn đến xung đột lợi ích nhƣ cung cấp dịch vụ công, tuyển dụng và bổ nhiệm, đấu thầu, cấp phép và phê duyệt dự án, thanh tra và kiểm tra, xử lý vi phạm. Cán bộ, công chức đứng trƣớc xung đột lợi ích mà đặt lợi ích của cá nhân mình lên trên có thể làm phƣơng hại tới lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích của ngƣời dân từ mức độ thấp đến mức độ rất cao mà bản thân cá nhân họ lúc thực hiện hành vi có thể cũng không lƣờng trƣớc hết hậu quả xảy ra. Chính vì vậy, nội dung này cần đƣợc luật hóa thành các quy định chặt chẽ, nhằm phòng ngừa trƣớc các tình huống vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình thực thi công vụ của cán bộ, công chức, nhằm không tạo ra cơ hội để cán bộ, công chức bị lung lay tƣ tƣởng, dẫn đến phạm pháp, theo đúng phƣơng châm của Bác Hồ đề ra: “Xét xử đúng là tốt, nhƣng nếu không phải xét xử thì tốt hơn”

Tiểu kết chƣơng 3

Quá trình hình thành đạo đức công vụ là một quá trình phát triển nhận thức từ tự phát (đạo đức cá nhân, đạo đức xã hội) đến thể chế hóa thành pháp luật của nhà nƣớc và cuối cùng phải nâng lên theo chuẩn mực đạo đức mang tính tự giác. Đối với cán bộ, công chức cơ quan chuyên môn của Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh cũng nhƣ các quận , huyện khác, việc thƣờng xuyên chấn chỉnh, sửa đổi lề lối làm việc nhằm nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công vụ là nhiệm vụ luôn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ uy tín của chính quyền trƣớc nhân dân trên địa bàn. Các giải pháp nâng cao đạo đức công vụ của công chức trên đây cần đƣợc thực hiện một cách đồng bộ. Những chuyển biến tích cực về thái độ phục vụ của công chức, về phẩm chất đạo đức của họ sẽ mang lại lòng tin cho nhân dân khi tiếp xúc với ngƣời đại diện của chính quyền.

KẾT LUẬN

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, xây dựng xã hội Dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn gắn liền với việc xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất đạo đức và năng lực để thực hiện đƣợc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân giao phó. Cách đây mấy chục năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo về những căn bệnh của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nƣớc. Cách đây 70 năm, trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, Hồ Chí Minh đã chỉ ra các bệnh chủ quan, hẹp hòi, ba hoa và những hậu quả xấu từ những căn bệnh đó. Ngƣời đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải tự rèn mình và nhân dân phải có trách nhiệm giám sát, góp ý, phê bình cán bộ. Còn trong tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Ngƣời đã chỉ rõ những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên nhƣ độc đoán chuyên quyền, coi thƣờng tập thể, xem khinh quần chúng, quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, xa rời thực tế, ngại khó ngại khổ, tham ô, lãng phí, xa hoa, tham danh, trục lợi, hám địa vị, chức quyền, gây mất đoàn kết nội bộ, không chấp hành đƣờng lối chính sách của Đảng, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của nhân dân. Ngƣời yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Đây cũng chính là những yêu cầu về đạo đức cách mạng mà quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền đặt ra cho đội ngũ cán bộ, công chức. Quá trình hình thành đạo đức công vụ cũng giống nhƣ quá trình hình thành đạo đức nói chung,đó là một quá trình tự nhận thức, ý thức đến tƣ duy hành động và cuối cùng đƣợc chuẩn hóa thành quy tắc, quy chế và pháp luật của nhà nƣớc.

Hiện nay, trƣớc những biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đạo đức công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn trên địa bàn quận 9, thành phố hồ chí minh (Trang 80)