Khái niệm đại từ: Là một dạng thay thế cho một danh từ, động từ, tính từ, trợ
từ… để chỉ một sự vật hoặc sự việc cụ thể, có hoặc không có từ hạn định. Đại từ rất dễ nhầm với danh từ nếu các bạn không đọc và hiểu rõ câu và cú pháp.
Phân loại đại từ : Nếu chỉ xét về ngữ pháp Tiếng Việt thì đại từ được chia
thành 3 loại chính gồm:
Đại từ dùng để đặt câu hỏi: Loại đại từ này có thể đứng ở đầu hoặc cuối câu hỏi, dùng để hỏi một điều nào với người khác. Ví dụ như Ai?, gì?, ở đâu?, tại sao?. Có thể chia loại này thành đại từ hỏi số lượng, hỏi về chất lượng, hỏi nguyên nhân, kết quả…
Đại từ nhân xưng: Là loại đại từ dùng để thay thế danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ… và còn gọi là đại từ chỉ ngôi, cụ thể có 3 ngôi chính gồm:
Ngôi thứ nhất để chỉ người nói, nó tương đương với danh từ. Ví dụ: “Tại sao họ không tới đúng giờ?” Ta thấy đại từ ở đây là “ họ”.
Ngôi thứ hai để chỉ người nghe.
Đại từ ngôi số 3 là đại từ được người thứ nhất và thứ hai nói đến.
Các loại đại từ khác: Ngoài 2 loại đại từ chính trên, trong ngữ pháp Tiếng Việt có thể sử dụng danh từ làm đại từ xưng hô. Trong đó 2 loại chính là đại từ chỉ quan hệ xã hội và đại từ chỉ chức vụ.
Đại từ chỉ quan hệ xã hội: Các mối quan hệ xã hội và gia đình thường
dùng danh từ làm đại từ để xưng hô. Ví dụ như ông, bà, cha, mẹ, chú, bác… Quan trọng là biết phân biệt và sử dụng đúng người đóng vai trò có quan hệ ra sao thì sử dụng danh từ để chỉ ngôi cho chính xác.
Đại từ chỉ chức vụ: Là những chức vụ trong cơ quan nhà nước, công ty, xí