Dạng ý nghĩa đánh giá có tính khá phổ biến của các phó từ là đánh giá về lượng. Lượng đây thường là ở thế đối lập nhiều / ít.
Ví dụ: Những hai người ngồi trên lưng một con lừa.
(TĐH, Tiếng Việt cho người nước ngoài, 138)
Tất nhiên, khái niệm lượng ở đây không chỉ thuần túy về mặt số lượng. Trong rất nhiều trường hợp, đó là sự đánh giá chủ quan, tự cho rằng đó là nhiều, có ở một mức độ lớn.
Ngoài ra những cũng biểu hiện ý nghĩa nhiều, mức độ lớn mà không cân,
đong, đo, đếm được một cách cụ thể. Tuy nhiên trong các giáo trình mà chúng tôi
khảo sát thì trợ từ tình thái những chỉ biểu hiện về ý nghĩa đánh giá về lượng chứ
Phó từ có nguồn gốc từ các từ chỉ định tương ứng, tuy nhiên nếu từ chỉ định với tư cách là phương tiện chỉ xuất thực hiện việc chỉ rõ vào sự vật, làm nổi bật nó so với các sự vật cùng loại và bằng cách này bảo đảm tính xác định của nó, thì trợ từ tình thái lại đóng vai trò phương tiện chỉ xuất trong quan hệ với tình huống, làm nó nổi bật so với các tình huống tiềm tàng, bằng cách này bảo đảm tính thực tại của nó với thái độ thân mật hoặc suồng sã. Đây cũng chính là dấu hiệu ngữ nghĩa chung của hai trợ tình thái này.
Việc định vị sự kiện đối với hành động lời nói trở nên tự nhiên hơn đối với các câu có vị ngữ là động từ hành động. Đối với các động từ phi hành động thì việc định vị này ít gặp hơn và về ý nghĩa ngữ dụng, thể hiện sự nhấn mạnh.
Ví dụ: Tôi có cà phê ngon đây.
(Tr K, Tiếng Việt thực hành, 76)
Trong các câu nghi vấn, đại từ đây cho thấy rằng câu hỏi đặt ra hướng tới sự
kiện bất thường nhưng thực chất lại là câu hỏi tu từ. Những câu hỏi loại này thường được tìm thấy trong các lời tự bạch, bởi vậy có thể coi chúng như những câu hỏi mà người nói tự hỏi bản thân mình trong những hoàn cảnh khó khăn.
Ví dụ: Không biết có bị lần nữa không đây?
(NTN, Tiếng Việt nâng cao, 238)